logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Bảng chiều cao chuẩn của bé trai theo từng độ tuổi

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
23/04/2024

Trẻ trong độ tuổi phát triển sẽ liên tục tăng trưởng về chiều cao đến khoảng năm 18 - 20 tuổi. Theo dõi tiến trình tăng chiều cao của trẻ ở từng độ tuổi là điều quan trọng để đảm bảo trẻ đang phát triển đúng tiềm năng. Hãy cùng lưu lại bảng chiều cao chuẩn của bé trai theo từng độ tuổi trong bài viết dưới đây của NuBest Tall và đối chiếu với tốc độ và kết quả vóc dáng của con hiện tại để xem bé đã đạt chuẩn về chiều cao hay chưa nhé!

Vì sao cần theo dõi chiều cao chuẩn của trẻ?

Có 4 lý do chính mà cha mẹ cần theo dõi chiều cao chuẩn của trẻ:

Đánh giá sự phát triển: Chiều cao là một chỉ số quan trọng để đánh giá tiến trình phát triển của trẻ. Theo dõi chiều cao của trẻ qua thời gian giúp xác định liệu trẻ có đang phát triển bình thường hay có dấu hiệu bất thường nào khác.

Trạng thái dinh dưỡng: Kết quả chiều cao thường phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nếu trẻ thiếu dinh dưỡng, có thể dẫn đến kém phát triển và thậm chí suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu trẻ phát triển quá nhanh cũng có thể là kết quả của chế độ ăn uống thiếu khoa học. Việc theo dõi chiều cao giúp phát hiện sớm các vấn đề về dinh dưỡng và đưa ra biện pháp khắc phục.

Xác định vấn đề sức khỏe: Sự thay đổi đột ngột về chiều cao có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như bệnh lý nội tiết, hoặc vấn đề về tuyến giáp. Theo dõi chiều cao giúp phát hiện sớm các vấn đề này để điều trị kịp thời.

Điều chỉnh dinh dưỡng và chăm sóc: Theo dõi chiều cao giúp cha mẹ, bác sĩ, và nhà trường điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp cho trẻ. Điều này có thể giúp trẻ phát triển toàn diện hơn và nâng cao sức đề kháng, giảm các bệnh tật.

Định nghĩa về chiều cao chuẩn

Chiều cao chuẩn thường được tính toán dựa trên dữ liệu thống kê từ một tổng dân số lớn hoặc nhóm người cụ thể. Chiều cao chuẩn được sử dụng như một tham chiếu để so sánh với chiều cao của cá nhân hoặc nhóm người khác. Chiều cao chuẩn của trẻ giúp cha mẹ, bác sĩ, chuyên gia y tế đánh giá xem trẻ có nằm trong khoảng phát triển chiều cao bình thường hay không. 

Chiều cao chuẩn có thể khác nhau tùy theo quốc gia, giới tính, độ tuổi bởi chỉ số này có xu hướng biến đổi theo yếu tố di truyền, dinh dưỡng và môi trường sống. Trong nhiều trường hợp, các tổ chức y tế và nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin về chiều cao chuẩn dựa trên dữ liệu thống kê quốc gia hoặc quốc tế để đánh giá sự phát triển và tình trạng dinh dưỡng của người dân.

chieu-cao-chuan-la-muc-tieu-phan-dau-cua-tre-trong-suot-thoi-gian-phat-trien
Chiều cao chuẩn là mục tiêu phấn đấu của trẻ trong suốt thời gian phát triển

Biểu đồ chiều cao chuẩn theo độ tuổi của bé trai

Tuổi

Chiều cao

Tuổi

Chiều cao

Tuổi

Chiều cao

1 tuổi

75,7 cm

8 tuổi

128 cm

15 tuổi

170,1 cm

2 tuổi

86,8 cm

9 tuổi

133,3 cm

16 tuổi

173,4 cm

3 tuổi

95,2 cm

10 tuổi

138,4 cm

17 tuổi

175,2 cm

4 tuổi

102,3 cm

11 tuổi

145,3 cm

18 tuổi

175,7 cm

5 tuổi

109,2 cm

12 tuổi

149,1 cm

19 tuổi

176,5 cm

6 tuổi

115,5 cm

13 tuổi

156,2 cm

20 tuổi

177 cm

7 tuổi

121,9 cm

14 tuổi

163,8 cm

   

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé trai

Di truyền

Cha mẹ truyền lại cho con cái một loạt các gen liên quan đến chiều cao. Gen này có thể làm cho bé thừa hưởng chiều cao từ cả hai phía gia đình. Di truyền chiếm khoảng 23% khả năng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, di truyền không phải yếu tố quyết định hoàn toàn. Dinh dưỡng, phương pháp chăm sóc sức khỏe, môi trường sống có thể tác động tích cực và giúp bé trai phát triển tối đa tiềm năng chiều cao của mình.

