logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 6 tháng tuổi

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
26/03/2024

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đã và đang có những phát triển nhất định về thể chất, thể hiện ở chiều cao và cân nặng. Đây là những chỉ số cần quan tâm để dự đoán tình trạng cơ thể và khả năng phát triển hiện tại của trẻ. Vậy chiều cao cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi như thế nào là đạt chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây của NuBest Tall nhé!

Giới thiệu chiều cao và cân nặng của trẻ em

Chiều cao và cân nặng của trẻ em là yếu tố quan trọng đánh giá quá trình phát triển và tình trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ em có thể sở hữu cân nặng, chiều cao khác nhau tùy vào độ tuổi, di truyền, giới tính, chế độ chăm sóc sức khỏe hằng ngày. Trẻ chào đời khỏe mạnh có cân nặng 3,3 - 3,5kg và chiều dài 50 - 51cm. Kết quả chiều cao, cân nặng của trẻ em có thể phản ánh một số tình trạng cơ thể. Do đó, cha mẹ cần theo dõi các chỉ số này định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về sức khỏe của trẻ.

tre-6-thang-tuoi-co-nhung-phat-trien-the-chat-nhat-dinh

Trẻ 6 tháng tuổi có những phát triển thể chất nhất định

Quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ em 6 tháng tuổi

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 6 tháng tuổi

Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ ở từng độ tuổi, trẻ 6 tháng tuổi đạt chuẩn chiều cao ở mức 65,7 cm đối với nữ và 67,9 cm đối với nam. Về trọng lượng cơ thể, các bé gái có cân nặng chuẩn 7,3 kg và bé nam đạt chuẩn 7,9 kg. Để đạt được mức chuẩn chiều cao, cân nặng, cha mẹ cần chăm sóc con đúng cách, đảm bảo con nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và có sự vận động xương khớp nhất định.

Sự phát triển của hệ thần kinh, xương và cơ thể của trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ sau khi chào đời sẽ tiếp tục phát triển xương khớp, thần kinh và toàn bộ cơ thể để dần hoàn thiện đến khi trưởng thành. Dưới đây là những đặc trưng phát triển của hệ thần kinh, cấu trúc xương và cơ thể của trẻ 6 tháng tuổi:

  • Các khớp xương ở cổ, xương sọ, cột sống và các vị trí xương khác đang phát triển.

  • Có thể bắt đầu mọc răng với phổ biến 2 chiếc răng ở hàm dưới.

  • Trẻ phát triển khả năng vận động bằng cách lật, lăn, bò...

  • Một số trẻ đã có thể bắt đầu đứng dựa vào vật cứng.

  • Trẻ cử động nhiều hơn, cầm nắm đồ vật, đưa chân lên cao...

  • Trẻ nhận biết những người thân quen, biết người lạ.

  • Trẻ cười, khóc hoặc la hét để phản ứng với những tình huống cụ thể.

tre-co-the-dang-hoc-cach-vin-dung-de-phat-trien-xuong-tot-hon

Trẻ có thể đang học cách vịn đứng để phát triển xương tốt hơn

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi

Yếu tố di truyền

Các gen di truyền từ cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của trẻ. Cụ thể, chiều cao của trẻ được quy định khoảng 23% bởi di truyền, đặc biệt là các gen liên quan đến sự phát triển của xương và cơ. Nhiều người quan niệm nếu cha mẹ cao thì khả năng con cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, môi trường và dinh dưỡng tác động phần nhiều đến chiều cao của trẻ. Trên thực tế, di truyền có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao nhưng dinh dưỡng, môi trường và lối sống mới là yếu tố quyết định khả năng phát triển thể chất của trẻ.

Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hằng ngày đầy đủ dưỡng chất với hàm lượng cân bằng sẽ giúp xương được nuôi dưỡng. Xương nhận đủ dinh dưỡng sẽ tăng trưởng tốt hơn, nhanh chóng kéo dài và phát triển bề dày. Hàm lượng các chất đúng nhu cầu khuyến nghị cho trẻ 6 tháng tuổi giúp trẻ tăng cân ổn định. Ngược lại, nếu trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể sẽ không đảm bảo điều kiện để phát triển tự nhiên, cả về thể chất và trí não.

