Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Tình trạng trẻ chậm phát triển, đặc biệt là chậm phát triển chiều cao rất phổ biến. Điều này kéo dài có thể khiến trẻ chịu cảnh thấp lùn khi trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao và tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý chính xác. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao không? Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân này thông qua bài viêt sau đây của NuBest Tall nhé!
Vấn đề chậm phát triển chiều cao ở trẻ em
Trẻ chậm phát triển chiều cao khi có kết quả chiều cao không đạt chuẩn theo từng mốc độ tuổi, dựa vào bảng chiều cao chuẩn cho trẻ em. Những trẻ này thường có vóc dáng nhỏ bé, cân nặng có thể cũng ít hơn so với mức chuẩn trọng lượng cơ thể. Chậm phát triển chiều cao không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình bên ngoài mà cũng có thể kéo theo những vấn đề về sức khỏe. Trẻ thường có đề kháng kém hơn bạn bè đồng trang lứa.
Trẻ chậm phát triển chiều cao hơn bạn bè cùng lứa do đâu?
Những nguyên nhân chính khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Yếu tố di truyền
Hội chứng Turner, hội chứng Down và chứng loạn sản sụn là những rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ.
-
Hội chứng Turner là tình trạng xảy ra khi một trong các nhiễm sắc thể X bị thiếu một phần hoặc toàn bộ, gây ra các vấn đề về sức khỏe, điển hình là chậm phát triển.
-
Hội chứng Down xảy ra khi có thêm một nhiễm sắc thể thứ 21. Trẻ mắc bệnh Down sẽ bị ảnh hưởng phát triển cả về chiều cao và trí não.
-
Loạn sản sụn là bệnh xương di truyền phổ biến nhất. Tình trạng này khiến tay và chân của trẻ bị ngắn, phần đầu cũng to hơn bình thường.
Yếu tố dinh dưỡng
Xương cần được nuôi dưỡng bởi các chất dinh dưỡng được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày. Xương chậm phát triển khi không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh khiến trẻ không nhận được đầy đủ các nhóm chất cơ bản cũng như các chất tham gia vào quá trình tăng trưởng chiều cao. Đây được xem nguyên nhân chính khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.
Cuộc sống càng hiện đại, cha mẹ càng bận rộn và không có nhiều thời gian để đầu tư dinh dưỡng cho con cái. Một số trường hợp cha mẹ đã cố gắng chăm lo bữa ăn chất lượng cho con nhưng vẫn xảy ra các vấn đề về dinh dưỡng. Sở dĩ do quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm chưa đảm bảo rất dễ làm thất thoát chất. Tùy vào cơ địa mà khả năng hấp thụ cũng khác nhau, một số trẻ có hệ tiêu hóa kém sẽ khó hấp thụ chất hoàn toàn.
Kén ăn cũng là nguyên nhân khiến chiều cao của trẻ tăng chậm
Yếu tố sức khỏe và bệnh tật
Tình trạng sức khỏe tốt cho thấy trẻ có đủ điều kiện tăng trưởng và phát triển đúng tiềm năng. Sức khỏe kém, trẻ mắc bệnh cũng thường có sức đề kháng kém. Việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của xương, thậm chí có thể gây biến đổi chất, ức chế xương. Một số bệnh cụ thể như Down, Turner… tác động trực tiếp lên xương, khiến xương bị kìm hãm tăng trưởng.
Yếu tố môi trường và lối sống
Môi trường sống và lối sinh hoạt hằng ngày tác động rất lớn lên sức khỏe của trẻ cũng như quá trình phát triển thể chất. Trẻ sống trong bầu không khí độc hại, nguồn nước bẩn… dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, trẻ thường xuyên thức khuya, tiếp xúc chất kích thích, thức ăn nhanh, lười vận động… cũng khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển chiều cao
Trẻ có thể bị thiếu cân hoặc béo phì
Đối chiếu các chỉ số cân nặng, chiều cao với bảng quy chuẩn giúp cha mẹ nhận biết tình trạng vóc dáng hiện tại của con. Những trẻ chậm phát triển chiều cao thường kéo theo chậm tăng cân, ngoài thiếu chiều cao thì trẻ cũng bị thiếu cân so với chuẩn. Trong trường hợp trẻ tăng chiều cao chậm nhưng cân nặng vẫn tăng đều thì cơ thể dễ rơi vào trạng thái thừa cân, nặng hơn là béo phì.
