Caffeine ảnh hưởng như thế nào đối với chiều cao?

Mục lục

    Chia sẻ

    Các loại thức uống chứa Caffeine thường hấp dẫn trẻ em bởi hương vị hấp dẫn. Thế nhưng nhiều thông tin cho rằng Caffeine là một chất kích thích có khả năng ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng chiều cao của trẻ. Vậy điều này có thực sự đúng hay không? Có đúng là caffein có tác động đến sự phát triển chiều cao hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của NuBest Tall nhé!

    Khái niệm Caffeine

    Caffeine là một dạng chất kích thích thần kinh tự nhiên có trong cà phê, ca cao, trà xanh... Đây là một loại alkaloid thuộc nhóm xanthine và có tác dụng kích thích trung tâm thần kinh và tim mạch. Caffeine có thể giúp tăng tập trung, giảm mệt mỏi và tăng cường hiệu suất thể chất. Ngày nay, càng nhiều người phụ thuộc vào các loại thức uống Caffeine để tỉnh táo hơn. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng không ngoại lệ lựa chọn các sản phẩm chứa Caffeine để thỏa mãn nhu cầu ăn uống cũng như tạo cảm giác hưng phấn, tỉnh táo, tập trung học tập. 

    caffeine-tac-dong-den-qua-trinh-phat-trien-the-chat-cua-tre

    Caffeine tác động đến quá trình phát triển thể chất của trẻ

    Thực phẩm bổ sung Caffeine

    Caffeine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm bao gồm:

    • Cà phê: Các thức uống cà phê là nguồn cung cấp Caffeine phổ biến nhất. Caffeine được tìm thấy tự nhiên trong hạt cà phê và được giải phóng khi cà phê được rang. Đó là lý do nhiều người uống cà phê nhằm mục đích tăng khả năng tỉnh táo.

    • Trà: Chất kích thích Caffeine cũng được tìm thấy trong trà, đặc biệt là trà đen và trà xanh.

    • Cacao: Caffeine cũng được tìm thấy trong hạt cacao và sản phẩm từ cacao như chocolate, các loại nước uống có vị cacao, bánh kem, bánh quy...

    • Nước tăng lực: Caffeine là một dạng chất kích thích thần kinh và mang lại cảm giác tràn đầy năng lượng cho người uống. Đó là lý do các loại nước tăng lực thường có thành phần Caffeine.

    • Nước ngọt: Các loại nước ngọt có ga đều chứa Caffeine nhằm mang đến hương vị hấp dẫn. Một số loại nước uống đóng chai cũng có thể chứa Caffeine.

    Ngoài các loại thực phẩm trên, Caffeine còn được sử dụng làm thành phần bổ sung trong một số loại thuốc giảm đau. Điều này là nhờ hiệu quả kích thích thần kinh trung ương, tạo cảm giác thoải mái, giảm đau đớn cho người uống.

    cac-mon-uong-ca-phe-la-thuc-pham-co-ban-chua-caffeine

    Các món uống cà phê là thực phẩm cơ bản chứa Caffeine

    Caffeine ảnh hưởng đến chiều cao như thế nào?

    Trên thực tế, chất Caffeine không trực tiếp tác động đến chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, Caffeine lại gây ra một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng không tốt đến khả năng phát triển chiều cao như sau:

    Giảm hấp thụ canxi

    Caffeine được cho là cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể khi sử dụng quá liều lượng cho phép. Canxi lại là thành phần quan trọng của xương, cần được bổ sung đúng nhu cầu để xương khỏe, phát triển tốt. Uống nhiều Caffeine khiến cơ thể hấp thụ không đủ canxi, xương thiếu canxi sẽ dễ gãy xương và loãng xương. Mặt khác, canxi sau khi bổ sung không được hấp thụ hoàn toàn sẽ tích tụ gây táo bón, sỏi thận. Đây là những tác động không tốt khiến trẻ chậm tăng trưởng.

