Đồ ngọt tác động thế nào đến cơ thể?
Đồ ngọt - đặc biệt là các loại chứa đường tinh luyện, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, đặc biệt khi tiêu thụ thường xuyên hoặc quá mức. Theo các nghiên cứu, đường có 2 loại:
- Đường tự nhiên có trong hầu hết các loại trái cây, sữa, rau củ...
- Đường tổng hợp được thêm vào trong bánh quy, đồ uống có ga, các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn... Chúng còn được gọi là đồ ăn ngọt không lành mạnh.
Các loại đồ ngọt này khi nạp vào sẽ gây ra nhiều phản ứng sinh hóa ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trọng cơ thể. Có thể kể đến một số tác động nổi bật của đồ ngọt lên cơ thể như:
Ăn nhiều đồ ngọt chắc chắn bạn sẽ tăng cân nhanh, kéo theo dư thừa cân nặng, thậm chí có thể béo phì. Đường fructose - một loại đường đơn có trong đồ uống có ga, nước trái cây có thể gây ra tình trạng kháng leptin - một loại nội tiết tố quan trọng điều chỉnh cơn đói và làm tăng cảm giác đói. Đồ ngọt khiến bạn gia tăng lượng mỡ nội tạng như mỡ máu, mỡ trong gan, tim… gây ra nhiều nguy hại cho cơ thể, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2.

Đồ ăn ngọt là sở thích của nhiều người nhưng lại không tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn ngọt làm tăng chứng viêm nhiễm, tăng lượng đường trong máu, làm cao huyết áp. Những tác động này là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim, đặc biệt là các chứng xơ vữa động mạch, biến chứng mạch vành, nguy cơ đột quỵ... Cùng với tác động này, đồ ngọt còn có thể gây kháng insulin khiến bạn tăng nguy cơ ung thư.
Ăn nhiều đồ ngọt có thể góp phần làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc của bạn, thậm chí tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Cơ thể bổ sung quá nhiều đường khiến bạn suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc, giảm trí nhớ. Tâm trạng không tốt kéo theo quá trình phát triển thể chất cũng không tốt.
Đồ ngọt chứa thành phần đường bổ sung thường thiếu protein, chất xơ hoặc chất béo lành mạnh dẫn đến tăng năng lượng trong thời gian rất ngắn, sau đó rút cạn năng lượng của bạn. Biến động quá lớn về mức năng lượng khiến lượng đường trong máu liên tục thay đổi, ảnh hưởng không tốt lên quá trình phát triển thể chất.
Ngừng ăn ngọt nếu bạn không muốn sở hữu một vóc dáng thấp lùn, thừa cân.
Bật mí: Uống cà phê có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Một ngày nên bổ sung trung bình bao nhiêu đồ ngọt?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên nạp đường tự nhiên có trong trái cây, rau củ, mật ong... Lượng đường này không nên chiếm hơn 5% calo mỗi ngày nạp vào cơ thể. Nhu cầu nạp đường được khuyến nghị cho từng độ tuổi như sau:
- Không quá 19g đường đối với trẻ 4 - 6 tuổi
- Không quá 24g đường đối với trẻ 7 - 10 tuổi
- Không quá 30g đường đối với người lớn

