Tại sao cần theo dõi chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ?
Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, việc theo dõi sát sao các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ là điều cần thiết. Theo dõi các chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ định kỳ hàng tháng, quý, năm mang lại những lợi ích tuyệt vời như sau:
Đánh giá toàn diện về sức khỏe của trẻ
Chiều cao và cân nặng là hai yếu tố cơ bản giúp phản ánh tình trạng phản triển của một cá nhân theo từng giai đoạn và độ tuổi. Việc cha mẹ theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ giúp các phụ huynh nắm bắt tiến trình phát triển thể chất của trẻ, từ đó cha mẹ biết được con có đang phát triển theo đúng chuẩn hay không. Nếu cân nặng và chiều cao đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn theo độ tuổi, điều đó chứng tỏ trẻ đang phát triển thể chất tốt, cần tạo điều kiện để cơ thể trẻ tiếp tục phát huy và giữ gìn thể trạng tốt.

Khám phá chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ trong độ tuổi từ 1-20
Ngược lại, nếu các chỉ số phản ánh cho tình trạng sức khỏe của trẻ đang bị thấp còi, suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cha mẹ về quá trình chăm sóc trẻ chưa đúng cách. Cận nặng quá thấp có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất quan trọng để phát triển, dẫn đến con có chiều cao trong tương lại thấp lùn so với bạn bè đồng trang lứa. Hay thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao…
Phát hiện sớm những biểu hiện sức khỏe tiềm ẩn
Bên cạnh việc phản ánh sự phát triển thể chất, việc theo dõi các chỉ số về cân nặng và chiều cao còn giúp cha mẹ nhận ra những dấu hiệu vấn đề sức khỏe bất thường ở trẻ để nhận biết dấu hiệu không còn phát triển chiều cao nữa. Nếu trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm hay vượt chuẩn trong một thời gian dài, rất có thể nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố di truyền, suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, các bệnh lý liên quan đến chuyển hoá, tiêu hoá….
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 1-20 tuổi
Làm thế nào để cha mẹ biết con có đang đạt chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn? Theo cập nhật mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đưa ra về bảng chỉ số sức khỏe cho trẻ được phân loại theo giới tính và độ tuổi rõ rệt.
Giai đoạn trẻ sơ sinh
Độ tuổi | Nam | Nữ | ||
Tháng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng |
12 tháng | 74.1 cm | 9.2 kg | 75.7 cm | 9.6 kg |
13 tháng | 75.1 cm | 9.5 kg | 76.9 cm | 9.9kg |
14 tháng | 76.4 cm | 9.7 kg | 77.9 cm | 10.1 kg |
15 tháng | 77.7 cm | 9.9 kg | 79.2 cm | 10.3 kg |
16 tháng | 78.4 cm | 10.2 kg | 80.2 cm | 10.5 kg |
17 tháng | 79.7 cm | 10.4 kg | 81.2 cm | 10.7 kg |
18 tháng | 80.7 cm | 10.6 kg | 82.2 cm | 10.9 kg |
19 tháng | 81.7 cm | 10.8 kg | 83.3 cm | 11.2 kg |
20 tháng | 82.8 cm | 11 kg | 84 cm | 11.3 kg |
21 tháng | 83.5 cm | 11.3 kg | 85 cm | 11.5 kg |
22 tháng | 84.8 cm | 11.5 kg | 86.1 cm | 11.7 kg |
23 tháng | 85.1 cm | 11.7 kg | 86.8 cm | 11.9 kg |

Năm đầu đời tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ có thể đạt mức 25cm
Giai đoạn trẻ từ 2 - 10 tuổi
Độ tuổi | Nam | Nữ | ||
Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | |
2 tuổi | 86.8 cm | 12.5 kg | 85.5 cm | 12 kg |
3 tuổi | 95.2 cm | 14 kg | 94 cm | 14.2 kg |
4 tuổi | 102.3 cm | 16.3 kg | 100.3 cm | 15.4 kg |
5 tuổi | 109.2 cm | 18.4 kg | 107.9 cm | 17.9 kg |
6 tuổi | 115.5 cm | 20.6 kg | 115.5 cm | 19.9 kg |
7 tuổi | 121.9 cm | 22.9 kg | 121.1 cm | 22.4 kg |
8 tuổi | 128 cm | 25.6 kg | 128.2 cm | 25.8 kg |
9 tuổi | 133.3 cm | 28.6 kg | 133.3 cm | 28.1 kg |
10 tuổi | 138.4 cm | 32 kg | 138.4 cm | 31.9 kg |