Bạn có thể tự kiểm tra điều này bằng cách cân đo chiều cao, cân nặng cho con rồi tiến hành so sánh, hoặc có thể thông qua các phương pháp kiểm tra khi khám định kỳ. Một cách khác để xác định trẻ thiếu cân, thừa cân hay béo phì chính là chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể).
Béo phì là một biểu hiện cho thấy trẻ chậm phát triển về chiều cao
Trẻ có thể bị chậm nói hoặc không tập trung
Những trẻ chậm tăng chiều cao thường cũng sẽ chậm nói hoặc khả năng tập trung kém. Sở dĩ lúc này trẻ thiếu chất nên các cơ quan thần kinh cũng bị ảnh hưởng do không được nuôi dưỡng đầy đủ. Nếu bạn thấy trẻ chậm nói hơn bình thường hoặc con không tập trung học tập hay khi làm một việc gì đó, hãy kiểm tra tình trạng chiều cao, cân nặng cũng như tốc độ tăng trưởng hiện tại của con nhé.
Trẻ có thể bị chậm phát triển tư thế ngồi, đứng hoặc đi
Trẻ chậm tăng chiều cao đồng nghĩa với chậm phát triển ở xương. Xương không được nuôi dưỡng đầy đủ, thiếu kích thích từ các hoạt động thể chất sẽ suy yếu và tăng trưởng chậm. Xương yếu khiến trẻ gặp khó khăn khi thực hiện các tư thế đi, đứng, ngồi. Trong trường hợp cha mẹ phát hiện con chậm đi, đứng hay ngồi, rất có thể con bạn đang chậm phát triển chiều cao.
Các bệnh liên quan đến chậm phát triển chiều cao ở trẻ em
Bệnh suy dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng quyết định phần lớn khả năng phát triển chiều cao của trẻ em. Trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng nếu không được đầu tư cho bữa ăn hằng ngày. Quá trình suy dinh dưỡng thường diễn ra khi trẻ dưới 5 tuổi. Hiện tượng này xảy ra khi trẻ tiêu thụ quá ít calo năng lượng trong một thời gian dài. Trẻ bị suy dinh dưỡng ngoài nhẹ cân thì còn nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ…
Suy dinh dưỡng khiến trẻ bị giảm khối lượng cơ bắp. Hàm lượng khoáng chất trong xương cũng giảm đáng kể khiến xương yếu dần. Trẻ bị suy dinh dưỡng khó tham gia các hoạt động thể chất, hoặc có thể tập thể dục hay chơi thể thao nhưng hiệu suất kém hơn hẳn. Dinh dưỡng không đảm bảo, vận động kém khiến trẻ mất đi lần lượt 32% và 20% khả năng tăng chiều cao tối ưu
Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng đều không tốt cho chiều cao
Bệnh giảm tiết nội tiết tố tăng trưởng
Nội tiết tố tăng trưởng là một yếu tố quan trọng tham gia hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao diễn ra thuận lợi hơn. Loại nội tiết tố này chủ yếu được sản xuất khi trẻ đạt trạng thái sâu giấc vào giấc ngủ buổi tối, sau thời gian tập thể dục hoặc chơi thể thao. Tuyến yên là cơ quan phụ trách sản sinh nội tiết tố tăng trưởng. Tuy nhiên, một số bệnh ở tuyến yên như suy tuyến yên là nguyên nhân khiến giảm sản xuất nội tiết tố này.
Bệnh tim mạch và đường hô hấp
Tim là cơ quan quan trọng hoạt động để nuôi sống toàn bộ cơ thể. Bệnh về tim mạch như suy tim, huyết áp cao/thấp có thể khiến cho cơ thể trao đổi chất nhanh bất thường. Đây có thể là lý do khiến quá trình nạp năng lượng của trẻ bị rút ngắn, gây rối loạn trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Một số bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Trẻ ngủ chập chờn, mất ngủ, ăn không ngon miệng sẽ có tốc độ tăng chiều cao chậm hơn. Ngoài ra, các bệnh về hô hấp cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giữ hơi thở, không tốt cho các hoạt động thể chất. Trẻ ít vận động hoặc vận động không hiệu quả cũng có hệ xương suy yếu và chậm tăng trưởng.