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hằng ngày cung cấp các dưỡng chất mà cơ thể cần để nuôi dưỡng xương như protein, canxi, vitamin D, vitamin K, magie, phốt pho, kẽm... Đảm bảo trẻ tiêu thụ đủ lượng dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển có thể giúp các bé trai đạt được tiềm năng chiều cao tối đa. Ngược lại, nếu trẻ ăn uống kém, bữa ăn thường xuyên thiếu chất sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ khó tăng chiều cao đúng chuẩn.

thuong-xuyen-tieu-thu-thuc-an-nhanh-co-the-khien-tre-thua-can-thieu-chieu-cao
Thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh có thể khiến trẻ thừa cân, thiếu chiều cao

Thói quen sinh hoạt

Thói quen tập luyện rất quan trọng với trẻ, đặc biệt là các bé trai cần tăng cường cơ bắp. Trẻ tập thể dục hoặc chơi thể thao thường xuyên có cơ hội được thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời giải phóng nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn. Xương khớp của trẻ cũng chắc khỏe hơn nếu tập luyện đúng cách mỗi ngày. Trong khi đó, những trẻ lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ sẽ bị hạn chế phạm vi hoạt động của xương, cản trở xương phát triển.

Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ cũng tác động đến quá trình tăng chiều cao của bé trai. Bởi phần lớn thời gian xương phát triển là trong giấc ngủ, khi xương không phải chịu những áp lực từ trọng lượng cơ thể. Lượng nội tiết tố tăng trưởng cũng được tiết ra nhiều nhất trong trạng thái ngủ sâu, thời điểm lý tưởng là 23h - 1h sáng. Trẻ thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc đồng nghĩa với thiếu điều kiện phát triển chiều cao hết tiềm năng.

Tình trạng cân nặng

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá mức chuẩn, cơ thể trẻ có khả năng chứa nhiều mỡ thừa. Mỡ chèn vào xương sẽ tạo ra các áp lực không đáng có lên xương, chiếm không gian tăng trưởng của xương nên chiều cao khó tăng thêm. Trong khi đó, thiếu cân khiến cơ thể bé trai không được đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng. Xương không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ chậm tăng trưởng, kéo theo chiều cao không đủ chuẩn. Để trẻ đạt chuẩn chiều cao, cha mẹ cần hỗ trợ con duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.

Môi trường sống

Môi trường sống của bé trai bao gồm không gian sinh sống, không khí, nguồn nước, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội… Những vấn đề này đều ảnh hưởng nhất định đến chiều cao của trẻ. Trẻ em sống trong môi trường trong lành, nguồn nước sạch, được chăm sóc tốt về y tế, định hướng giáo dục đúng đắn… có xu hướng tăng trưởng chiều cao với tốc độ tối ưu hơn. Theo đó, những hạn chế về môi trường sống sẽ gây ra những cản trở trên tiến trình phát triển của bé trai.

moi-truong-song-trong-lanh-tao-dieu-kien-cho-tre-cao-het-tiem-nang
Môi trường sống trong lành tạo điều kiện cho trẻ cao hết tiềm năng

Tuổi dậy thì

Ở nam giới, dậy thì bắt đầu từ khoảng 11 - 12 tuổi và kết thúc khoảng 17 - 18 tuổi, muộn hơn bé gái 1 - 2 năm. Đây là thời gian phát triển mạnh mẽ nhất, được coi là thời kỳ tăng trưởng “vàng” cuối cùng của trẻ bởi sau khi dậy thì kết thúc, trẻ tăng chiều cao chậm dần rồi ngừng hẳn. Các bé trai được chăm sóc tốt trong thời gian dậy thì sẽ tối ưu tiềm năng phát triển, thậm chí có thể đạt đỉnh cải thiện 8 - 15cm/năm trong khoảng 1 - 2 năm nhất định.

Một số trường hợp trẻ dậy thì sớm khoảng trước 9 - 10 tuổi. Đặc trưng của dậy thì sớm là trẻ cao lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn rồi chậm dần và ngừng hẳn. Những trẻ dậy thì sớm sẽ kết thúc quá trình tăng chiều cao sớm hơn nhóm trẻ còn lại, do đó chiều cao sẽ không tối ưu bằng, thậm chí có thể không đạt chuẩn khi trưởng thành. Cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu dậy thì của trẻ để đưa ra các giải pháp chăm sóc phù hợp.