    Tăng cân nhanh

    Các sản phẩm chứa Caffeine cũng có thể chứa nhiều đường như nước ngọt, nước tăng lực, chocolate ngọt, biến thể từ cà phê… Nạp quá nhiều hoặc thường xuyên các sản phẩm này khiến trẻ tăng cân nhanh, dẫn đến thừa cân và béo phì. Chưa nói đến các tác hại khác cho sức khỏe, trẻ thừa cân, béo phì có lượng mỡ cơ thể lớn thường chèn vào xương làm cho xương không có đủ không gian để lớn lên và kéo dài.

    Gây mất nước

    Một số loại đồ uống chứa Caffeine có thể gây mất nước và làm giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể. Việc thiếu hụt các dưỡng chất này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên. Đồng thời, cơ thể thiếu nước và không được bù đắp kịp thời sẽ giảm khả năng linh hoạt của khớp, hạn chế vận động và khiến xương suy yếu.

    Rối loạn giấc ngủ

    Nếu uống các sản phẩm chứa Caffeine vào buổi tối hoặc chiều tối, trẻ có thể bị mất ngủ, khó ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn. Giấc ngủ không đảm bảo sẽ giảm khả năng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng, cản trở trao đổi chất khiến xương phát triển khó khăn. Mất ngủ lâu ngày có thể trở thành căn bệnh kinh niên nên cần cải thiện ngay.

    uong-nhieu-caffeine-co-the-khien-tre-bi-mat-ngu

    Uống nhiều Caffeine có thể khiến trẻ bị mất ngủ

    Lợi ích và tác hại đối với sức khỏe khi bổ sung Caffeine

    Caffeine có lợi ích gì?

    • Caffeine giúp người uống tăng năng lượng, tăng cường sự tập trung nhờ cảm giác tỉnh táo. Nhờ vậy, trẻ học tập hăng say và cũng cải thiện hiệu suất làm việc, giảm thiểu mệt mỏi. Bổ sung năng lượng bằng Caffeine mang đến hiệu quả tập thể dục, chơi thể thao tốt hơn.

    • Caffeine kích thích lên hệ thần kinh nên trong một số trường hợp có thể giảm đau đầu, đau cơ...

    • Một số người tìm đến Caffeine nhằm cải thiện tâm trạng buồn chán, tăng cảm giác thoải mái và thư giãn tốt hơn.

    • Nhờ sự tác động đến não bộ mà Caffeine góp phần cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ.

    • Nếu uống Caffeine đúng cách, bạn có thể giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh như xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan.

    • Cải thiện một số chức năng cơ thể: Một lượng Caffeine vừa đủ giúp tăng khả năng trao đổi chất lành mạnh, giúp bạn ổn định cân nặng. 

    Tác hại khi uống Caffeine

    Nếu dùng quá nhiều Caffeine, bạn có thể đối mặt với những tác dụng phụ như:

    • Caffeine là một chất kích thích mạnh và có thể làm cho bạn lo âu và khó ngủ. Nếu bạn uống caffeine quá nhiều hoặc vào buổi chiều hoặc tối, nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ tối đó của bạn.

    • Caffeine nếu uống quá liều hoặc cơ địa nhạy cảm có thể gây ra tăng huyết áp tạm thời, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử vấn đề về huyết áp.

    • Caffeine gây ra cảm giác chóng mặt và run tay, nhất là khi bạn uống khi bụng đói.

    • Một số vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy cũng là tác dụng phụ khi uống Caffeine.

    • Uống nhiều caffeine rất dễ làm bạn nghiện và cơ thể tạo ra nhu cầu uống nhiều hơn, thậm chí nếu bạn không bổ sung kịp sẽ bị khó chịu, mệt mỏi, buồn ngủ…

    • Nếu bạn có bệnh tim hoặc đang dùng thuốc liên quan đến tim, uống caffeine có thể gây ra tác hại đến sức khỏe.