Ở giai đoạn tiền dậy thì, tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức ổn định từ 5-7 cm/năm
Giai đoạn thanh thiếu niên từ 11-20 tuổi
Độ tuổi | Nam | Nữ | ||
Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | |
11 tuổi | 143.5 cm | 35.6 kg | 144 cm | 36.9 kg |
12 tuổi | 149.1 cm | 39.9 kg | 149.8 cm | 41.5 kg |
13 tuổi | 156.2 cm | 45.3 kg | 156.7 cm | 45.8 kg |
14 tuổi | 163.8 cm | 50.8 kg | 158.7 cm | 47.6 kg |
15 tuổi | 170.1 cm | 56 kg | 159.7 cm | 52.1 kg |
16 tuổi | 173.4 cm | 60.8 kg | 162.5 cm | 53.5 kg |
17 tuổi | 175.2 cm | 64.4 kg | 162.5 cm | 54.4 kg |
18 tuổi | 175.7 cm | 66.9 kg | 163 cm | 56.7 kg |
19 tuổi | 176.5 cm | 68.9 kg | 163 cm | 57.1 kg |
20 tuổi | 177 cm | 70.3 kg | 163.3 cm | 58 kg |

Dậy thì được xem là “cơ hội vàng” cuối cùng để thanh thiếu niên bứt tốc chiều cao lý tưởng
Dựa vào bảng chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn theo độ tuổi và giới tính giúp quý phụ huynh có thể theo sát tình trạng sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, những chỉ số trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo thể trạng sức khoẻ, chủng tộc, chế độ dinh dưỡng, vận động và môi trường sống mà các chỉ số có thể có sự chênh lệch.
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của người trưởng thành
Song song với bảng chỉ số về chiều cao và cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm về bảng chỉ số chiều cao, cân nặng cho độ tuổi trưởng thành.
Nam giới | Nữ giới | |
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng |
30 - 39 kg | 140 cm | 30 - 37 kg |
33 - 40 kg | 142 cm | 32 - 40 kg |
35 - 44 kg | 144 cm | 35 - 42 kg |
38 - 46 kg | 147 cm | 36 - 45 kg |
40 - 50 kg | 150 cm | 39 - 47 kg |
43 - 53 kg | 152 cm | 40 - 50 kg |
45 - 55 kg | 155 cm | 43 - 52 kg |
48 - 59 kg | 157 cm | 45 - 55 kg |
50 - 61 kg | 160 cm | 47 - 57 kg |
53 - 65 kg | 162 cm | 49 - 60 kg |
56 - 68 kg | 165 cm | 51 - 62 kg |
58 - 70 kg | 168 cm | 53 - 65 kg |
60 - 74 kg | 170 cm | 55 - 67 kg |
63 - 76 kg | 173 cm | 57 - 70 kg |
65 - 80 kg | 175 cm | 59 - 72 kg |
67 - 83 kg | 178 cm | 61 - 75 kg |
70 - 85 kg | 180 cm | 63 - 77 kg |
72 - 89 kg | 183 cm | 65 - 80 kg |
Hầu hết, sau độ tuổi 20 chiều cao đã ngừng quá trình tăng trưởng khi các mô sụn và khớp bước vào giai đoạn cốt hoá xương. Khác hẳn với cân nặng vẫn có thể thay đổi liên tục tuỳ theo chế độ dinh dưỡng, vận động và nhu cầu sức khoẻ, làm đẹp của cá nhân.
Bật mí mẹo đo chiều cao và cân nặng chuẩn xác
Sau khi xác định các chỉ số cân nặng và chiều cao chuẩn cho từng độ tuổi và giới tính, cha mẹ cần tìm hiểu các cách đo chiều cao và cân nặng chuẩn xác. Đối với chiều cao, khi đo cha mẹ hãy đảm bảo trẻ đứng thẳng, lưng áp sát vào một mặt phẳng, gót chân chạm đất, đầu thẳng và mắt nhìn về phía trước. Lưu ý, trẻ không mang phụ kiện trong lúc đo như nón, giày độn gót. Cha mẹ dùng thước đo hoặc vạch đánh dấu lên tường rồi đo khoảng cách từ mắt đất lên vị trí đó. Theo các chuyên gia, thời điểm để đo chiều cao lý tưởng là vào buổi sáng sau khi thức dậy. Bởi đây là thời điểm cột sống chưa bị nén lại do các hoạt động trong ngày.