Tình trạng sức khỏe

Các vấn đề về sức khỏe như bệnh tuyến giáp, bệnh lý nội tiết, hoặc bất kỳ bệnh lý nào ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm vặt và sử dụng thuốc sẽ chậm phát triển chiều cao hơn trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi kéo dài cũng không tốt cho tiến trình tăng chiều cao. Con cần được chăm sóc sức khỏe để nâng cao đề kháng nếu muốn tối ưu tiềm năng phát triển chiều cao.

Dấu hiệu chiều cao của bé tăng trưởng chậm

Có một số dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng chiều cao của bé đang diễn ra chậm. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy:

  • Bé có chiều cao thấp so với mức trung bình ứng với độ tuổi hiện tại.

  • Bé tăng cân ít hoặc cân nặng thấp so với trung bình.

  • Bé không có sự thay đổi đáng kể về chiều cao trong một khoảng thời gian dài (khoảng từ 6 tháng) hoặc không có tốc độ tăng chiều cao ổn định.

  • Bé có vấn đề về dinh dưỡng như kén ăn hoặc rối loạn tiêu hóa.

  • Bé có các triệu chứng như mọc tóc và móng chậm, thường xuyên đau nhức xương khớp, vận động kém năng suất.

chieu-cao-thap-hon-ban-be-dong-trang-lua-la-bieu-hien-ro-nhat-cua-su-cham-tang-truong
Chiều cao thấp hơn bạn bè đồng trang lứa là biểu hiện rõ nhất của sự chậm tăng trưởng

Nếu phụ huynh nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong danh sách trên hoặc có lo ngại về sự phát triển chiều cao của bé, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Tại các cơ sở y tế, trẻ có thể được thực hiện kiểm tra sức khỏe và vấn đề dinh dưỡng, đề xuất biện pháp giúp con phát triển tối ưu chiều cao. Việc sớm phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến tăng trưởng chiều cao có thể giúp bé trải qua giai đoạn phát triển một cách khỏe mạnh và hết tiềm năng.

Cách thúc đẩy chiều cao phát triển tối ưu cho bé trai

Cho trẻ được ăn uống đủ chất

Một chế độ ăn uống cân đối, đủ chất sẽ cung cấp đủ chất lượng dinh dưỡng quan trọng cho trẻ phát triển tốt về chiều cao. Protein, canxi, magie, kali, kẽm, phốt pho, collagen, vitamin D, vitamin K... là những chất tham gia vào quá trình nuôi dưỡng và phát triển xương. Bạn có thể bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng này thông qua các loại cá, rau xanh, trứng, thịt gà, sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, đậu nành, hạnh nhân, trái cây... 

Phương pháp chế biến và bảo quản thực phẩm cũng cần được chú trọng để đảm bảo lượng chất được bảo toàn. Cha mẹ hạn chế các phương pháp nấu nướng nhiều dầu mỡ hoặc gia vị sẽ không tốt cho tình trạng xương và cả cân nặng của trẻ. Các loại thực phẩm tươi sống nên được tăng cường, giảm bớt việc tiêu thụ nhóm thực phẩm kém lành mạnh như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh…

Khuyến khích con tập thể dục thường xuyên

Tập luyện mỗi ngày giúp trẻ phát triển cơ bắp và xương khớp, duy trì vóc dáng cân đối và duy trì sức khỏe tổng thể. Hãy khuyến khích bé trai tham gia vào các hoạt động thể chất như chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, bơi lội, tập yoga, hoặc chơi các môn thể thao con yêu thích chẳng hạn như bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá... Hình thức vận động nên phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ và lịch trình hằng ngày hoặc tối thiểu 3 - 5 ngày/tuần. 

Cha mẹ có thể làm mẫu bằng cách tham gia cùng trẻ vào các hoạt động thể dục. Điều này sẽ giúp trẻ thấy được giá trị của việc tập luyện và sức khỏe tổng thể, cũng như biết cách tập đúng kỹ thuật. Hãy nhớ điều chỉnh giấc ngủ và thời gian giải lao để đảm bảo cơ thể có khả năng phục hồi, chuẩn bị sức lực, giảm nguy cơ chấn thương khi vận động nhé.

tap-the-duc-moi-ngay-de-thuc-day-chieu-cao-phat-trien-manh-me
Tập thể dục mỗi ngày để thúc đẩy chiều cao phát triển mạnh mẽ

Tạo thói quen đi ngủ sớm

Đi ngủ sớm giúp trẻ dễ dàng đạt trạng thái sâu giấc và ngủ đủ giấc theo thời lượng khuyến nghị. Chăm sóc giấc ngủ đúng cách giúp xương khớp thư giãn, tăng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng để thúc đẩy khả năng phát triển nhanh chóng ở xương. Ngủ đủ và sâu giấc cũng hỗ trợ các hoạt động quan trọng khác như hấp thụ và chuyển hóa chất, đào thải độc tố, từ đó cơ thể trẻ phát triển tối ưu hơn, kể cả tăng trưởng về chiều cao.