Yếu tố chăm sóc và nuôi dưỡng

Cơ thể trẻ 6 tháng tuổi còn nhiều nhạy cảm, do đó cha mẹ cần chú ý chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách và phù hợp. Trẻ không được nuôi dưỡng đúng khoa học có nguy cơ chậm tăng trưởng, nếu kéo dài tình trạng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác. Mẹ chăm con đầy đủ dinh dưỡng, được vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc, môi trường sống trong lành… giúp con có điều kiện tăng trưởng mạnh và có chiều cao, cân nặng đạt chuẩn theo độ tuổi.

moi-truong-song-trong-lanh-giup-tre-khoe-manh-tang-truong-tot

Môi trường sống trong lành giúp trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng tốt

Các chỉ số chuẩn để đánh giá sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Cách đo chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi chưa thể đứng nên cần cân đo bằng thang đo nằm. Cha mẹ có thể đặt trẻ lên cân nằm để xác định trọng lượng cơ thể. Tích hợp trên cân là thước đo chiều dài cơ thể, mẹ đặt đầu của con ở vị trí đầu thước đo, sau đó kéo thẳng chân con và đảm bảo lòng bàn chân chạm sát phần thước đo còn lại. 

Các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

  • Chiều cao: Chiều cao của trẻ 6 tháng tuổi là một trong các chỉ số quan trọng phản ánh khả năng phát triển thể chất hiện tại. 60 - 70 cm là khoảng chiều cao chuẩn của các bé 6 tháng tuổi và có thể khác nhau tùy vào giới tính.

  • Cân nặng: Cân nặng là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tình hình phát triển thể chất của trẻ 6 tháng tuổi. Cân nặng trung bình của bé trai là khoảng 7,2 - 8,2 kg, còn của bé gái là khoảng 6,6 - 7,6 kg.

  • Vòng đầu: Vòng đầu của trẻ 6 tháng tuổi là khoảng 41 - 44 cm cho bé trai và 39 - 42 cm cho bé gái. Kích thước vòng đầu là chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển não bộ của trẻ.

  • Chu vi cánh tay: Chu vi cánh tay của trẻ 6 tháng tuổi bình thường là khoảng 12 - 14 cm.

  • Chu vi cổ: Chu vi cổ của trẻ 6 tháng tuổi bình thường là khoảng 22 - 24 cm.

Những vấn đề liên quan đến chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi

Rối loạn phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi nếu không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ đối mặt với các chứng rối loạn phát triển. Trẻ có thể bị chậm tăng trưởng với chiều cao và cân nặng không đạt được kết quả như bảng quy chuẩn theo độ tuổi. Trẻ có thể được chẩn đoán rối loạn phát triển dựa vào các phương pháp so sánh thủ công hoặc xét nghiệm chuyên sâu. 

Trẻ 6 tháng tuổi bị rối loạn phát triển cân nặng, chiều cao do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Trẻ mắc các bệnh liên quan đến gen di truyền.

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng.

  • Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị suy giảm.

tre-suy-dinh-duong-dong-nghia-cham-tang-truong-ca-ve-can-nang-va-chieu-cao

Trẻ suy dinh dưỡng đồng nghĩa chậm tăng trưởng cả về cân nặng và chiều cao

Các bệnh ảnh hưởng chiều cao và cân nặng ở trẻ 6 tháng tuổi

Còi xương

Còi xương là bệnh lý cực kỳ phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Xương không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D, phốt pho… dẫn đến xương mềm và suy yếu dần. Cơ thể thiếu chất là nguyên nhân chính gây ra bệnh còi xương nhưng một số trường hợp do rối loạn di truyền gây nên hoặc do mẹ sinh non, điều trị thuốc trong thời gian cho con bú. Trẻ mắc bệnh còi xương gặp khó khăn trong phát triển chiều cao và cả trí não.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể trẻ thiếu các dưỡng chất cơ bản như protein, lipid, glucid, các vitamin và khoáng chất... có liên quan đến quá trình tăng trưởng tự nhiên của trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi có thể bị suy dinh dưỡng do chất lượng không đảm bảo, hàm lượng sữa quá ít, trẻ ăn dặm không đúng cách hoặc thực phẩm không phù hợp.

Một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như:

  • Mẹ bổ sung dinh dưỡng sai cách trong quá trình thai kỳ.

  • Trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu.

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

  • Trẻ bị ốm quá lâu và phải sử dụng thuốc kháng sinh.

  • Trẻ sinh non, bị dị tật bẩm sinh...

Thừa cân

Thừa cân cũng có thể xảy ra với trẻ 6 tháng tuổi do ăn uống quá mức khuyến nghị. Trẻ bị thừa cân kéo dài có khả năng kéo theo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Yếu tố di truyền và chế độ chăm sóc dinh dưỡng sai cách là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cân ở trẻ 6 tháng tuổi.

