logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Chạy bộ có tăng chiều cao không?

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
26/02/2024

Bạn đã từng tự hỏi liệu việc tập luyện chạy bộ có thực sự có thể giúp bạn tăng chiều cao hay không? Đây là một trong những thắc mắc mà không ít người quan tâm, đặc biệt là những ai đang mong muốn có thêm chiều cao. Trên internet, thông tin về việc chạy bộ ảnh hưởng đến chiều cao đã lan truyền mạnh mẽ, nhưng liệu điều này có phải là sự thật hay chỉ là một trong những tin đồn thiếu căn cứ? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và xem liệu việc chạy bộ thực sự có thể làm tăng chiều cao như nhiều người tin đồn

Chạy bộ thường xuyên có giúp cải thiện chiều cao không?

Chạy bộ thường xuyên mang đến những tác động tích cực đến khả năng phát triển xương khớp như:

Thúc đẩy hình thành xương mới

Chạy bộ tác động trực tiếp đến xương chân, phù hợp với những bạn đang khao khát kéo dài đôi chân. Không chỉ phát triển xương, chạy bộ nhiều còn tăng cường cơ bắp và nâng cao sức khỏe cơ xương khớp. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, chạy bộ thời gian dài, đặc biệt là chạy kiểu nước rút sẽ tạo trên xương nhiều vết nứt nhỏ. Sau quá trình bổ sung dinh dưỡng hằng ngày, các vết nứt này sẽ được bồi đắp để tạo thành xương mới, đồng nghĩa với kéo dài xương.

chay-bo-giup-keo-dai-xuong-nhu-the-nao

Chạy bộ giúp kéo dài xương như thế nào?

Tạo tư thế tốt

Khi bạn chạy bộ, cột sống được giải nén, tạo sự co giãn giúp tư thế đạt chuẩn. Đồng thời, chạy bộ đòi hỏi bạn giữ mắt nhìn thẳng, tay và chân phối hợp linh hoạt để tạo nên tư thế tốt. Chưa bàn đến tác dụng kéo dài xương, những người có tư thế thẳng lưng trông đã cao hơn bình thường.

Giải phóng nội tiết tố

Chạy bộ góp phần đáng kể vào công đoạn sản xuất nội tiết tố tăng trưởng. Đây là điều kiện để thúc đẩy quá trình phát triển diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trẻ trong độ tuổi dậy thì chạy bộ sẽ càng tiết ra nhiều nội tiết tố, tạo cơ hội thuận lợi để cao vượt trội.

Những lợi ích của việc chạy bộ đối với sức khỏe

Ngoài những tác động đến khả năng phát triển chiều cao, chạy bộ còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Giảm cân: Quá trình trao đổi chất được thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn. Chạy bộ 30 phút có khả năng đốt cháy khoảng 300 calo, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn giảm cân hiệu quả.

  • Săn chắc cơ bắp: Chạy bộ tác động đến hầu hết các nhóm cơ, đặc biệt là phần cơ hông, cơ mông, gân khoeo, bắp đùi, cẳng chân… Từ đó, cơ bắp phát triển săn chắc hơn, vững vàng hơn. 

  • Nâng cao sức khỏe xương khớp: Khi bạn chạy bộ, hệ xương phải chịu một lực nhất định. Qua một thời gian, xương sẽ quen dần và nâng cao khả năng chịu lực, đồng nghĩa tăng độ dày xương, hạn chế các tổn thương ở xương khớp.

  • Tăng cường hô hấp: Việc điều chỉnh nhịp thở trong lúc chạy bộ giúp bạn cải thiện chức năng phổi, tăng dung tích phổi để phổi nhận nhiều oxy hơn. Do đó, hệ hô hấp sẽ được tăng cường hoạt động theo chiều hướng tích cực.

  • Bảo vệ tim mạch: Máu bơm đến tim nhanh khi chạy bộ giúp bảo vệ tim mạch và duy trì huyết áp ổn định. Lượng đường huyết và cholesterol cũng được điều chỉnh hợp lý.

  • Nâng cao hệ miễn dịch: Chạy bộ kích thích cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp hệ miễn dịch được cải thiện, sức khỏe tổng thể sẽ được nâng cao.

  • Thư giãn tinh thần: Khi chạy bộ, cơ thể sẽ tiết ra các loại nội tiết tố liên quan đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc để bạn cảm thấy bớt căng thẳng, tinh thần thoải mái hơn.

nhieu-loi-ich-suc-khoe-cho-ban-khi-duy-tri-chay-bo-moi-ngay

Nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn khi duy trì chạy bộ mỗi ngày

Một số kiểu chạy bộ giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất

Chạy nước rút

Như đã nói về khả năng tạo ra những vết nứt trên xương, chạy nước rút kích thích hình thành xương mới. Bạn cần kết hợp với thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sắp xếp các chất khoa học để nhanh chóng bồi đắp dưỡng chất vào các vết nứt. Bạn nên thực hiện kiểu chạy nước rút khi đã làm quen với bài tập chạy bộ trong một thời gian.

