logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Tìm hiểu những căn bệnh gây hạn chế chiều cao

Đăng bởi: Nguyễn Hồng
-
05/03/2024

Trong hành trình phát triển của trẻ em, sức khỏe đóng vai trò không thể phủ nhận. Sự phát triển về thể chất không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn quyết định đến sự tự tin và khả năng tham gia vào các hoạt động vận động. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có một hành trình phát triển mạnh mẽ và suôn sẻ. Một số căn bệnh tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ, và điều này có thể tạo ra những hậu quả kéo dài đáng tiếc trong tương lai.

Bệnh béo phì

Trẻ thừa cân béo phì là tình trạng khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, do khẩu phần ăn uống vượt quá nhu cầu, nếp sống lười biếng, ít hoạt động. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ không phát triển hết tiềm năng về chiều cao theo đúng giai đoạn vì nhiều lý do khác nhau.

Nhóm trẻ này thường có xu hướng thích các nhóm thực phẩm giàu đạm, nhiều chất béo, thức ăn nhanh và đồ ngọt. Việc nạp quá nhiều các chất này sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ Canxi, khiến cơ thể không đảm bảo lượng Canxi cần thiết cho quá trình phát triển xương và cao lên.

Bên cạnh đó, do tâm lý sợ bạn bè trêu chọc, muốn giảm cân nhanh nên trẻ hay ăn uống kiêng khem, khiến cơ thể thiếu chất, gây ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.

Trẻ béo phì thường không thể phát triển hết tiềm năng về chiều cao

Trẻ béo phì thường không thể phát triển hết tiềm năng về chiều cao

Để giúp con giảm cân, bố mẹ nên khuyến khích trẻ có chế độ ăn kiêng hợp lý, tăng cường rau quả, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu năng lượng, thường xuyên tập thể dục, thể thao với những bài tập như: Nhảy dây, bơi lội, chạy bộ... Ngoài ra, cần theo dõi sự tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số chiều cao cân nặng nhằm phát hiện sớm thừa cân, béo phì để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy, rồi loạn tiêu hóa, giun sán là những chứng bệnh có ảnh hưởng khá nhiều đến chiều cao của bé. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 119 trẻ em trong 2 năm đầu đời và kết quả cho thấy nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy trong 2 năm đầu đời, thì đến lúc 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với các bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh. Tương tự, trẻ bị nhiễm giun đường ruột sẽ thấp hơn 4,6cm. Nếu cùng một lúc gặp cả hai vấn đề này thì mức độ nghiêm trọng sẽ càng cao hơn.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, trẻ sẽ có nguy cơ bị mất protein quá mức vào ống ruột, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Hơn nữa, phần lớn lượng năng lượng sẽ được huy động để chống lại bệnh tật, các dưỡng chất sẽ không đủ cho sự phát triển, dẫn đến hạn chế về chiều cao ở trẻ.

Chính vì vậy, mẹ phải thật cẩn thận khi chăm sóc ăn uống cho trẻ, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không nên đổi quá nhiều loại sữa đối với trẻ sơ sinh.

Bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là tình trạng dị dạng, khuyết thiếu trong cấu trúc của tim và mạch ngay từ khi trẻ mới chào đời. Khi mắc bệnh, tim sẽ hoạt động không tốt, dễ bị suy yếu, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như: Suy giảm trí lực, suy giảm thể lực, tuổi thọ ngắn, nguy cơ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh tim thường không có khả năng hoạt động thể lực như người bình thường, nhất là với các động tác vận động cường độ hơi cao.

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường rơi vào tình trạng còi cọc, thấp bé nhẹ cân, thấp lùn

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường rơi vào tình trạng còi cọc, thấp bé nhẹ cân, thấp lùn

Ít vận động, khả năng ăn uống kém, sức đề kháng yếu, chính là lý do trẻ mắc bệnh tim dễ thấp lùn vì đây đều là những yếu tố quan trọng quyết định lớn đến quá trình tăng chiều cao. Nếu không tiến hành phẫu thuật hoặc có hướng điều trị thích hợp trẻ sẽ rơi vào tình trạng còi cọc, thấp bé nhẹ cân, kém phát triển, da dẻ luôn xanh xao, nhợt nhạt, tím tái.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bố mẹ tuân thủ các hướng dẫn như: Khám sức khỏe trước hôn nhân, giữ sức khỏe tốt trong thời gian mang thai, tiêm phòng trước khi mang thai…

Hội chứng Tuner

Hội chứng Tuner là một rối loạn di truyền chỉ gặp ở nữ giới, gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng thể chất và tâm thần. Có khoảng 1/4000 bé gái mới sinh bị mắc hội chứng này, nguyên nhân chính chủ yếu thường là do thiếu một phần hoặc toàn bộ NST giới tính X cần có ở phụ nữ bình thường. Trẻ sơ sinh nếu mắc phải hội chứng Tuner thường phát triển chậm, cổ ngắn có nếp gấp, ngực rộng và sẽ thấp lùn hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Nếu được điều trị bằng nội tiết tố tăng trưởng trong những năm đầu dậy thì, người bệnh có thể cao thêm được vài cm và bắt đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn.

Suy tuyến giáp

Suy giáp được viết tắt là hypothyroidism, là một hội chứng suy giảm chuyển hóa toàn thân do suy giáp hoặc kháng nội tiết tố tuyến giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở trẻ em, suy giáp bẩm sinh là một trong những bệnh nội tiết nhi phổ biến làm trẻ chậm phát triển trí tuệ và thể chất, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh phổ biến là khoảng 1/2050.

Hội chứng Noonan

Hội chứng Noonan (Noonan syndrome) lần đầu tiên được Noonan và Ehmke xác định là bệnh vào năm 1963. Họ phát hiện hàng loạt bệnh nhân có những đặc điểm trên khuôn mặt đặc biệt và đa dị tật, bao gồm cả bệnh tim bẩm sinh. Những bệnh nhân này trước đây được coi là một loại hội chứng Turner, vì hội chứng Turner và hội chứng Noonan có nhiều đặc điểm lâm sàng giống nhau.

Các đặc điểm chính của hội chứng Noonan bao gồm: các đặc điểm đặc biệt trên khuôn mặt (tức là khoảng cách mắt mở rộng, mí mắt xiên, cổ có màng), bệnh tim bẩm sinh, tầm vóc thấp và biến dạng ngực. Khoảng 25% bệnh nhân chậm phát triển trí tuệ, và một nửa số bệnh nhân có xu hướng chảy máu. Hệ thống xương, hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ bạch huyết, mắt và da có thể bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la