Trang chủ
Bí quyết tăng chiều cao
Sự khác nhau về chiều cao giữa người châu Á lớn lên ở phương Tây và phương Đông
Sự khác nhau về chiều cao giữa người châu Á lớn lên ở phương Tây và phương Đông
Một thực tế ắt hẳn sẽ khiến nhiều người bất ngờ là chiều cao của người châu Á sinh sống tại các quốc gia phương Tây lại lớn hơn hẳn các bạn đồng hương sống tại phương Đông, trong khi họ có cùng nguồn gen di truyền. Vậy, nguyên nhân nào tạo nên sự khác biệt này, cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, di truyển chỉ có thể quyết định 23% chiều cao, 77% còn lại phụ thuộc vào môi trường sống và ý thức chăm sóc sức khoẻ của con người. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá về sự chênh lệch chiều cao giữa cộng đồng người châu Á tại phương Tây và người châu Á sinh sống tại quê hương. Các yếu tố làm nên sự khác biệt này bao gồm:
Dinh dưỡng
Quan niệm dinh dưỡng
Bữa ăn tại các gia đình châu Á ở phương Tây khá đa dạng và khoa học với 4 nhóm thành phần cơ bản: Protein, carbohydrate, calo, vitamin, chất khoáng, giúp cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho các hoạt động thường nhật cũng như quá trình phát triển thể chất. Trong khi đó, người phương Đông lại lựa chọn cơm, mì (tinh bột) làm món ăn chính, mang đến cảm giác no, khiến họ không ăn được nhiều thức ăn, ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng, từ đó cản trở quá trình phát triển chiều cao.
Người châu Á tại phương Tây đã học theo thực đơn dinh dưỡng của người bản địa
Về cách chăm sóc trẻ em
Nhiều trẻ em tại châu Á được chăm sóc theo kinh nghiệm của bố mẹ, gia đình. Chế độ dinh dưỡng tại các thời điểm vàng để phát triển chiều cao như: Mang thai, 0 – 3 tuổi, dậy thì, bị thiếu hụt, sức đề kháng thấp, trẻ thường xuyên ốm yếu, bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao. Trong khi đó, tại phương Tây, từ chế độ dinh dưỡng đến cách chăm sóc con cái đều làm theo chỉ dẫn của các sỹ, chuyên gia dinh dưỡng. Điều này giúp sức khoẻ và chiều cao của trẻ phát triển tốt ngay từ nhỏ.
Chất lượng nguồn thực phẩm
Nếu phương Tây vô cùng xem trọng độ an toàn của thực phẩm, từ khâu sản xuất, chế biến, đóng gói đều có các tổ chức chuyên trách giám sát và kiểm định. Trong khi đó, thực phẩm bẩn, ngộ độc thức ăn lại đang là một vấn nạn lớn ở các quốc gia ở phương Đông, khiến tốc độ phát triển thể chất của người châu Á bị hạn chế khá nhiều.
Quan niệm về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ
Người châu Á ở phương Tây đã học hỏi thói quen sử dụng thực phẩm chăm sóc sức khoẻ của người bản địa, cho con cái sử dụng các loại Vitamin, thực phẩm chức năng ngay từ nhỏ. Nhiều quốc gia phương Tây sở hữu công nghệ nghiên cứu, sản xuất hiện đại, tạo ra những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ hàng đầu Thế Giới. Bên cạnh đó, tại đây còn có nhiều tổ chức uy tín (FDA Hoa Kỳ) chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành cho những sản phẩm có hiệu quả tốt, an toàn để người dân an tâm sử dụng.
Người dân tại Châu Á lại có cái nhìn không mấy thiện cảm về sản phẩm bổ trợ, thực phẩm chức năng mà ưu tiên thực phẩm tự nhiên. Đây phần nào trở thành rào cản, khiến chiều cao của họ không thể phát triển tối ưu.
Vận động
Sự quan tâm đến bộ môn thể dục tại các trường học
Tại phương Tây, số lượng và thời gian cho mỗi tiết học thể chất là khá lớn, các hoạt động, các giải đấu thể thao, nhảy, erobic được tổ chức thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho chiều cao phát triển tốt. Trong khi đó, ở châu Á, thể dục chỉ được xem là một môn học phụ với số lượng 2 tiết/90 phút/ tuần, phần lớn các môn thể thao được áp dụng theo hình thức bắt buộc thay vì để học sinh tự lựa chọn bộ môn vận động.