Nắm bí quyết đo chiều cao và cân nặng chuẩn để thu về chỉ số chính xác
Đối với cân nặng, cha mẹ nên đo vào các thời điểm như buổi sáng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để có kết quả đo chính xác nhất. Tương tự như lúc đo chiều cao, trẻ cần đứng thẳng trên cân điện tử, không mang giày dép, hay mặc quần áo dày. Để có số liệu chuẩn, cha mẹ nên đo cân nặng và chiều cao định kỳ mỗi tháng và lưu lại kết quả sau mỗi lần đo, việc này giúp phụ huynh đánh giá được sự phát triển tăng vọt hay dậm chân tại chỗ của trẻ.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ?
Việc chiều cao hay cân nặng có sự thay đổi ở từng nhóm độ tuổi và đối tượng giới tính, nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố khách quan và chủ quan như sau:
Yếu tố di truyền
Di truyền đóng góp 23% trong việc quyết định đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Do đó, nếu cha mẹ sở hữu chiều cao lý tưởng, con cái cũng có khả năng thừa hưởng gen tốt và phát triển chiều cao vượt trội ở độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, không phải cha mẹ cao con cái cũng cao hay ngược lại, cha mẹ thấp lùn, con cũng thấp lùn. Theo các nghiên cứu, ngay cả khi có yếu tố di truyền thuận lợi, nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ hay môi trường sống tốt cũng khó có thể đạt được chiều cao như ý. Do đó, nếu phụ huynh sở hữu chiều cao khiêm tốn, con cái của họ vẫn có cơ hội cao để thay đổi vóc dáng nếu biết tận dụng và thực hiện tốt các yếu tố bên dưới.
Yếu tố dinh dưỡng
Nếu di truyền chỉ chiếm 23% thì dinh dưỡng lại “vượt mặt” chiếm ưu thế quyết định sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ đến 32%. Một chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm chất, cân đối khẩu phần ăn sẽ giúp cho trẻ tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Dưới đây là những nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao và cân nặng:
- Bộ 3 Canxi, vitamin D, vitamin K: Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp xương phát triển chắc khoẻ và kích thích quá trình tăng trưởng. “kéo dài” xương. Canxi là thành phần thiết yếu cấu tạo nên xương, vitamin D và vitamin K hỗ trợ Canxi và các dưỡng chất khác vận chuyển và cố định vào các tế bào xương. Hạn chế quá trình thất thoát và bài tiết các dưỡng chất có lợi cho xương ra bên ngoài cơ thể. Canxi có nhiều trong sữa, hải sản và rau xanh, trong khi đó, vitamin D và vitamin K lại có nhiều trong cá hồi, lòng đỏ trứng, trái cây.
- Chất đạm: Đây là một trong những thành phần chính xây dựng cơ bắp và các mô xương. Cha mẹ có thể bổ sung chất đạm có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc…

Đảm bảo trẻ nhận đủ và đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng có lợi cho quá trình phát triển chiều cao và thể chất
- Collagen: Đóng vai trò mật thiết trong việc cấu tạo nên 90% xương hữu cơ, ngoài ra đây cũng là thành phần giúp bôi trơn khớp, kích thích các mô tăng trưởng vượt trội. Các loại thực phẩm giàu Collagen cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ thông qua nước hầm xương, sữa…
- Chất béo lành mạnh: Đây là dưỡng chất giúp hấp thụ vitamin và cung cấp năng lượng các các bộ phận phát triển và hoạt động hằng ngày. Để cung cấp hàm lượng chất béo lành mạnh cho cơ thể trẻ, cha mẹ nên tham khảo các loại dầu thực vật, cá hồi, hạt chia, quả bơ…
- Kẽm, Magie, Phốt pho: Là các dưỡng chất hỗ trợ chức năng của xương khớp, kích thích quá trình sản sinh hormone tăng trưởng. Một số loại thực phẩm chứa các dưỡng chất trên như thịt, nghêu, sò, ngũ cốc, trứng, các loại hạt…
- Chất xơ, men vi sinh và vitamin tổng hợp: Hỗ trợ quá trình tiêu hoá và hấp thụ các dưỡng chất, cha mẹ không quên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ các thực vật giàu chất xơ, men vi sinh và các vitamin. Ví dụ như các loại rau xanh, củ, sữa chua, sữa, trái cây, các loại ngũ cốc và hạt.
Yếu tố vận động
Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức bền, kích thích các mô sụn, khớp xương phát triển và gia tăng hệ miễn dịch mạnh khoẻ cho cơ thể. Ở độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì, luyện tập thể thao thường xuyên sẽ là bước đệm lý tưởng và tuyệt vời, giúp trẻ em và thanh thiếu niên sớm đạt chiều cao nhanh chóng. Những môn thể thao có lợi cho chiều cao và phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể cân nhắc và khuyến khích con tập luyện như:

Vận động thường xuyên mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần
- Bơi lội: Giúp kéo dài cột sống, tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai của cơ thể.
- Bóng rổ, bóng chuyền: Hỗ trợ phát triển xương, kích thích nội tiết tố tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ.
- Nhảy dây: Giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, hỗ trợ kéo dài xương.
- Chạy bộ, đạp xe, hít xà đơn: Giúp xương chắc khỏe, kéo dài cột sống và các mô sụn, đầu xương cẳng chân, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện.
Việc tập luyện thể thao đa dạng bộ môn với tần suất thường xuyên không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao, gia tăng thể lực mà còn là một trong những phương pháp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Trẻ ít vận động hay lười vận động rất dễ bị thừa cân, béo phì, các nhóm cơ bắp dễ bị teo nhỏ, làm chậm quá trình tăng trưởng chiều cao.
Yếu tố giấc ngủ và môi trường sống
Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, bởi trong quá trình say giấc, tuyến yên sẽ tiết ra nội tiết tố tăng trưởng, kích thích các mô sụn tăng trưởng và kéo dài xương hiệu quả. Theo các nghiên cứu, nội tiết tố tăng trưởng này sẽ được tiết ra nhiều nhất trong khung giờ từ 22h - 2h sáng, do đó trẻ cần có một lịch trình ngủ nghỉ hợp lý.
Để trẻ có một giấc ngủ ngon và phát triển thể chất tốt hơn, cha mẹ cần lưu ý:
- Nên cho trẻ đi ngủ sớm trước 22h, để đảm bảo một giấc ngủ sâu và đủ giấc.
- Tạo không gian phòng ngủ thoáng đãng, ấm áp, hạn chế ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử.
- Hạn chế việc ăn uống trước giờ đi ngủ hay vận động quá mạnh.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc theo độ tuổi: Trẻ 3 - 5 tuổi cần ngủ 10 - 13 tiếng/ngày, trẻ từ 6 - 12 tuổi cần ngủ 9 - 11 tiếng/ngày, và trẻ trên 12 tuổi cần ngủ 7 - 8 tiếng/ngày.

Cha mẹ nên chú ý cho trẻ đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc
Bên cạnh một giấc ngủ đủ, môi trường sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ cần nuôi dưỡng và phát triển trong điều kiện môi trường trong lành, hạn chế ô nhiễm, căng thẳng tâm lý…
Yếu tố cân nặng
Cân nặng được xem là một trong những yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ. Nếu trẻ thừa cân, trọng lượng cơ thể vượt mức sẽ gây áp lực lên xương, làm giảm tốc độ phát triển chiều cao. Ngược lại, trẻ quá gầy, thiếu cân sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu năng lượng hoạt động và phát triển trong tương lai.
Để kiểm soát cân nặng hợp lý, cha mẹ cần:
- Theo dõi chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để đảm bảo trẻ có cân nặng phù hợp với độ tuổi.
- Kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ, cân bằng giữa dinh dưỡng và vận động, tránh tình trạng ăn quá nhiều, nhưng hoạt động ít.
- Hướng dẫn trẻ duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas.
Yếu tố khác - Kết hợp thực phẩm bổ sung
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày, cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung thêm cho trẻ những sản phẩm có công dụng hỗ trợ tăng chiều cao, phát triển thể chất, trí não toàn diện. Đây được xem là giải pháp dinh dưỡng khoa học, hiện đại và hiệu quả được các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyến nghị sử dụng đều đặn mỗi ngày.

Sản phẩm được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hàng ngày giúp trẻ bứt tốc chiều cao vượt trội
Để lựa chọn sản phẩm chất lượng, đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, cha mẹ cần chọn lựa những dòng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, bảng thành phần đa dạng, công dụng… Gợi ý đến cha mẹ các dòng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao đến từ thương hiệu NuBest Hoa Kỳ. Với đa dạng thể loại từ viên uống, viên nhai, sữa bột phù hợp cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 - 19 tuổi.
Nổi bật trong dòng sản phẩm có thể nhắc đến Sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1, được nghiên cứu và phát triển theo công thức chuyên biệt từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ. Sản phẩm thích hợp với thể trạng của trẻ em Việt Nam từ 3 - 18 tuổi, trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, kén ăn, chậm lớn… Sữa NuBest Tall 6 trong 1 mang đến nguồn dưỡng chất dồi dào với bộ tứ tăng chiều cao toàn diện gồm Canxi chiết xuất từ Aquamin™ F, vitamin D3, vitamin K2, Collagen type II và hàm lượng Phốt pho tăng cường.

