logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Trẻ 8 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
01/02/2024

Khi con cái của chúng ta đã bước vào độ tuổi 8, không chỉ làn da của họ trưởng thành mà cơ thể cũng đang phát triển theo từng ngày. Điều này khiến cho việc theo dõi sự phát triển của con trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là về chiều cao và cân nặng. Cùng với sự quy định chi tiết từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các chỉ số này, việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho con cao lớn, đạt chuẩn vóc dáng trở thành một nhiệm vụ không dễ dàng mà mọi phụ huynh đều quan tâm.

Chắc chắn rằng mọi phụ huynh đều muốn con cái của mình phát triển tốt và đạt được chiều cao lý tưởng, tạo nên sự tự tin và sức khỏe cho tương lai. Và để thực hiện điều này, không chỉ cần kiên nhẫn và tình yêu thương, mà còn cần có kiến thức và chiến lược đúng đắn. Trong bài viết sau đây của NuBest Tall VN, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý phụ huynh những bí quyết và thông tin quan trọng để giúp con bạn đạt được chiều cao và cân nặng theo chuẩn, từ đó mang lại sự phấn đấu và thành công trong tương lai của họ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nuôi dưỡng con cao lớn một cách hiệu quả nhất.

Chiều cao cân nặng chuẩn dành cho trẻ 8 tuổi

Dựa vào bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo độ tuổi, trẻ 8 tuổi cao 128cm đối với nam và chỉ hơn 0,2cm với 128,2cm dành cho nữ. Đây là kết quả của một quá trình chăm sóc sức khỏe đạt chuẩn, áp dụng đúng chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu con bạn chưa đạt được chỉ số chuẩn, hoặc con số vượt quá mức cho phép, hãy nhanh chóng điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày.

tre-8-tuoi-co-chieu-cao-can-nang-chuan-nhu-the-nao

Trẻ 8 tuổi có chiều cao, cân nặng chuẩn như thế nào?

Những lợi ích của việc thường xuyên theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ định kỳ giúp cha mẹ nắm được:

  • Trạng thái vóc dáng của trẻ hiện tại, đối chiếu với bảng quy chuẩn để kiểm tra trẻ đã đạt chuẩn ngoại hình chưa để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

  • Các chỉ số này cũng giúp cha mẹ dự đoán tình trạng sức khỏe của con, phát hiện kịp thời những sự bất thường của cơ thể con.

  • Thể hiện tình trạng dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thụ chất của trẻ, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Đâu là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao?

Chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, di truyền, thói quen vận động, môi trường sống, tình trạng cơ thể, tuổi dậy thì… Do đó, nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao có thể là:

  • Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.

  • Trẻ lười vận động.

  • Di truyền cha mẹ có gen thấp lùn, cùng với việc sinh hoạt thiếu lành mạnh.

  • Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, nguồn nước bẩn.

  • Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh, hoặc mắc các bệnh cần điều trị lâu dài.

  • Trẻ bị dậy thì sớm, khiến chiều cao tăng nhanh chỉ 1 - 2 năm rồi ngừng sớm.

thua-can-nang-cung-la-nguyen-nhan-khien-tre-cham-cao

Thừa cân nặng cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm cao

Cách tăng chiều cao cho trẻ 8 tuổi nhanh chóng và hiệu quả

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng tác động đến 32% khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Nếu muốn tăng chiều cao vượt trội, cha mẹ lưu ý áp dụng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm: Protein, canxi, collagen type 2, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie, kẽm, kali, sắt… Những chất này có nhiều trong các loại hải sản, trứng, thịt gà, thịt bò, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, đậu nành, đậu hũ, hạnh nhân...