Chạy bền

Chạy bền, chạy đường dài là bài tập cơ bản nhất nhưng mang đến nhiều giá trị sức khỏe. Bạn chỉ cần duy trì tốc độ trung bình, không cần phải tăng tốc trong suốt quá trình thực hiện. Do đó, chạy bền đòi hỏi sức bền vững chắc, bạn phải có đầy đủ sức lực ổn định để hoàn thành đường chạy. Hãy chọn một đôi giày mềm mại để tăng cảm giác thoải mái cho chân khi phải chạy bộ đường dài.

Chạy trên máy tập

Nếu không có điều kiện chạy bộ ngoài trời, bạn vẫn có thể thúc đẩy tăng chiều cao bằng bài tập chạy trên máy tập. Chạy bộ trên máy giúp bạn tự do tùy chỉnh tốc độ phù hợp với khả năng hiện tại. Tuy nhiên, bạn cũng nên giữ không khí trong phòng trong lành, thoáng, để đảm bảo hô hấp bình thường trong lúc chạy.

Thời điểm chạy bộ tốt nhất để tăng chiều cao?

Thời điểm chạy bộ quyết định hiệu quả tăng chiều cao được phát huy. Các chuyên gia thể hình khuyến khích bạn chạy bộ vào lúc sáng sớm để đạt giá trị phát triển xương tối ưu. Tuy nhiên, nếu bạn không sắp xếp được thời gian chạy vào buổi sáng thì chuyển giờ tập sang buổi xế chiều cũng mang đến những lợi ích sức khỏe tương tự.

Những người mới bắt đầu có thể tập 2 - 3 ngày/tuần để làm quen dần với cường độ tập luyện này. Sau một thời gian đã quen với bài tập, hãy tăng thời lượng và tần suất tập lên mỗi ngày, duy trì khoảng 30 - 45 phút/ngày.

chay-bo-vao-sang-som-hoac-xe-chieu-de-tang-chieu-cao

Chạy bộ vào sáng sớm hoặc xế chiều để tăng chiều cao hiệu quả

Lộ trình chạy bộ cho người mới bắt đầu

Đối với người mới bắt đầu, bạn có thể áp dụng kế hoạch chạy bộ trong 1 tháng như sau:

  • Chạy không nghỉ trong 10 - 15 phút với tốc độ khoảng 5 - 7km/h trong ngày đầu tiên, duy trì cường độ này trong 1 tuần, thực hiện 3 - 5 ngày/tuần.

  • Ở tuần tiếp theo, bạn tăng thời gian lên thêm 5 phút/ngày, duy trì bài tập chạy trong 5 ngày/tuần.

  • Duy trì 5 ngày/tuần ở tuần thứ 3, chạy hơn 30 phút/ngày.

  • Nâng độ khó bài tập bằng cách tăng tốc ở một vài giai đoạn trong đường chạy, áp dụng thêm nhiều kiểu chạy khác phù hợp với sức lực và thực hiện bài tập mỗi ngày.

Những điều cần lưu ý khi chạy bộ để tăng chiều cao

  • Duy trì bài tập mỗi ngày hoặc tối thiểu 3 - 5 ngày/tuần để đảm bảo tác động liên tục đến quá trình phát triển của xương.

  • Mang theo nước uống trong và sau khi chạy bộ để phục hồi sức lực.

  • Khởi động trước khi tập để tránh bị căng cơ, chuột rút trong lúc chạy bộ.

  • Không chạy bộ khi đang mệt mỏi quá sức, cơ thể có chấn thương…

  • Lựa chọn trang phục thoải mái, không quá rộng hoặc quá bó sát, chất liệu trang phục dễ thấm hút mồ hôi.

  • Mang đôi giày vừa chân, mềm mại để tạo cảm giác thoải mái.

  • Luôn nhìn thẳng hoặc nhìn dưới đất với khoảng cách vài mét để kiểm soát tầm nhìn, phát hiện chướng ngại vật kịp thời.

  • Thả lỏng vai và tay, tay đánh nhẹ khi chạy, tránh vung tay mạnh sẽ khiến cơ thể bị mất sức.

  • Tiếp đất hoàn toàn bằng bàn chân.

  • Mũi chân hướng về phía trước khi chạy.

  • Luôn điều chỉnh dáng người để tạo nên tư thế chuẩn.

  • Không nâng chân quá cao khi chạy sẽ khiến thần kinh hỗn loạn, lãng phí sức lực.

  • Chạy trên đường có bề mặt phẳng, tránh các đoạn đường gồ ghề không cẩn thận có thể gây ra tai nạn không mong muốn.

  • Chọn không gian tập luyện trong lành, nhiều cây xanh, thoáng mát, không quá nắng để nâng cao hiệu suất vận động và bảo vệ sức khỏe.

luon-khoi-dong-de-tranh-chan-thuong-trong-luc-chay-bo

Luôn khởi động để tránh chấn thương trong lúc chạy bộ

Thói quen tập luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn đảm bảo 20% khả năng phát triển chiều cao. Trong đó, chạy bộ là một trong những hình thức vận động tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng này. Hãy chạy bộ đúng cách, đúng cường độ tập luyện và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sắp xếp thời gian nghỉ hợp lý, có thể tập thêm với các bài tập khác để đảm bảo cao hết tiềm năng.

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la