Các biện pháp điều trị và chăm sóc cho trẻ chậm phát triển chiều cao
Điều chỉnh dinh dưỡng
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đủ các nhóm chất theo nhu cầu được khuyến nghị là điều quan trọng nhất để giải quyết vấn đề chậm phát triển chiều cao ở trẻ. Hãy đảm bảo rằng trẻ đang luôn ăn uống đủ chất với các thực phẩm lành mạnh, tươi sống. Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng cho chiều cao như: Cá, tôm, cua, trứng, thịt gà, sữa, sữa chua, phô mai, rau có màu xanh đậm như rau cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh…, các loại đậu và hạt như đậu nành, hạnh nhân…
Ăn uống đủ chất giúp trẻ nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn
Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga… cần được loại bỏ hoặc hạn chế tối đa. Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối hoặc đường cũng nên giảm bớt để tránh gây áp lực lên xương, cản trở tăng trưởng. Vấn đề bảo quản và quá trình chế biến cần được đảm bảo đúng chuẩn tránh gây ra thất thoát chất.
Tập luyện thể dục thường xuyên
Tập thể dục và chơi thể thao giúp giải phóng cơ khỏi trạng thái đè nén thông thường, từ đó thúc đẩy kéo giãn xương. Tập luyện đúng cách còn góp phần gia tăng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng. Thói quen vận động điều độ giúp xương khớp khỏe mạnh, phát triển với tốc độ nhanh và mức cải thiện vượt trội.
Một số hình thức thể dục phù hợp với mục đích tăng chiều cao như: Đạp xe, chạy bộ, đu xà, chạy bộ, tập yoga, bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông… Đây là thói quen tốt cần được duy trì mỗi ngày hoặc tối thiểu là 3 - 5 ngày mỗi tuần. Lưu ý khi tập thể dục nhằm đạt hiệu suất cao:
-
Luôn khởi động trước khi tập và giãn cơ nhẹ nhàng sau khi tập để tránh chấn thương cũng như phục hồi chức năng xương khớp.
-
Chọn bài tập phù hợp với khả năng và sở thích.
-
Cường độ tập vừa sức, không tập khi đang có chấn thương.
-
Chọn trang phục, giày tập thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
-
Không để bụng đói khi tập, thời gian ăn nhẹ nên cách giờ tập khoảng 30 - 45 phút.
Thăm khám và điều trị bệnh tật liên quan
Theo dõi sức khỏe định kỳ giúp bạn kiểm tra tình trạng cơ thể con, tốc độ tăng trưởng hiện tại về chiều cao. Cho trẻ thăm khám định kỳ còn giúp cha mẹ kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường, phát hiện và điều trị các bệnh tật liên quan đến khả năng phát triển chiều cao của con. Thói quen này giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của con.
Rửa tay trước khi ăn là thói quen tốt cần duy trì cho trẻ
Chăm sóc môi trường sống và học tập tốt
Khu vực sinh sống, môi trường trường học nên đảm bảo trong lành, sạch sẽ, khí hậu ôn hòa. Điều kiện này giúp trẻ hoạt động ngoài trời tốt hơn, khỏe mạnh hơn và ít mắc các bệnh vặt. Cha mẹ tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ (đặc biệt là bàn tay), ăn sạch, uống sạch.
Trẻ có thể chậm tăng chiều cao do các yếu tố về di truyền, chế độ dinh dưỡng kém, thiếu vận động thể chất, căng thẳng hoặc các tình trạng bệnh lý khác. Để cải thiện tốc độ tăng trưởng cho trẻ, cha mẹ cần hạn chế các nguyên nhân chúng tôi vừa chia sẻ phía trên. Đồng thời, bạn cần áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ bằng cách ăn uống đủ chất, khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý
- Tin liên quan: Khám phá chiều cao cân nặng chuẩn của 12 cung hoàng đạo
Chia sẻ