logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
28/02/2024

 

Bạn đã bước vào hành trình đầy kỳ diệu của thai kỳ, và trong suốt thời gian này, có lẽ bạn đang tự hỏi về sự phát triển của thai nhi trong bụng mình. Có phải bé đang tăng trưởng về chiều cao và cân nặng không? Câu trả lời là có, đúng như bạn nghĩ! Mỗi tuần, thai nhi của bạn đều đạt được những mốc phát triển nhất định về cân nặng và chiều cao. Và những thông tin này không chỉ là điều thú vị, mà còn rất quan trọng để bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những điều này để bạn có thể yên tâm hơn trong quá trình mang thai nhé!

Giới thiệu về chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi

Thai nhi liên tục phát triển trong thời gian trong bụng mẹ để đạt kích thước chuẩn về chiều cao và cân nặng. Các chỉ số này sẽ được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhằm dự đoán tình trạng sức khỏe thai nhi. Trong thời gian thai kỳ, tình trạng phát triển của thai nhi chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp chăm sóc và đầu tư dinh dưỡng của người mẹ. Mẹ chăm sóc thai kỳ khoa học, em bé chào đời khỏe mạnh, đủ tháng sẽ có chiều dài cơ thể chuẩn là 50 - 51 cm và nặng 3,3 - 3,5 kg.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi

Tuần tuổi

Chiều cao

Cân nặng

Tuần tuổi

Chiều cao

Cân nặng

Tuần thứ 8

1,6 cm

1 gam

Tuần thứ 25

34,6 cm

660 gam

Tuần thứ 9

2,3 cm

2 gam

Tuần thứ 26

35,6 cm

760 gam

Tuần thứ 10

3,1 cm

4 gam

Tuần thứ 27

36,6 cm

875 gam

Tuần thứ 11

3,1 cm

7 gam

Tuần thứ 28

37,6 cm

1005 gam

Tuần thứ 12

5,4 cm

14 gam

Tuần thứ 29

38,6 cm

1153 gam

Tuần thứ 13

7,4 cm

23 gam

Tuần thứ 30

39,9 cm

1319 gam

Tuần thứ 14

8,7 cm

43 gam

Tuần thứ 31

41,1 cm

1502 gam

Tuần thứ 15

10,1 cm

70 gam

Tuần thứ 32

42,4 cm

1702 gam

Tuần thứ 16

11,6 cm

100 gam

Tuần thứ 33

43,7 cm

1918 gam

Tuần thứ 17

13 cm

140 gam

Tuần thứ 34

45 cm

2146 gam

Tuần thứ 18

14,2 cm

190 gam

Tuần thứ 35

46,2 cm

2383 gam

Tuần thứ 19

15,6 cm

240 gam

Tuần thứ 36

47,4 cm

2622 gam

Tuần thứ 20

16,4 cm

300 gam

Tuần thứ 37

48,6 cm

2859 gam

Tuần thứ 21

25,6 cm

360 gam

Tuần thứ 38

49,8 cm

3083 gam

Tuần thứ 22

27,8 cm

430 gam

Tuần thứ 39

50,7 cm

3288 gam

Tuần thứ 23

28,9 cm

501 gam

Tuần thứ 40

51,2 cm

3462 gam

Tuần thứ 24

30 cm

600 gam

 

Quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (0 - 12 tuần)

Trong 3 tháng đầu tiên (khoảng 12 tuần), thai nhi chủ yếu trong quá trình hình thành và hoàn thiện phôi thai. Sau 6 tuần, phôi thai hoàn thiện, bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển và có những thay đổi nhất định về chiều dài cũng như trọng lượng. Cuối tam cá nguyệt thứ nhất (khoảng cuối tuần 12), thai nhi có thể nặng 14 gam và dài 5,4 cm.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (13 - 28 tuần)

Ở tam cá nguyệt thứ 2, cơ bắp đã bắt đầu xuất hiện và dần hoàn thiện. Khả năng tăng trưởng của thai nhi trong thời gian này được tác động bởi nhiều yếu tố, bên cạnh chế độ chăm sóc của mẹ thì có các yếu tố bên trong như nội tiết tố, biểu bì, nguyên bào sợi... Ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 (khoảng 28 tuần), thai nhi đạt chuẩn chiều dài với mức 37,6 kg và nặng khoảng 1005 gam.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 (29 - 40 tuần)

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, trẻ có những phát triển vượt bậc cả về chiều cao, cân nặng và trí não. Kết quả cuối giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 còn phụ thuộc một phần vào gen di truyền, giới tính của thai nhi cũng như một số yếu tố về tình trạng cơ thể. Thai nhi 40 tuần đủ ngày, đủ tháng chào đời khỏe mạnh có chiều dài khoảng 51,2 cm và nặng 3462 gam.

thai-nhi-chao-doi-o-khoang-tuan-40-duoc-coi-la-du-ngay-du-thang

Thai nhi chào đời ở khoảng tuần 40 được coi là đủ ngày đủ tháng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi

Yếu tố di truyền

Gen di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của thai nhi, ảnh hưởng này cũng sẽ theo trẻ trong suốt thời gian thơ ấu. Cha mẹ thấp lùn thường lo lắng con cái cũng cùng tình trạng vóc dáng này. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi đây không phải yếu tố quyết định tất cả chiều cao, cân nặng của con. Thai nhi dù có gen di truyền không tốt nhưng được nuôi dưỡng đầy đủ và chăm sóc khoa học cũng có thể chào đời khỏe mạnh và đạt chuẩn các chỉ số cân nặng, chiều cao.

