Đỗ Trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv và còn được biết đến với nhiều cái tên khác như: mộc miên, tư trọng, tư tiên… Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy đã dần biến mất trong tự nhiên nhưng lại được người dân đem về và trồng rộng rãi trong dân gian, đặc biệt là ở các vùng Vân Nam, Tứ Xuyên, Qúy Châu, Quảng Đông, Quảng Tây…
Đỗ Trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv, được trồng nhiều ở Trung Quốc
Ở nước ta, Đỗ Trọng di thực đến nhiều vùng núi cao thuộc các tỉnh Hòa Bình, Hòa Giang, Lai Châu, Lào Cai. Đỗ Trọng cũng xuất hiện trong nhiều khu vườn thực vật tại châu Âu, Bắc Mỹ và cả nước Nga.
Đây là một loại cây thân gỗ, sống lâu năm, thường được chia làm cây đực và cây cái. Đỗ Trọng có lá mọc cách, hoa nhỏ màu lục, quả có cánh mỏng dẹt, vỏ cây có màu xám. Vào tháng 4, tháng 5 hằng năm, người ta sẽ dùng cưa, cưa thành những đoạn ngắn, dài xung quanh thân cây để thu hoạch vỏ, sau đó đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Vỏ cây Đỗ Trọng thường được phơi khô để làm thuốc
Vỏ cây tươi có màu vàng nâu, sau khi sơ chế, làm sạch và phơi khô thì chuyển sang màu nâu đen sẫm nhưng mùi và các thành phần thảo dược vốn có vẫn được giữ nguyên.
Theo Đông y, Đỗ Trọng có vị ngọt hơi cay, tính ôn, vào kinh can và thận, giúp ôn thận, tráng dương, tăng cường hệ miễn dịch, an thai, lợi niệu chống viêm, làm khỏe gân cốt.
Tùy theo từng đối tượng mà cách dùng Đỗ Trọng sẽ khác nhau:
Đỗ Trọng là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp
Ngoài ra, Đỗ Trọng cũng rất tốt cho việc hỗ trợ phát triển chiều cao, điều trị các bệnh về xương khớp nếu kết hợp với các các loại thảo dược khác như Nhung Hươu, Hải Sâm, Nấm Phục Linh, Xuyên Khung, Ngọc Trúc, 5-HTP, Bạch Quả.