Bố mẹ lùn làm sao để con cao lớn ?
Không may mắn được sở hữu một chiều cao lý tưởng, nhiều bậc phụ huynh đang vô cùng lo lắng con mình sau này sẽ thấp bé giống bố mẹ. Tuy nhiên, liệu gen di truyền có phải là yếu tố trực tiếp quyết định chiều cao của trẻ? Mời quý phụ huynh và bạn đọc quan tâm về vấn đề này cùng theo dõi các thông tin trong bài viết sau đây.
Bố mẹ lùn con có cao lớn được không?
Gen di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ sau này.
Có một số công thức được được áp dụng để tính toán chiều cao của con cái dựa vào chiều cao của bố mẹ, cụ thể như sau:
Công thức 1:
Chiều cao con trai = [(chiều cao mẹ + 15 cm) + chiều cao bố] / 2
Chiều cao con gái = [(chiều cao bố – 15 cm) + chiều cao mẹ] / 2
Bố mẹ lùn con có cao được không?
Công thức 2:
Cần tính chiều cao trung bình của bố và mẹ:
TBBM = (chiều cao bố + chiều cao mẹ) / 2
Bé trai: Có chiều cao = TBBM + 6 cm, chiều cao tối đa = TBBM + 11 cm, chiều cao tối thiểu = TBBM + 1 cm.
Bé gái: Có chiều cao = TBBM – 6 cm, chiều cao tối đa = TBBM + 1 cm, chiều cao tối thiểu = TBBM – 11 cm
Công thức 3:
Chiều cao của con trai = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) × 1.08 ÷ 2 (cm)
Chiều cao của con gái = (chiều cao của bố × 0.923 + chiều cao của mẹ) ÷ 2 (cm)
Tuy nhiên, đây chỉ là những công thức tính toán được các nhà khoa học tổng hợp. Chiều cao của trẻ trên thực tế có thể có sự chênh lệch so với kết quả của các phép tính này. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, di truyền không phải là nhân tố duy nhất quyết định chiều cao của con người. Bởi di truyền chỉ có khả năng tác động khoảng 23% chiều cao con người, 77% còn lại bao gồm: Dinh dưỡng, vận động, môi trường, giấc ngủ… hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt cũng như ý thức chăm sóc cơ thể của mỗi người.
Chiều cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người
Do đó, nếu có kế hoạch chăm sóc chiều cao một cách khoa học thì dù bố mẹ thấp lùn, con cái vẫn có thể sở hữu một chiều cao lý tưởng.
Ngày nay, ngoài năng lực trí tuệ, chiều cao, ngoại hình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cơ hội nghề nghiệp, tình cảm, tương lai của mỗi người. Do đó, mỗi phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về cách chăm sóc chiều cao cho trẻ, nhằm hỗ trợ thúc đẩy chiều cao cho bé ngay từ bây giờ. Nếu tiến hành đúng phương pháp, dù bố mẹ lùn, trẻ vẫn có cơ hội đạt được chiều cao tương đối khi trưởng thành.
Bố mẹ thấp lùn làm sao để con cao lớn?
Bí quyết tăng chiều cao cho con trẻ, mà bố mẹ thấp lùn không thể bỏ qua chính là 1 kế hoạch cụ thể, kết hợp tác động cùng lúc các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ dưới đây:
1. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng được xem là yếu tố đóng vai trò quyết định lớn nhất đến chiều cao của con trẻ. Bởi dinh dưỡng chiếm tỉ lệ lên đến 32% trong tổng các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bé cao lớn hơn.
Dinh dưỡng hỗ trợ chiều cao cho bé cần được quan tâm ngay khi em bé đang ở trong bụng mẹ. Cụ thể, trong thời gian mang thai, chị em cần chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm giàu Canxi như: Hải sản, cải bó xôi, các loại đậu… thúc đẩy sự phát triển xương của thai nhi, giúp em bé sau khi ra đời đã sở hữu một khung xương chắc chắn, dẻo dai, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển chiều cao sau này.
Các mẹ cần quan tâm chăm sóc chiều cao cho bé ngay trong giai đoạn bào thai
Bên cạnh giai đoạn bào thai, bố mẹ cũng cần lưu ý quan tâm đến dinh dưỡng của bé xuyên suốt quá trình phát triển, đặc biệt là các giai đoạn 0 – 3 tuổi, giai đoạn trẻ dậy thì từ 12 - 17 tuổi (nữ), 13 – 18 tuổi (nam). Ngoài Canxi, các mẹ cũng cần quan tâm đến hàm lượng của các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển chiều cao như: Collagen type 2, Phốt pho, Magiê, các vitamin và khoáng chất…. Thực đơn cần đa dạng nhằm kích thích khả năng ăn uống của trẻ.
2. Vận động
Yếu tố vận động quyết định 20% chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại quan niệm rằng nên hạn chế cho trẻ vận động nhằm tránh tiêu hao nặng lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất của con. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi, trẻ cần được vận động, rèn luyện thể thao để nâng cao khả năng phản ứng, nhanh nhẹn, năng động hơn. Đặc biệt, việc rèn luyện thể thao mỗi ngày giúp các khớp xương trở nên linh hoạt, dẻo dai, chắc chắn hơn, kích thích chiều cao gia tăng nhanh chóng.
Các bộ môn có lợi cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ: Bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, xà đơn….
Bố mẹ chỉ cần tạo điều kiện cho trẻ vận động từ 1- 2 tiếng mỗi ngày với một trong các bộ môn kể trên chiều cao của bé sẽ nhanh chóng phát triển vượt trội dù bố mẹ thấp lùn.
3. Giấc ngủ, môi trường
Các nhà khoa học đã chứng minh, con người chủ yếu cao lên trong khi ngủ sâu giấc. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra hàm lượng nội tiết tố tăng trưởng nhiều nhất, kích thích sự phát triển của các khớp xương, từ đó thúc đẩy chiều cao phát triển. Thời điểm vàng để con trẻ cao lên là từ 23h – 01h sáng ngày hôm sau. Mỗi phụ huynh cần thiết lập cho trẻ một thời gian biểu hợp lý, cho bé đi ngủ trước 10h tối để chiều cao có điều kiện thuận lợi phát triển tối đa.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao
Bên cạnh đó, một không gian nghỉ ngơi thoải mái, trong lành cũng sẽ giúp giấc ngủ của bé sâu và thoải mái hơn, rất tốt cho quá trình tăng trưởng của chiều cao.
4. Sử dụng TPBVSK giúp hỗ trợ phát triển chiều cao
Sử dụng TPBVSK không còn là khái niệm quá xa lạ với người dân Việt Nam hiện nay. Nhiều gia đình đã và đang sử dụng các sản phẩm TPBVSK để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của bé. Tuy nhiên, mỗi phụ huynh cần đặc biệt lưu ý lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cũng như quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Bố mẹ thấp bé, con hoàn toàn có thể sở hữu một chiều cao nổi bật nếu các bé được chăm sóc chu đáo, đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ…. Do đó, bố mẹ thấp lùn không cần phải lo lắng quá nhiều về chiều cao của con mình đâu nhé.
- Tin liên quan: Các dòng sữa tăng chiều cao cho bé
Chia sẻ