Yếu tố dinh dưỡng

Trong thời gian thai kỳ, dinh dưỡng của người mẹ rất quan trọng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ở từng giai đoạn tuần tuổi, thai nhi cần mức độ dưỡng chất khác nhau. Sự bổ sung dinh dưỡng cần được đầu tư theo hướng dẫn khoa học, thông qua các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng hằng ngày. Mẹ ăn uống đủ chất và hợp lý trong suốt thai kỳ giúp thai nhi tiếp nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển 9 tháng trong bụng mẹ.

Yếu tố môi trường sống

Môi trường sống ảnh hưởng đến mọi hoạt động của mẹ trong thời gian mang thai. Các mẹ bầu sống trong môi trường trong lành, thời tiết ổn định, thoáng mát, nguồn nước sạch… sẽ khỏe mạnh hơn. Khu vực sinh sống tốt giúp mẹ bầu có không gian vận động ngoài trời, hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại từ bên ngoài. 

Ngược lại, trường hợp môi trường sống không đảm bảo, mẹ bầu sống trong khu vực bị ô nhiễm (không khí, nước…) thì sức đề kháng suy giảm. Điều này không chỉ tác động đến khả năng phát triển của thai nhi mà còn khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng xấu. Môi trường sống thuận lợi là điều kiện để thai nhi phát triển toàn diện.

Yếu tố sức khỏe của mẹ trong thai kỳ

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của thai nhi. Trong thai kỳ, mẹ cần giữ gìn sức khỏe, hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh để tránh tác động xấu đến tình trạng thai nhi. Mẹ ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa các yếu tố gây hại để luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

me-khoe-manh-giup-thai-nhi-phat-trien-can-bang

Mẹ khỏe mạnh giúp thai nhi phát triển cân bằng

Cách đo và đánh giá chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi

Các phương pháp đo chiều cao và cân nặng của thai nhi

Thông thường, thai nhi sẽ được đo chiều cao và cân nặng thông qua phương pháp siêu âm. Về chiều cao, thai nhi trước 20 tuần sẽ đo từ đỉnh đầu đến mông do lúc này chủ yếu em bé nằm co người trong bụng mẹ. Sau 20 tuần, để đo chiều dài cơ thể, bác sĩ sẽ đo từ vị trí đầu đến gót chân. Còn về cân nặng, có nhiều công thức được áp dụng tùy vào tình huống siêu âm như sau:

  • Cân nặng (gam) = (BPD - 60) x 100 = 88,69 x BPD - 5062 (BPD tính theo mm)

  • Cân nặng (gam) = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL - 4213,37 (BPD, TAD, FL tính theo mm)

  • Cân nặng (gam) = 7971 x TAD/100 - 4995 (TAD tính theo mm) 

  • Cân nặng (gam) = 1,07 x BPD and BPD and BPD x 0,3 x AC x AC x FL (BPD, AC, FL tính theo cm)

  • Cân nặng (gam) = (Chiều cao tử cung + AC) x 100 / 4 (chiều cao tử cung và AC tính theo cm)

Trong đó, BPD là đường kính lưỡng đỉnh, TAD là đường kính ngang bụng, FL là chiều dài xương đùi, AC là chu vi bụng.

Các chỉ số chuẩn để đánh giá sự phát triển của thai nhi

Hầu hết các chỉ số được sử dụng để đánh giá quá trình phát triển của thai nhi sẽ được thể hiện trong phiếu siêu âm thai định kỳ. Dưới đây là một số chỉ số điển hình:

  • Tuổi thai (GA)

  • Chiều dài đầu mông (CRL)

  • Chiều dài xương đùi (FL)

  • Đường kính túi thai (GSD)

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

  • Khối lượng thai dự đoán (EFW)

  • Đường kính ngang bụng (TTD)

  • Chu vi đầu (HC)

  • Đường kính trước và sau bụng (APTD)

  • Đường kính xương chẩm (OFD)

  • Đường kính cơ hoành (TAD)

  • Đường kính ngực (THD)

  • Đường kính tiểu não (CER)

  • Tình trạng nước ối (AF)

  • Chiều dài xương cánh tay (HUM)

tre-co-nhung-phat-trien-nhat-dinh-o-tung-giai-doan-thai-ky

Trẻ có những phát triển nhất định ở từng giai đoạn thai kỳ

Những vấn đề liên quan đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi

Rối loạn phát triển thai nhi

Thai nhi có thể bị rối loạn phát triển trong thai kỳ vì nhiều lý do khác nhau đến từ yếu tố khách quan hoặc bên trong cơ thể. Triệu chứng điển hình cho thấy thai nhi rối loạn phát triển chính là con có chỉ số cân nặng, chiều cao không đạt chuẩn như bảng quy chiếu theo tuần tuổi. Thai nhi có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn so với tuần tuổi được xem là rối loạn tăng trưởng. 