Thói quen tốt khi đi ngủ là bắt đầu giấc ngủ vào khoảng 21h - 22h (trước 23h), ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm và có 1 giấc ngủ ngắn ban ngày. Cha mẹ có thể giúp con ngủ ngon hơn bằng các mẹo sau:

  • Nghe một bản nhạc nhẹ hoặc đọc truyện có nội dung tươi vui, nhẹ nhàng trước khi ngủ.

  • Không cho trẻ tiếp xúc thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ để tránh ánh sáng xanh tác động tiêu cực lên hệ thần kinh.

  • Cho trẻ mặc đồ thoải mái, tránh mặc trang phục bó sát.

  • Tạo không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp.

  • Không cho trẻ ăn tối quá no, quá trễ hoặc ăn uống ngay trước giờ ngủ.

Điều chỉnh tư thế

Tư thế đi, đứng, ngồi hay nằm của con rất quan trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp cũng như khả năng kéo dài của xương. Cha mẹ hãy hướng dẫn con điều chỉnh tư thế đúng chuẩn bằng cách luôn giữ thẳng lưng trong mọi tình huống hoạt động. Điều này giúp trẻ giữ được độ cong tự nhiên của cột sống, hạn chế cong vẹo cột sống. Ngoài ra, hãy hạn chế cho trẻ khiêng vác đồ vật quá nặng so với khả năng, tư thế đứng lên - ngồi xuống cũng cần căn chỉnh, vận động đúng kỹ thuật để đảm bảo xương khớp, đặc biệt là cột sống và xương chậu luôn khỏe mạnh.

Tránh xa các yếu tố gây cản trở

Có nhiều yếu tố cản trở chiều cao thường thấy trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Hãy loại bỏ ngay các thực phẩm kém lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ… để tránh nạp “calo rỗng”. Thói quen ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt là ngồi xem tivi, điện thoại cần hạn chế. Thay vào đó, cha mẹ có thể yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ cho các công việc nhà vừa sức để tăng thêm hiệu suất vận động.

khong-nen-cho-tre-an-nhieu-thuc-an-nhanh-se-khien-thua-can-co-hai-cho-xuong
Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh sẽ khiến thừa cân, có hại cho xương

Giúp con kiểm soát cân nặng

Cân nặng của bé trai ảnh hưởng nhiều đến khả năng tăng chiều cao. Trẻ trong quá trình phát triển thì ngoài chiều cao, trọng lượng cơ thể cũng tăng thêm hoặc giảm đi tùy vào chế độ chăm sóc. Để con luôn giữ được cân nặng ổn định, tương ứng với chiều cao hiện tại, bạn tham khảo các cách chăm sóc như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn nhằm tối ưu lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày, lý tưởng nhất là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đây là giải pháp hạn chế tình trạng nạp quá nhiều năng lượng trong một lần bổ sung nhưng vẫn đảm bảo các dưỡng chất được cung cấp liên tục vào cơ thể.

  • Tập thể dục mỗi ngày để tiêu hao calo dư thừa trong chế độ ăn hằng ngày. 

  • Hạn chế căng thẳng bởi stress khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là các thực phẩm nhiều đường và chất béo.

  • Ngủ đủ giấc và đi ngủ sớm để tránh ăn uống quá trễ, ảnh hưởng xấu đến cân nặng.

  • Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên chất béo lành mạnh, đảm bảo đủ chất xơ từ rau củ và trái cây để trẻ bổ sung dinh dưỡng lành mạnh.

Cho trẻ sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

Thực tế là bữa ăn hằng ngày rất khó đảm bảo được đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho phát triển chiều cao. Nguyên nhân có thể đến từ phương pháp chế biến hay bảo quản thực phẩm của cha mẹ chưa đúng cách hoặc trẻ kém hấp thu. Nhiều cha mẹ bận rộn cũng không có thời gian đầu tư cho bữa ăn mỗi ngày, do đó trẻ bị thiếu hụt các chất quan trọng. Giải pháp bù đắp đang được nhiều gia đình tin dùng chính là cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ, cụ thể là thúc đẩy tăng chiều cao. 

Từ khoảng 2 tuổi, trẻ đã có thể tiếp nhận dưỡng chất bổ sung. Có nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao mà bạn có thể lựa chọn cho con sử dụng theo độ tuổi chỉ định và chất lượng sản phẩm. Sử dụng đều đặn hằng ngày giúp con đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị để phát triển hết tiềm năng. Điều quan trọng là bạn nên chọn các sản phẩm được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, bảng thành phần tối ưu, hàm lượng khoa học và con dễ dàng hấp thụ

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la