Bệnh về tiêu hóa

Một số trẻ có hệ tiêu hóa kém hoặc đường ruột bị nhiễm khuẩn do các yếu tố môi trường sống. Các bệnh về đường tiêu hóa khiến trẻ ăn uống kém ngon miệng, cơ thể kém hấp thu, trẻ có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Những vấn đề này đều khiến trẻ khó chuyển hóa chất, giảm cân nặng, chậm tăng chiều cao.

Bệnh tim mạch

Trẻ 6 tháng tuổi có thể mắc các bệnh về tim mạch do yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh. Đây là cơ quan quan trọng của cơ thể, một khi bị suy giảm hoặc rối loạn chức năng tim mạch thì cơ thể khó tăng trưởng tốt. Đó cũng là lý do những trẻ mắc bệnh tim mạch có chiều cao, cân nặng khó đạt chuẩn.

Bệnh truyền nhiễm

Các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm đường hô hấp… hoặc virus có khả năng truyền nhiễm khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Chăm sóc trẻ đúng cách, cải thiện môi trường sống giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố truyền nhiễm lên cơ thể con.

moi-truong-song-khong-dam-bao-co-the-khien-tre-mac-nhieu-benh-ly

Môi trường sống không đảm bảo có thể khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý

Phương pháp chăm sóc giúp trẻ đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn

Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ chủ yếu bổ sung dinh dưỡng bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy đảm bảo mẹ được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết thông qua bữa ăn hằng ngày. Sữa mẹ cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng chất lượng nhất và luôn được khuyến khích trong 6 - 12 tháng đầu tiên.

Trong trường hợp bạn nuôi con bằng sữa công thức, hãy chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ, thương hiệu sữa uy tín, tìm hiểu kỹ bảng thành phần đảm bảo an toàn và đầy đủ các chất. Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm. Mẹ lưu ý cho con ăn các loại thực phẩm lành mạnh, phù hợp với giai đoạn phát triển này. Mẹ ưu tiên cho con ăn các loại rau củ, trái cây và làm quen với thịt, trứng, cá.

Ngoài đầu tư về dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần khuyến khích con vận động thường xuyên bằng các hoạt động thể chất con có thể tham gia lúc này. Trẻ 6 tháng tuổi có thể vận động ở tư thế nằm, bò, lăn, lật, chơi đùa cùng cha mẹ... Hoặc bạn có thể massage cho con thường xuyên ở các vị trí lưng, cổ, tay, chân… để lưu thông máu, làm nóng xương khớp, kích thích tăng trưởng cũng như hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn.

Để đạt được cân nặng, chiều cao chuẩn, trẻ 6 tháng tuổi cần được chăm sóc giấc ngủ. Ở độ tuổi này, trẻ cần ngủ đủ 12 - 15 tiếng/ngày, giấc ngủ buổi tối nên bắt đầu trước 21h. Khi con ngủ, cơ thể tiến hành trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng giúp con tối ưu cân nặng. Ngoài ra, xương cũng thư giãn để có quá trình phát triển mạnh mẽ, cơ thể sản sinh nội tiết tố tăng trưởng cho chiều cao cải thiện tốt hơn.

Môi trường sống của trẻ sơ sinh nói chung, trẻ 6 tháng tuổi nói riêng cũng cần đảm bảo chất lượng. Khói thuốc lá, rượu bia, các thực phẩm thiếu lành mạnh, ô nhiễm, hóa chất độc hại... là những yếu tố cần loại bỏ để bảo vệ sức khỏe trẻ. Cha mẹ cũng nên cho trẻ tiêm đầy đủ vắc-xin để phòng chống bệnh, kiểm tra sức khỏe và các chỉ số cân nặng, chiều cao định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.

khuyen-khich-con-van-dong-de-kich-thich-phat-trien-the-chat-toi-uu

Khuyến khích con vận động để kích thích phát triển thể chất tối ưu

Chiều cao, cân nặng là những chỉ số dự đoán tình trạng cơ thể mà cha mẹ có con trẻ 6 tháng tuổi cần theo dõi thường xuyên. Trẻ 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng “vàng”, cha mẹ cần lưu ý để con có tốc độ phát triển đạt chuẩn. Chăm sóc con yêu đúng cách, phù hợp độ tuổi, hạn chế các yếu tố có khả năng ảnh hưởng xấu giúp quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra thuận lợi.

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la