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có thể bị thừa cân, béo phì
Đặc biệt, các loại đường bổ sung có trong thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, đồ uống có gas, nước trái cây... nên được cắt giảm. Hãy thay thế các thực phẩm có hàm lượng đường cao, bằng các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, trái cây ít ngọt (lê, quýt, bơ, bưởi, dưa gang…), nước lọc, sữa không đường hoặc ít đường.
Chú trọng và kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể hằng ngày là cách bạn bảo vệ sức khoẻ của bạn thân và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
-> box tư vấn
Làm thế nào để giảm lượng đường nạp vào cơ thể?
Giảm bớt đường là điều cần thiết để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân bằng. Dưới đây là 2 mẹo cắt giảm đường mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày:
Giảm lượng đường trong đồ uống
- Uống nước lọc, sữa ít đường (hoặc không đường, đường ăn kiêng) thay vì các loại đồ uống có gas.
- Hạn chế uống nước ép trái cây, thay vào đó nên ăn trái cây trực tiếp, bởi trái cây khi ép lấy nước sẽ bị cắt giảm chất xơ, tăng lượng đường. Nếu bạn uống nước ép trái cây, hãy đảm bảo không quá 150ml mỗi ngày.
- Nước bí đao thêm vào một chút nước có gas sẽ tạo ra vị gần giống nước ngọt có gas nhưng hạn chế đường bổ sung.
- Giảm dần lượng đường thêm vào các loại đồ uống, ngũ cốc đến khi bạn có thể cắt giảm hoàn toàn.
Giảm lượng đường trong thức ăn
- Ưu tiên chọn các loại mứt ít đường, ít chất béo lên sandwich nếu bạn có thói quen ăn sáng này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng chuối, bơ hoặc phô mai ít béo ăn kèm sandwich cũng rất ngon.
- Kiểm tra nhãn dinh dưỡng tất các loại thực phẩm để ưu tiên lựa chọn sản phẩm ít đường.
- Giảm lượng đường khi chế biến món ăn chính và phụ.
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung dinh dưỡng lành mạnh từ thực vật, nếu bạn muốn thêm sữa tươi hoặc sữa chua vào ngũ cốc, hãy chọn loại ít hoặc không đường.
- Những trường hợp sử dụng siro cho món ăn, bạn có thể thay thế bằng trái cây. Thay các loại mứt, siro bằng trái cây cũng có độ ngọt tương tự nhưng lành mạnh hơn.

Ưu tiên các trái cây ít ngọt với lượng đường thấp
Hãy tập quen với việc cắt giảm lượng đường bổ sung vào cơ thể và thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh hơn.
Đồ ngọt ảnh hưởng phát triển chiều cao như thế nào?
Sở thích ăn ngọt có thể khiến trẻ em và thanh thiếu niên chậm phát triển chiều cao do lượng đường bổ sung này có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của xương. Ăn nhiều đồ ngọt đồng nghĩa với việc tăng lượng calo nhiều đáng kể, khiến trẻ bị dư thừa calo, dẫn đến thừa cân, béo phì. Trẻ bị thừa cân có lượng mỡ nhiều chèn ép xương khiến xương không còn không gian để tăng trưởng.
Các chất đường bổ sung gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, khiến trẻ bị đau khớp, hạn chế phạm vi vận động. Đường bổ sung và chất béo có trong các món ăn ngọt khi vào cơ thể có thể góp phần sản sinh ra một loại nội tiết tố ức chế phát triển xương. Các loại thức uống ngọt như đồ uống có gas có thể làm tăng đào thải canxi qua đường nước tiểu. Trẻ uống nhiều nước ngọt rất dễ bị thiếu canxi, dẫn đến xương chậm phát triển, chiều cao khó đạt chuẩn.
Ăn nhiều đồ ngọt làm cơ thể thiếu nước. Tình trạng này khiến các đĩa đệm bị khô, giảm khả năng đàn hồi, theo thời gian có thể co lại. Từ đó, cột sống bị suy yếu, khả năng nâng đỡ cơ thể cũng bị hạn chế. Xương yếu sẽ khó kéo dài, hoặc phát triển với tốc độ chậm. Những tác hại khác của đồ ngọt lên sức khỏe cũng khiến cơ thể không có đủ điều kiện để tăng trưởng với tốc độ tối ưu.