Siêng năng tập luyện thể dục

Đảm bảo 20% tăng chiều cao bằng cách tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày. Chỉ 45 - 60 phút vận động với các bài tập kéo giãn, trẻ đã có cơ hội kích thích xương tăng trưởng với tốc độ tối ưu. Một số hình thức tập luyện giúp cải thiện chiều cao như: Tập xà đơn, đạp xe, tập yoga, nhảy dây, chạy bộ, bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông… Trẻ 8 tuổi đã có thể bắt đầu học và luyện tập các bài tập này, bạn lưu ý để trẻ quen dần và để trẻ tự chọn bài tập đúng với sở thích.

Uống đủ nước

Nước là một thành phần của xương, có tác dụng bôi trơn sụn khớp giúp khớp hoạt động linh hoạt. Nước cũng đóng vai trò truyền dẫn quan trọng giúp đưa các chất dinh dưỡng đến cơ quan đích. Uống đủ nước là một cách bổ sung năng lượng và hỗ trợ chuyển hóa các chất bổ sung. Mẹ có thể tính toán nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ như sau: Số lượng nước cần uống trong ngày (lít) = Cân nặng (kg) x 0,03.

Phụ huynh lưu ý chia nhỏ thời gian uống nước trong ngày: Ngay sau khi ngủ dậy, sau khi ăn 30 - 45 phút, nửa buổi sáng, xế chiều, trong và sau khi tập luyện… Trẻ nên uống từng ngụm nhỏ, hạn chế uống nước lạnh, tránh uống giữa bữa ăn hoặc trước giờ ngủ buổi tối.

Đi ngủ sớm

Thói quen ngủ sớm giúp trẻ đảm bảo được phần lớn thời gian phát triển của xương. Đặc biệt, có rất nhiều nội tiết tố tăng trưởng được sản sinh khi trẻ ngủ sâu giấc. Trẻ 8 tuổi cần đi ngủ sớm vào khoảng 21h (để đạt sâu giấc vào khoảng 23h - 1h), và ngủ đủ 8 - 10 tiếng/ngày. Mẹ lưu ý không để con mặc đồ quá chật khi ngủ, hạn chế ăn uống trước giờ ngủ để con có giấc ngủ bình yên, ngon giấc. 

giac-ngu-chat-luong-la-dieu-kien-tang-truong-vuot-troi

Giấc ngủ chất lượng là điều kiện tăng trưởng vượt trội

Phơi nắng mỗi ngày

Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp một lượng vitamin D đáng kể dưới da. Đây là loại vitamin quan trọng tham gia hỗ trợ hấp thụ canxi, giúp quá trình bổ sung canxi diễn ra hoàn thiện. Cho trẻ phơi nắng 10 - 15 phút/ngày vào các khung giờ trước 9h sáng và sau 4h chiều sẽ đảm bảo nhu cầu vitamin D cho trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ vận động ngoài trời ở thời gian này để nâng cao hiệu quả hấp thụ vitamin.

Cải thiện tư thế đúng chuẩn

Trẻ nhỏ rất dễ thực hiện sai tư thế nếu không được hướng dẫn đúng cách. Do đó, cha mẹ cần chú ý và điều chỉnh tư thế cho con trong cách đi, đứng, ngồi và cả nằm như sau:

  • Để con ngồi, đi, đứng thẳng lưng.

  • Cố gắng giữ đầu, cổ, lưng theo một đường thẳng khi đứng và đi.

  • Khoảng cách từ vị trí ngồi đến bàn hợp lý, tránh để trẻ với tay đến bàn. Lúc ngồi, trẻ cần để chân chạm đất, không bắt chéo chân và cũng không nên co chân quá lâu.

  • Ưu tiên nằm ngửa và nằm nghiêng nhẹ, không nằm sấp khi ngủ.

Giữ cân nặng hợp lý

Cân nặng của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của xương. Những trẻ thiếu cân có cơ thể gầy gò, ốm yếu, thiếu chất khiến xương không được nuôi dưỡng đầy đủ. Trẻ thiếu cân thường sẽ chậm lớn, thấp bé hơn bạn bè cùng trang lứa. Trong khi đó, trẻ thừa cân cũng bị cản trở phát triển chiều cao do lượng mỡ thừa đã chèn ép lên xương. Xương không có đủ không gian để hình thành xương mới.