Tại phương Tây cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc vận động được chú trọng
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc vận động của người dân
Người châu Á tại phương Tây được sinh sống trong một môi trường văn minh, có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc rèn luyện thể chất rất hiện đại, nên việc vận động, luyện tập thể thao diễn ra với tần suất cao và cường độ phù hợp. Ở đây, mỗi khu dân cư đều dành ra một phần diện tích, trang bị các dụng cụ luyện tập cần thiết, bất cứ ai cũng có thể đến luyện tập mà không phải đóng phí.
Trái lại, ở khu vực châu Á vẫn chưa chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, sân bãi cho việc rèn luyện, vận động của người dân.
Giấc ngủ và môi trường sống
Phương Tây đi ngủ sớm hơn phương Đông
Giáo sư Jodi Mindell – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ của bệnh viện nhi Philadelphia, đã tiến hành một cuộc khảo sát về thời điểm ngủ trung bình của trẻ từ 0 – 3 tuổi tại một số quốc gia lớn trên thế giới. Kết quả cho thấy thời gian đi ngủ của trẻ tại các nước phương Tây sớm hơn các nước Đông Á từ 30 phút đến hơn 2 giờ 30 phút.
Phương Tây cho con ngủ riêng từ nhỏ
Ở khu vực châu Á, nhiều người có thói quen ngủ cùng con trong khi phụ huynh Á Đông ở phương Tây chỉ ở cùng đến khi con ngủ say để các con có được một giấc ngủ yên tĩnh, thoải mái, tạo điều kiện để chiều cao phát triển tốt.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình có đông con thường cho các con cùng giới tính ngủ chung với nhau từ nhỏ đến khi lập gia đình. Nếu 1 trong 2 đứa trẻ hoạt động sẽ khiến giấc ngủ của trẻ còn lại bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến việc sản sinh hormone tăng trưởng hGH, từ đó khiến chiều cao trở nên khiêm tốn.
Môi trường sống
Môi trường sống văn minh, hiện đại, khu dân cư cách xa các khu công nghiệp, quy định về xử lý vi phạm tiếng ồn tại các nước phương Tây được quán triệt chặt chẽ giúp giấc ngủ của cộng đồng người châu Á tại đây đảm bảo cả “lượng” và “chất”. Trong khi đó, tại các quốc gia châu Á, nơi sinh sống cũng là nơi kinh doanh, buôn bán, nằm sát đường nên giấc ngủ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ xe cộ.
Người châu Á ở phương Tây đã chú trọng đến việc sử dụng TPBVSK mỗi ngày
Để dẫn chứng về sự chênh lệch chiều cao giữa người châu Á ở phương Tây và đồng hương ở phương Đông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số đối tượng:
- Chị Vương Gia Hân, người Trung Quốc đã sinh sống tại Mỹ từ năm 10 tuổi. Khi so sánh chị Hân với anh chị em của mình ở quê thì nhận thấy rằng, chiều cao của chị hơn hẳn đến 10cm. Chị Hân tiết lộ rằng mình đã học theo bạn bè, sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao trong suốt giai đoạn dậy thì, nhờ vậy trông chị không hề thua kém bạn học.
- Em Makino Tomoaki – 18 tuổi cho biết, sau khi qua Mỹ du học, em nhận thấy chiều cao của mình có sự tăng trưởng đáng kể. Bí quyết giúp em cải thiện chiều cao thành công chính là nhờ tin tưởng và sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao của Mỹ.
Yếu tố khách quan từ môi trường sống, điều kiện vật chất cùng sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt và quan điểm về sử dụng thực phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao đã giúp chiều cao của nhiều người châu Á tại các nước phương Tây dần bắt kịp bạn bè quốc tế. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, di truyền không hoàn toàn quyết định chiều cao và chúng ta có thể cải thiện chiều cao nếu xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao uy tín.
Chia sẻ