Ăn ngọt thường xuyên là thói quen xấu cho chiều cao, cần hạn chế ngay
Bổ sung hàm lượng đường vượt mức tiêu chuẩn vào bên trong cơ thể và kéo dài có thể khiến bạn thừa cân, béo phì và là nguyên nhân khiến chiều cao suy giảm.
Các thực phẩm nhiều ngọt nên tránh xa để không ảnh hưởng chiều cao?
Thực phẩm ngọt được ví von là “kẻ thù thầm lặng” tiêu diệt chiều cao và sức khoẻ tổng thể của con người. Dưới đây là một số loại thực phẩm ngọt bạn cần tránh xa nếu không muốn cơ thể thấp lùn, không đạt chuẩn:
Bánh kẹo công nghiệp
Bánh kẹo ngọt là món khoái khẩu của nhiều trẻ em, nhưng lại chứa lượng đường tinh luyện rất cao và gần như không mang lại giá trị dinh dưỡng nào. Khi trẻ ăn quá nhiều kẹo, đường huyết trong cơ thể tăng nhanh khiến cơ thể tiết ra Insulin để điều hòa. Tuy nhiên, lượng Insulin tăng cao lại làm ức chế hoạt động của nội tiết tố tăng trưởng (GH), từ đó cản trở quá trình phát triển chiều cao. Ngoài ra, ăn nhiều đường còn làm hệ miễn dịch suy yếu, trẻ dễ ốm vặt, làm gián đoạn quá trình phát triển thể chất.
Nước ngọt có gas và nước trái cây đóng hộp
Nước ngọt có gas không chỉ chứa đường ở mức cao mà còn có axit photphoric – một chất có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Canxi là khoáng chất vô cùng quan trọng để hình thành và duy trì độ chắc khỏe của xương. Khi thiếu canxi, xương không thể phát triển tốt về chiều dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao. Đặc biệt, các loại nước trái cây đóng hộp tưởng là lành mạnh nhưng cũng thường được bổ sung đường hóa học và hương liệu nhân tạo, không tốt cho trẻ em.

Axit photphoric trong nước ngọt có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi vào xương
Bánh ngọt, bánh kem, bánh donut
Các loại bánh ngọt công nghiệp không chỉ nhiều đường mà còn chứa nhiều chất béo bão hòa và tinh bột tinh luyện. Khi tiêu thụ quá mức, cơ thể dễ tích trữ mỡ thừa, gây tăng cân và béo phì – hai yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiết ra hormone tăng trưởng. Trẻ béo phì thường dậy thì sớm, xương đóng sớm, khiến tiềm năng phát triển chiều cao bị rút ngắn. Thêm vào đó, việc ăn nhiều thực phẩm này còn khiến trẻ chán ăn các món chính, thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu cho chiều cao như đạm, canxi, kẽm, vitamin D.
Kem và các món tráng miệng lạnh nhiều đường
Kem và các món tráng miệng như chè ngọt, thạch, sữa đặc… rất hấp dẫn với trẻ nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất cân bằng dinh dưỡng. Hàm lượng đường cao không chỉ gây béo phì mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó hấp thu dưỡng chất. Điều này gián tiếp làm giảm khả năng hấp thu canxi và protein – hai yếu tố then chốt trong phát triển chiều cao. Hơn nữa, thói quen ăn lạnh cũng có thể gây viêm họng, ho, khiến trẻ hay bệnh vặt và kém ăn.
Trà sữa, cà phê pha sẵn nhiều đường
Nhiều trẻ lớn và thanh thiếu niên có thói quen uống trà sữa hoặc cà phê pha sẵn như một xu hướng thời thượng. Tuy nhiên, những thức uống này thường chứa lượng đường rất cao, đi kèm với chất béo chuyển hóa và caffeine. Caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi và cản trở giấc ngủ – hai yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Nếu trẻ uống trà sữa thay nước lọc hoặc sữa giàu dinh dưỡng, cơ thể sẽ thiếu hụt vi chất cần thiết cho sự phát triển xương, gây ảnh hưởng lâu dài đến tầm vóc.