    Những tác hại này theo thời gian gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, thần kinh, chậm phát triển… Theo đó, người có tiền sử bệnh huyết áp, bệnh tim, người dễ mất ngủ, trẻ em dưới 12 tuổi không nên tiêu thụ Caffeine để bảo vệ sức khỏe.

    tre-em-nen-uong-cac-loai-thuc-uong-lanh-manh-khac

    Trẻ em nên uống các loại thức uống lành mạnh khác

    Có thể thay thế Caffeine bằng những đồ uống lành mạnh nào?

    Caffeine có thể mang lại cảm giác tỉnh táo nhất thời, sau khi đã hết tác dụng khiến thần kinh trở nên mệt mỏi. Nếu không quá cần thiết, trẻ em và thanh thiếu niên nên hạn chế để đảm bảo khả năng tăng trưởng đúng tiềm năng, đặc biệt trẻ dưới 12 tuổi cần tránh xa các thức uống nhiều Caffeine. 

    Dưới đây là một số loại thức uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng mà trẻ nên bổ sung để có tốc độ phát triển chiều cao tối ưu:

    • Nước lọc: Có khoảng 30% xương của trẻ là nước, nước cũng bôi trơn sụn khớp để trẻ vận động linh hoạt. Uống đủ nước mỗi ngày giúp nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh.

    • Nước ép trái cây: Trái cây giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng đề kháng và phát triển tốt. Tuy vậy, nước ép thực chất chỉ giữ lại vi khoáng và đường, chất xơ gần như bị loại bỏ hoàn toàn. Uống nước ép sẽ bổ sung lượng đường lớn hơn khi bạn ăn trái cây trực tiếp. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên uống một lượng nước ép vừa phải, không quá 300ml/ngày và không quá 5 ngày/tuần.

    • Sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm được khuyến nghị nhằm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Sữa bò mang đến một lượng dưỡng chất nhất định. Tuy nhiên, một số trẻ có cơ địa bất dung nạp lactose có thể sẽ không phù hợp với các sản phẩm sữa. Cha mẹ cần chú ý lựa chọn loại sữa phù hợp hoặc chọn giải pháp thay thế hợp lý.

    • Sữa chua: Sữa chua là một thức uống tuyệt vời cho trẻ, cung cấp canxi và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ.

    • Sữa từ các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, đậu nành, óc chó, mắc-ca… chứa hàng loại vi khoáng cũng như chất xơ. Dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật như sữa hạt hầu như lành tính cho trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu trẻ thích uống sữa, cha mẹ có thể tự làm sữa hạt rất đơn giản tại nhà để đảm bảo giá trị dưỡng chất vốn có.

    • Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều protein, chất xơ, vi khoáng quan trọng. Ngũ cốc có thể trộn cùng sữa tươi, sữa hạt, sữa chua, thêm trái cây phù hợp để tăng cường dinh dưỡng. Đây là thực phẩm giàu năng lượng cho bữa sáng, bữa ăn phụ hoặc bạn có thể cho trẻ ăn trước khi tập thể dục 30 - 45 phút để có đủ sức lực vận động hiệu quả.

    • Nước ép rau củ: Một số loại rau củ có thể ép thành nước và trở thành thức uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng và chất xơ. Có thể kể đến các loại rau củ đang được nhiều trẻ em và thanh thiếu niên yêu thích như: Cải xoăn, rau bina, cần tây, cà rốt, cà chua, rau má, dưa leo…

    nuoc-ep-ca-chua-chua-nhieu-vi-khoang-quan-trong-cho-tre

    Nước ép cà chua chứa nhiều vi khoáng quan trọng cho trẻ

    Các loại thức uống chứa Caffeine đang trở thành xu hướng đồ uống hiện đại được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến trình tăng trưởng chiều cao diễn ra thuận lợi và hết tiềm năng, trẻ nên hạn chế uống các sản phẩm nhiều Caffeine. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên cho trẻ bổ sung các nguồn thực phẩm lành mạnh hơn, tăng cường dinh dưỡng khoa học, tập luyện thường xuyên, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.

    Related post: