Việt Nam ở vị trí nào trong bản đồ chiều cao châu Á?
Trong thế kỷ 21 hiện nay, khi các nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã trải qua một cuộc cách mạng về chiều cao của cư dân, thì Việt Nam vẫn đang đối diện với thách thức về vấn đề này. Một thời gian dài, việc chiều cao không được coi là quan trọng đối với nhiều người Việt, nhưng với sự phát triển kinh tế và văn hóa, nhận thức này dường như đang thay đổi. Việc nắm bắt xu hướng này không chỉ đặt ra câu hỏi về sức khỏe và dinh dưỡng mà còn về phát triển toàn diện của đất nước trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Người Việt đang nằm trong top các quốc gia lùn nhất Châu Á
Theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam vào năm 2018, chiều cao trung bình của người Việt hiện nay là 164 cm ở nam, thấp hơn 13cm so với chuẩn của WHO và 153 cm ở nữ thấp hơn 10,7cm so với mức chuẩn mà WHO đưa ra. Theo đó, chiều cao của người Việt Nam thấp thứ 3 tại Châu Á, chỉ nhỉnh hơn Indonesia và Philipines, xếp sau cả Campuchia và Lào.
Một thực tế đáng buồn nữa là trong vòng gần 30 năm, chiều cao của người Việt tăng rất ít, chỉ khoảng 3cm, trung bình 1cm trong 10 năm. Trong khi đó, Nhật Bản có thể cải thiện đến 10cm chiều cao trong vòng 40 năm, con số trung bình là 2,5cm trong 10 năm. Nếu xét theo tỉ lệ này, tốc độ tăng trưởng chiều cao của Nhật Bản đang cao gấp 2,5 lần so với Việt Nam.
Việt Nam đang xếp vị trí thứ 3 trong nhóm các quốc gia thấp nhất khu vực
Nguyên nhân khiến chiều cao người Việt “dậm chân tại chỗ”?
Theo số liệu thống kê từ Nytimes thì trước năm 1950, chiều cao của Việt Nam với Nhật Bản như sau:
Việt Nam: Nam: 154cm, Nữ: 151cm
Nhật Bản: Nam: 150cm, Nữ: 149cm
Sau hơn nửa thế kỷ, chiều cao trung bình của Nhật Bản đã vượt lên trên 170cm đối với nam, còn nữ là 158cm. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, chiều cao trung bình là 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ.
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, chiều cao chỉ phụ thuộc khoảng hơn 20% vào yếu tố di truyền và gần 80% còn lại do chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi quyết định. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mà người Việt đang áp dụng chính là nguyên nhân khiến chiều cao không thể tăng trưởng tối đa.
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng:
Báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết khẩu phần ăn của người Việt trong vài chục năm đều theo mô-tip: Nhiều thịt, cá, nhưng ít rau xanh, lại quá nhiều muối. Khẩu phần canxi của người Việt cũng chỉ đạt 500-540 mg/người/ngày, chỉ đáp ứng được khoảng 50% - 60% khẩu phần khuyến nghị của WHO. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao.
Rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường đều rất xem nhẹ vai trò của bữa sáng, thường xuyên bỏ qua hoặc chỉ ăn uống qua loa để kịp giờ đến lớp. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, không ăn sáng cản trở quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, cơ thể mệt mỏi, suy giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và sự tăng trưởng chiều cao.
Bữa cơm của người Việt chứa nhiều thịt cá, ít rau xanh
Tỉ lệ sử dụng đồ uống có cồn của người Việt đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, trong số đó có rất nhiều người sử dụng vẫn nằm trong độ tuổi phát triển chiều cao. Rượu bia, café và nước ngọt có ga đều là “kẻ thù” của chiều cao, “bòn rút” Canxi trong cơ thể, làm suy giảm sức khỏe xương khớp và ảnh hưởng xấu đến chiều cao.
Lười vận động:
Khảo sát của Đại học Stanford ở Hoa Kỳ thực hiện tại hơn 100 quốc gia cho biết: Việt Nam nằm trong các nước lười vận động nhất thế giới. Trong khi đó, người Việt lại nằm trong top các quốc gia dẫn đầu về sử dụng internet và mạng xã hội. Giờ ra chơi của các cấp học Việt Nam chỉ khoảng 5 – 10 phút, phần lớn học sinh đều ngồi tại chỗ hoặc chỉ đi vệ sinh thay vì vận động, vui chơi với bạn bè. Mỗi tuần chỉ có khoảng 2 tiết học thể dục với thời lượng tầm 45-60 phút với nhiều bài giảng lý thuyết của giáo viên, học sinh có ít thời gian để thực hành và tập luyện.