Theo USDA, 1 cây kem có thể chứa đến 16.8g đường, 7.3g chất béo
Những thói quen giúp tăng chiều cao hiệu quả
Để đảm bảo có quá trình tăng chiều cao thuận lợi, bên cạnh hạn chế các đồ ăn quá ngọt, bạn cần chú ý thói quen sinh hoạt khoa học như sau:
Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến 32% khả năng tăng trưởng về chiều cao, do đó cần được đầu tư đúng cách mỗi ngày. Cơ thể chúng ta cần có: Canxi, protein, collagen type 2, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie, kẽm, kali, sắt… Bạn có thể bổ sung các chất này thông qua các loại thực phẩm trong ăn uống hằng ngày như: Các loại cá, rau lá xanh đậm, trứng, thịt gà, thịt bò, sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc…
Thường xuyên tập luyện
Thói quen vận động nên được duy trì hằng ngày hoặc tối thiểu 3 - 5 ngày trên tuần nếu muốn tăng chiều cao nhanh chóng. Các hình thức vận động có tác dụng hỗ trợ phát triển chiều cao như: Đạp xe, chạy bộ, nhảy dây, đu xà, tập yoga, cầu lông, bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ… Tập thể dục điều độ giúp bạn nâng cao sức khỏe, thúc đẩy xương khớp phát triển chắc khỏe và nhanh chóng kéo dài xương.

Vận động ngoài trời - phương pháp cải thiện vóc dáng và sức khoẻ tổng thể hiệu quả nhất
Đi ngủ sớm mỗi ngày
Phần lớn xương sẽ tăng trưởng nhanh khi bạn ngủ, đặc biệt ở trạng thái sâu giấc, đây cũng là lúc cơ thể sản xuất nội tiết tố tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Bạn nên đi ngủ trước 23h để đạt sâu giấc vào 23h - 1h, nhằm giúp quá trình sản sinh nội tiết tố diễn ra thuận lợi hơn. Đi ngủ sớm và ngủ sâu giấc giúp bạn tăng trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng và đào thải tốt hơn, tạo điều kiện phát triển chiều cao.
Tắm nắng ngoài trời
Ở khung giờ trước 9h sáng và sau 3h chiều, ánh nắng mặt trời có thể giúp bạn tổng hợp một lượng vitamin D đáng kể dưới da, đặc biệt là vitamin D3. Đây là loại vitamin quan trọng giúp bạn tăng khả năng hấp thụ canxi, giảm bớt các tác hại giảm hấp thụ canxi do đồ ngọt gây ra. Ngoài phương pháp bổ sung vitamin D bằng thực phẩm ăn uống thì phơi nắng hoặc vận động nhẹ dưới ánh nắng sáng sớm hoặc chiều muộn là một giải pháp hữu hiệu.
Thời gian phơi nắng mỗi ngày chỉ cần 10 - 15 phút là vừa đủ. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm chống nắng để ngăn ngừa tia UV gây hại cho da. Ngoài khung thời gian được khuyến nghị như trên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề khác như thời tiết, môi trường, nhiệt độ… trước khi vận động ngoài trời.
- Tìm hiểu ngay: Top 20 bài tập hỗ trợ chiều cao phát triển nhanh chóng
Duy trì cân nặng hợp lý
Hạn chế đồ ngọt, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh… là một cách giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng. Cân nặng phù hợp với chiều cao hiện tại giúp bạn có vóc dáng cân đối, tạo điều kiện cho xương phát triển tốt hơn. Hãy thay thế các món ăn thiếu lành mạnh này bằng trái cây, rau củ, và đừng quên bổ sung đủ nước, nạp đủ lượng calo cần thiết mỗi ngày để có cân nặng như mong muốn nhé.