Hàng triệu phụ huynh tin dùng và lựa chọn sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1 cho các con
Song song với bộ tứ tăng chiều cao vượt bậc, sữa NuBest Tall 6 trong 1 còn bổ sung các nhóm dưỡng chất giúp bổ sung năng lượng, tiêu hoá khoẻ, tăng đề kháng, phát triển thể chất, trí não. Trong đó có thể kể đến như 1 tỷ CFU lợi khuẩn, sữa non Colostrum, chất xơ hoà tan Inulin & FOS, DHA, đạm sữa cô đặc, hơn 30 vi khoáng chất. Sản phẩm đạt các chứng nhận chất lượng từ GMP, FDA Hoa Kỳ, Bộ Y Tế và hơn hàng ngàn phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh, thanh thiếu niên về hiệu quả tăng chiều cao vượt trội cao trên 1m75, 1m80.
Bên cạnh dòng sản phẩm sữa tăng chiều cao NuBest Tall 6 trong 1, cha mẹ có thể tham khảo và bổ sung thêm cho trẻ các sản phẩm khác như sữa bột NuBest Tall hương Chocolate, sữa bột NuBest Tall hương Vanilla, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NuBest Tall, NuBest Tall 10+, NuBest Tall Kids.
FAQs
Có nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ?
Việc bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ là một sự lựa chọn đáng cân nhắc, nhưng cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong các sản phẩm thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao chất lượng thường chứa các dưỡng chất quan trọng như Canxi, vitamin D, vitamin K, Phốt Pho, Collagen, Kẽm, cùng nhiều vi khoáng khác. Đây được xem là các dưỡng chất quan trọng góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát triển xương tối ưu. Theo các chuyên gia, sản phẩm này có thể hỗ trợ quá trình tăng trưởng, đặc biệt với trẻ có chế độ ăn uống chưa cân đối hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Tuy nhiên, việc bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao vẫn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và đủ giấc. Hơn nữa, không phải sản phẩm hỗ trợ nào cũng mang đến hiệu quả cải thiện vóc dáng cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho trẻ sử dụng, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sự phát triển của trẻ.
Sở hữu chiều cao và cân nặng chuẩn mang đến cho trẻ những lợi ích gì?
Sở hữu chiều cao và cân nặng chuẩn giúp trẻ có một sức khỏe tốt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và phát triển thể chất toàn diện. Ngoài ra, chiều cao lý tưởng trên 1m75, 1m80 giúp trẻ thêm phần tự tin, tạo lợi thế lớn trong công việc và giao tiếp trong tương lai. Một vóc dáng cân đối cũng hỗ trợ trẻ vận động linh hoạt, giúp trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động thể thao và rèn luyện thể chất. Hơn nữa, thể trạng tốt còn giúp trẻ tập trung học tập hiệu quả, phát triển tư duy linh hoạt, ghi nhớ tốt, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
Độ tuổi nào trẻ phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất?
Theo các nghiên cứu, trẻ phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất trong 3 giai đoạn vàng. Đầu tiên là giai đoạn 1000 ngày đầu đời (trẻ từ 0 - 3 tuổi). Đây là thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất, đặc biệt trong năm đầu tiên trẻ có thể tăng 25 cm và đạt 50% chiều cao lúc trưởng thành vào năm thứ hai. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tiền dậy thì (trẻ từ 6 - 10 tuổi). Tốc độ chiều cao phát triển ổn định từ 5 - 7 cm/năm. Và cuối cùng, giai đoạn dậy thì (trẻ từ 10 - 18 tuổi), là thời kỳ tăng trưởng vượt bậc, trẻ có thể cao thêm từ 8 - 12 cm/năm, trong 1 - 2 năm tăng trưởng đỉnh điểm. Sau giai đoạn dậy thì, quá trình tăng trưởng chậm lại và dừng hẳn ở độ tuổi 20. Do đó, cha mẹ cần tận dụng các giai đoạn vàng để giúp trẻ sớm đạt chiều cao như ý.