Cha mẹ lưu ý áp dụng chế độ ăn uống cân bằng để trẻ duy trì cân nặng phù hợp với vóc dáng hiện tại. Trường hợp năng lượng nạp vào quá nhiều, mẹ cho trẻ tập luyện để tiêu hao bớt calo nhằm mục đích cân bằng calo trong cơ thể. 

Duy trì tâm lý thoải mái

Tình trạng tâm lý ảnh hưởng đến thần kinh, quyết định hiệu quả nhiều hoạt động thường ngày của trẻ. Tâm trạng thoải mái kích thích trẻ ăn ngon, ngủ ngon. Phụ huynh hạn chế để trẻ căng thẳng kéo dài, tránh để con mệt mỏi, buồn rầu, lo âu. Nếu việc học quá áp lực, hãy tạo những trò chơi vui vẻ hoặc cho con tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời giúp con cải thiện tâm trạng.

tre-vui-ve-moi-ngay-se-an-ngon-ngu-ngon-co-co-hoi-phat-trien-the-chat

Trẻ vui vẻ mỗi ngày sẽ ăn ngon, ngủ ngon, có cơ hội phát triển thể chất

Loại bỏ các tác nhân gây hại

Có rất nhiều tác nhân gây hại đến từ thói quen ăn uống vô tình sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ ở tuổi lên 8. Phụ huynh lưu ý hạn chế để trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas. Ngoài tính toán hàm lượng dinh dưỡng, mẹ cũng nên chú ý đến phương pháp chế biến và bảo quản. Trẻ 8 tuổi không nên ăn quá ngọt hay quá mặn sẽ tác động tiêu cực lên sức khỏe xương.

Ngoài thời gian tập luyện thể dục thể thao, mẹ tạo điều kiện để con vận động trong nhà bằng cách làm việc nhà, giúp đỡ mẹ sơ chế đồ ăn, lấy đồ vật… Mẹ tránh để trẻ ngồi một chỗ quá lâu, nhất là ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính sẽ khiến trẻ dần ù lì, lười vận động. 

Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Một cách khác để tăng tốc độ phát triển chiều cao là bù đắp lượng dưỡng chất còn thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Lúc này, các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp trẻ bổ sung các chất quan trọng như canxi, vitamin, collagen… Một số loại thực phẩm bổ sung chất lượng cũng cung cấp thêm các loại dưỡng chất giúp kích thích ăn uống ngon miệng, ngủ ngon, bổ trợ trí não cho trẻ. Cơ thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng trong ngày, thêm các chất bổ sung là điều kiện tuyệt vời để trẻ cao hết tiềm năng và phát triển toàn diện.

Tiêu chí lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao mẹ cần nắm:

  • Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín.

  • Thành phần đúng công dụng hỗ trợ tăng chiều cao, ưu tiên dạng chất dễ hấp thụ và có nguồn gốc thiên nhiên.

  • Công thức nghiên cứu tối ưu, đảm bảo lành tính cho trẻ nhỏ.

  • Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng và được cấp giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền.

  • Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng và được sử dụng rộng rãi.

uong-them-thuc-pham-bo-sung-de-co-du-dinh-duong-tang-chieu-cao

Uống thêm thực phẩm bổ sung để có đủ dinh dưỡng tăng chiều cao

Trẻ em ở tuổi lên 8 cần được chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng để có nền tảng vững chắc, chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì phát triển “vàng” về chiều cao. Phụ huynh lưu ý theo dõi định kỳ 3 - 6 tháng các chỉ số chiều cao, cân nặng của con để đảm bảo trẻ đang có tốc độ tăng trưởng tối ưu, hoặc kịp thời điều chỉnh để đạt chuẩn vóc dáng. 

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la