Video: Người Việt nằm trong nhóm các quốc gia lười vận động nhất Thế Giới
Thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ:
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển thể chất tốt nhất, trẻ em từ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng một ngày, trẻ trong độ tuổi mới lớn (từ 13-18 tuổi) cần ngủ 8-10 tiếng một ngày.
Trong khi đó, tại Việt Nam, một khảo sát được công bố trong cuộc thi Nghiên cứu Khoa học dành cho học sinh trung học năm 2017 – 2018, khảo sát trên 7363 học sinh THPT cho thấy có đến 81,8% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, có đến 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng. Có tới hơn 50% học sinh đi ngủ sau 23h và thức dậy trước 5h30 sáng. So với khuyến cáo về giấc ngủ mà CDC đưa ra, học sinh Việt Nam đang bị thiếu ngủ trầm trọng, điều này trở thành một trong những lý do khiến chiều cao của người Việt không thể phát triển tối đa. Vì không ngủ trước 23h và ngủ đủ giấc khoảng 8h mỗi ngày, lượng hormone tăng trưởng (Growth Hormone - GH) tiết ra sẽ giảm nhiều và là nguyên nhân gây thấp lùn ở trẻ.
Việt Nam lùn nhưng vẫn còn hi vọng?
Người Việt tuy đang thấp bé nhưng vẫn có rất nhiều hi vọng để cải thiện chiều cao của mình thông qua các biện pháp dưới đây:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học: Bí quyết để người Nhật, Hàn, Đài Loan cải thiện chiều cao của mình một cách “thần tốc” chính là áp dụng chế độ dinh dưỡng của phương Tây, xây dựng các bữa ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất: Đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất, uống sữa mỗi ngày và đảm bảo 1 bữa sáng giàu dinh dưỡng. Người Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm này của các quốc gia kể trên để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp chiều cao tăng trưởng thuận lợi.
Người Việt Nam lùn nhưng vẫn còn hi vọng
Tích cực vận động: Người Việt trẻ cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc vận động, chơi các môn thể thao có lợi cho chiều cao như: Bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, đạp xe… Việc vận động 1h mỗi ngày sẽ giúp hệ xương khớp dẻo dai, chắc khỏe, giúp hormone tăng trưởng (Growth Hormone - GH) được tiết ra nhiều hơn từ 1.5-3 lần vào ban đêm từ đó giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa nhất.
Nghỉ ngơi hợp lý: Học sinh, sinh viên Việt Nam cần sắp xếp lịch học sao cho khoa học và phù hợp nhất, ưu tiên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và tạo điều kiện để chiều cao phát triển tối đa. Bên cạnh đó, nên hạn chế ngủ chung với nhiều người, phòng ngủ cần thoáng đãng, yên tĩnh để giấc ngủ được sâu và ngon hơn.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao uy tín: Đây là bí quyết được người dân tại các quốc gia phát triển trên Thế Giới sử dụng để cải thiện chiều cao. Các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao uy tín, chất lượng, có chứng nhận xuất xứ rõ ràng, đã được các tổ chức uy tín trên thế giới và quốc tế chứng nhận sẽ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao, đồng thời tăng cường sức khỏe, cải thiện chiều cao thành công.
Nhật Bản là nước ứng dụng thực phẩm chức năng vào thực tiễn đời sống nhằm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ chiều cao của người dân phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, Mỹ đã thay Nhật đưa thực phẩm chức năng tăng chiều cao bước lên 1 tầm cao mới khi áp dụng tối đa những tiến bộ trong công nghệ và kỹ thuật vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tăng chiều cao. Các chuyên gia Mỹ đã tính toán hàm lượng các dưỡng chất một cách chi tiết nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để kích thích chiều cao tăng trưởng tối đa mà không gây ra tác dụng phụ hay bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe.
Người Việt hoàn toàn có thể thay đổi điều này nếu nghiêm túc hơn trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và nâng tầm chiều cao. Mỗi sự tăng trưởng chiều cao trên cá nhân đều góp phần rất lớn và sự thay đổi chung của hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Xem thêm bài viết liên quan:
Kì I: Tại sao lại có cái tên “Nhật Lùn”
Chia sẻ