Kiểm soát cân nặng ổn định giúp trẻ có sức khoẻ tốt
Loại bỏ các yếu tố có khả năng gây cản trở
Thói quen lười vận động, thức khuya, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) hay các thực phẩm nhiều dầu mỡ là các yếu tố quen thuộc gây cản trở tăng trưởng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng gây hại nhiều cơ quan khác trong cơ thể, ức chế xương, khiến bạn chậm tăng chiều cao, sức khỏe giảm sút. Bạn cần loại bỏ các yếu tố này ra khỏi thói quen sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo phát triển thể chất tối ưu.
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Một cách khác để bù đắp dinh dưỡng cần thiết, tăng tốc độ phát triển chiều cao chính là sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ. Đây là phương pháp cải thiện vóc dáng lý tưởng ở cuộc sống hiện đại. Để lựa chọn sản phẩm chất lượng cao, hãy tham khảo các tiêu chí sau:
- Một số thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao giúp bạn tăng tốc độ tăng trưởng
- Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Đã được kiểm định và có giấy chứng nhận từ các tổ chức đánh giá uy tín.
- Thành phần dễ hấp thụ, lành tính, ưu tiên có nguồn gốc thiên nhiên.

Hiệu quả tăng chiều cao, cân nặng được kiểm định và cho ra kết quả khả quan sau 6 tháng sử dụng
Bạn có thể tham khảo ngay các dòng sản phẩm đến từ thương hiệu NuBest Tall có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ. Các dòng sản phẩm đạt chuẩn cGMP, FDA Hoa Kỳ công nhận và được kiểm nghiệm lâm sàng về hiệu quả do Citruslabs thực hiện.
Đối với dòng sữa bột, NuBest Tall gợi ý cho bạn sữa bột NuBest Tall (hương Chocolate và Vanilla) và sữa bột NuBest Tall hỗ trợ tiềm năng tăng trưởng. Chỉ với 1 ly sữa mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ nhận được nguồn chất vàng đến từ Canxi chiết xuất từ tảo biển đỏ, 1 tỷ CFU lợi khuẩn, Vitamin D3, Vitamin K2, và hơn 30 vitamin và khoáng chất khác.

NuBest Tall - Dinh dưỡng vàng, cao bứt phá, giá yêu thương
Sản phẩm thích hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn dậy thì từ 3-18 tuổi. Bổ sung đều đặn mỗi ngày 1 ly sữa bột NuBest Tall cung cấp năng lượng, phát triển thể chất, bứt phá chiều cao, tiêu hoá khoẻ, tăng cường đề kháng, phát triển trí não và thị lực.
-> hiện iframe 2 loại sữa
Bên cạnh sữa tăng chiều cao, bạn có thể tham khảo thêm các dòng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ với viên uống NuBest Tall, NuBest Tall 10+ và viên nhai NuBest Tall Kids, NuBest Tall Gummies. Sản phẩm thích hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-18 tuổi.
-> hiện iframe các sản phẩm viên uống, viên nhai
Thói quen ăn quá ngọt nếu kéo dài sẽ gây ra những cản trở không nhỏ cho sự phát triển của xương, kéo theo hạn chế tăng chiều cao cho trẻ em và thanh thiếu niên. Hãy lên kế hoạch cắt giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày, thay thế bằng các loại thực phẩm lành mạnh hơn để đảm bảo có cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân bằng nhé.
FAQs
Trẻ em nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày để an toàn?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em chỉ nên tiêu thụ tối đa 25g đường/ngày, tương đương với khoảng 6 muỗng cà phê đường. Việc vượt quá ngưỡng này trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chiều cao.
Có nên cắt hoàn toàn đồ ngọt khỏi khẩu phần ăn của trẻ?
Không cần cắt hoàn toàn, nhưng nên kiểm soát lượng đường nạp vào, ưu tiên đồ ngọt tự nhiên như trái cây. Quan trọng là xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và đảm bảo trẻ được bổ sung đủ canxi, protein, vitamin D, K để hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu.
Ăn đồ ngọt vào buổi tối có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Câu trả lời là có. Đồ ngọt vào buổi tối có thể gây rối loạn giấc ngủ - một trong những yếu tố quyết định đến việc tiết hormone tăng trưởng. Ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu sẽ cản trở quá trình tăng chiều cao của trẻ.
Ăn ngọt có gây dậy thì sớm không?
Có khả năng. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là từ nước ngọt có gas và đồ uống công nghiệp có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Dậy thì sớm khiến xương đóng sớm hơn, từ đó giới hạn chiều cao tối đa khi trưởng thành.