Chậm dậy thì ảnh hưởng thế nào đến chiều cao?
Chậm dậy thì là bệnh gì? Vì sao chậm dậy thì lại là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thấp lùn trong tương lại? Bài viết sau đây của Nubesttall.vn sẽ giúp cho bạn phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh chậm dậy thì và ảnh hưởng của nó đối với chiều cao?
Chậm dậy thì ở trẻ đang là một trong những hiện tượng diễn ra phổ biến hiện nay. Những thay đổi về mặt thể chất lẫn tâm sinh lí sẽ luôn khiến những trẻ này phải chịu nhiều thiệt thòi. Điển hình là trẻ sẽ có nhiều nguy cơ thấp, lùn hơn so với các bạn cùng lứa khi trưởng thành.
Chậm dậy thì là bệnh gì?
Chậm dậy thì (hay còn gọi là dậy thì muộn) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường. Thay vì, vào khoảng độ tuổi từ 13 với nữ, từ 15 với nam, cơ thể và tâm lí của trẻ thường có những thay đổi, tuy nhiên với một số trẻ chậm dậy thì quá trình này sẽ không diễn ra hoặc diễn ra muộn hơn. Khi quá trình dậy thì diễn ra muộn, các tuyến sinh dục sẽ không thể cung cấp đủ các hormone (testoterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) cho cơ thể khiến các đặc trưng về giới tính của trẻ trở nên thụ động và chậm phát triển. Bên cạnh đó, chiều cao cũng là một trong những yếu tố bị cản trở bởi quá trình chậm dậy thì.
Trẻ chậm dậy thì thường có thể trạng kém hơn bạn cùng lứa
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm dậy thì?
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí: Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của mỗi người rất cần được cung cấp những dưỡng chất thiết yếu như: Đạm, đường bột, canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin và cả chất béo (khoảng 40 - 50gr mỗi ngày). Thế nhưng, trong giai đoạn này, nhiều người trẻ lại có thói quen ăn uống còn theo sở thích và thiếu lành mạnh mà không biết rằng, chính những thói quen này đang góp phần làm chậm quá trình phát triển về chiều cao, cân nặng và da dẻ của mình.
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên tắc “vàng” cho tuổi dậy thì
Lười vận động: Vận động hay chơi thể thao luôn được coi như là liệu pháp an toàn giúp cơ thể phát triển cân đối và duy trì sức khỏe. Tập luyện và vận động trong giai đoạn dậy thì có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của toàn cơ thể nói chung và chiều cao nói riêng. Đây cũng chính là thời điểm cuối cùng để những bạn trẻ thực hiện mơ ước có được một chiều cao tối ưu nhất. Ngược lại nếu lười vận động và tập luyện, khả năng có được một ngoại hình như mong muốn là rất khó.
Thức khuya nhiều và hay bị stress: Theo một nghiên cứu, có đến 90% bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì thường đang vướng phải nguyên tắc này. Thay vì dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, nhiều bạn trẻ thường duy trì thói quen thức khuya để làm những việc không cần thiết. Thức khuya nhiều làm cho sức khỏe của trẻ trở nên xấu đi từ bên trong lẫn bên ngoài, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ trở nên thường xuyên mệt mỏi và stress nặng. Nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra đều đặn sẽ tác động tiêu cực vào quá trình dậy thì của trẻ.
Dậy thì muộn ảnh hưởng thế nào đến chiều cao?
Trung bình cứ hễ có 10.000 đứa trẻ sẽ có một em bị dậy thì muộn. Dậy thì muộn có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như: Di truyền (do bố, mẹ cũng mắc chứng dậy thì muộn), trẻ chậm phát triển về sinh lí (do chưa được trang bị các kiến thức - kĩ năng trong giai đoạn dậy thì), trẻ đang mắc các bệnh mạn tính về máu, ung thư, bệnh hệ thống hay do những bất thường về nhiễm sắc thể… Những trẻ mắc các bệnh này thường dậy thì muộn hơn bạn cùng lứa và dễ rơi vào tình trạng thiếu sức đề kháng, kém phát triển về thể chất - tinh thần…
Đặc biệt, khi bị dậy thì muộn, chiều cao cơ thể của các trẻ sẽ phát triển rất chậm do các hormone gây dậy thì không thể kích hoạt các cơ xương phát triển, khiến hai đầu của ống xương khép kín lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu ban đầu trẻ không có chiều cao vượt trội trong giai đoạn dậy thì sẽ mãi mãi thấp lùn và luôn thua kém so với các bạn bình thường khi đến tuổi trưởng thành.
Người có chiều cao tốt hơn sẽ có nhiều tự tin hơn
Ở Việt Nam, phần lớn các bệnh nhân mắc chứng dậy thì muộn đều được đưa đi khám và điều trị khá muộn. Do ba mẹ không để ý đến sự thay đổi bất thường của con, họ vốn quen nghĩ con vẫn còn nhỏ dại, chỉ khi trẻ đã qua tuổi dậy thì mà vẫn thấy con mình không khác gì đứa trẻ thì cha mẹ mới lo lắng và đưa đi gặp bác sĩ.
Thời điểm tốt nhất để điều trị chứng dậy thì muộn là khoảng 12 tuổi. Để trẻ phát triển bình thường theo đúng độ tuổi, các bác sĩ sẽ bổ sung hormone sinh dục testosterone cho bé trai để giúp cơ quan sinh dục trở nên trưởng thành, trẻ vỡ giọng và phát triển cơ bắp. Bé gái được bổ sung hormone nữ ostrogen, progesterone để phát triển buồng trứng, tạo chu kỳ kinh nguyệt, phát triển tuyến vú...
Theo các nghiên cứu, những trẻ dậy thì muộn nếu để đến tận năm 18 - 20 tuổi mới bắt đầu điều trị, bác sĩ chỉ có thể giúp "cứu" được chức năng sinh sản, chứ không thể giúp trẻ có vóc dáng của người trưởng thành, bởi đã quá muộn để kích thích phát triển chiều cao.
Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của con, nhất là ở giai đoạn dậy thì, vì trong giai đoạn này trẻ sẽ có nhiều thay đổi và lớn rất nhanh. Tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam thường là 10 - 16 tuổi đối với nữ và 12 - 18 tuổi đối với nam. Ở lứa tuổi này chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh, mỗi năm khoảng 8 - 10cm.
Khi qua giai đoạn dậy thì (sau 16 đối với nữ và sau 18 đối với nam), sức lớn sẽ chậm lại, mỗi năm chỉ tăng khoảng 1 - 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn lại chậm dần, mỗi năm chỉ tăng khoảng 1cm hoặc hầu như không tăng.
Ở một giai đoạn nhất định, cơ thể con người sẽ không thể phát triển chiều cao được nữa, giai đoạn này diễn ra với nữ vào khoảng 20 tuổi và nam là 22 tuổi, đối với những trường hợp tăng chiều cao ngoài độ tuổi này trên thực tế vẫn có nhưng không nhiều.
Chia sẻ