Một số nguyên nhân khiến thai phải đối mặt với tình trạng này như:

  • Thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, hoặc bất thường trong nhiễm sắc thể.

  • Thai phụ bị tiền sản giật.

  • Thai phụ mang đa thai khiến thai nhi gặp khó khăn khi hấp thụ dinh dưỡng.

  • Nhau thai bất thường như suy chức năng bánh nhau, nhau bám màng... hoặc tử cung của mẹ có những dấu hiệu bất thường.

  • Suy dinh dưỡng thai nhi xảy ra khi mẹ ăn uống thiếu lành mạnh, mẹ mắc bệnh cần điều trị thuốc, đặc biệt là huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ.

  • Mẹ tiếp xúc với các yếu tố gây hại như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, hóa chất độc hại… hoặc các chứng nhiễm trùng xảy ra bên trong cơ thể.

Các bệnh liên quan đến thai nhi

Có nhiều bệnh và vấn đề ở thai nhi hoặc người mẹ liên quan đến sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Suy dinh dưỡng thai nhi: Thai nhi không nhận được đủ dưỡng chất từ mẹ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của thai nhi.

  • Hội chứng Down: Đây là một bệnh về gen di truyền, khiến thai nhi có một số đặc điểm về mặt vật lý và trí tuệ. Hội chứng Down được phát hiện khi xét nghiệm dị tật thai nhi.

  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là một khối u ở tử cung có thể gây ra vấn đề cho thai nhi, bao gồm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

  • Bệnh tim bẩm sinh: Các bệnh tim bẩm sinh gây ra vấn đề về sức khỏe tim và mạch máu của thai nhi, bao gồm lỗ thất tim, tắc động mạch chủ…

  • Tiểu đường thai kỳ: Khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề sức khỏe như đau đầu, sinh non, trầm cảm, phù nề, và tăng nguy cơ bị bệnh lý hô hấp.

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần thai kỳ: Mẹ gặp vấn đề về tâm thần có thể ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và các vấn đề sức khỏe khác

me-cang-thang-qua-muc-khien-thai-nhi-phat-trien-khong-on-dinh

Mẹ căng thẳng quá mức khiến thai nhi phát triển không ổn định

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho thai nhi để phát triển chiều cao và cân nặng

Chăm sóc sức khỏe 9 tháng thai kỳ giúp thai nhi phát triển cân bằng và đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng. Để con yêu chào đời khỏe mạnh, cha mẹ lưu ý chế độ chăm sóc thai phụ khoa học như sau:

Về dinh dưỡng

Mẹ chú ý đầu tư đầy đủ dinh dưỡng theo đúng nhu cầu khuyến nghị ở từng giai đoạn tuần tuổi. Các nhóm chất chính bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cần được bổ sung từ thực phẩm ăn uống hằng ngày và đảm bảo lành mạnh. Mẹ tránh lối sinh hoạt “ăn gấp đôi” khi mang thai bởi nếu nạp năng lượng quá nhiều cũng khiến thai nhi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Ngoài tăng cường thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều rau củ, trái cây thì mẹ cũng tránh các loại thực phẩm có khả năng cản trở thai nhi phát triển. Các thực phẩm này bao gồm thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt… 

Về vận động

Mặc dù cơ thể mẹ trong thời gian mang thai rất nặng nề, thế nhưng bạn cũng nên vận động mỗi ngày. Tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với phụ nữ có thai giúp thai nhi tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hỗ trợ phát triển thể chất và trí não. Vận động đúng cách cũng giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, linh hoạt cơ thể hơn, tránh các chứng căng cơ, chuột rút thường xảy ra khi mang thai.

Về nghỉ ngơi

Ngủ đủ giấc giúp cả mẹ và thai nhi nghỉ ngơi, thư giãn, tạo điều kiện tăng trưởng tốt nhất. Mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày, đi ngủ sớm và đảm bảo thời lượng giấc ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng cần hạn chế căng thẳng sẽ không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi. Hãy vận động nhẹ nhàng hoặc tham gia một số hoạt động tập thể, ngoài trời, thư giãn theo sở thích để có tâm lý thoải mái nhé.

me-giu-tam-ly-thoai-mai-de-thai-nhi-phat-trien-khoe-manh

Mẹ giữ tâm lý thoải mái để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Thai nhi được chăm sóc đúng cách trong suốt thai kỳ sẽ phát triển tối ưu để đạt cân nặng, chiều cao chuẩn khi chào đời. Đây cũng là tiền đề vững vàng cho quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra thuận lợi sau khi chào đời. Bạn đừng quên áp dụng các chế độ sinh hoạt lành mạnh mà chúng tôi vừa chia sẻ để có thời gian thai kỳ khỏe mạnh, con yêu đạt chuẩn chiều cao, cân nặng nhé.

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la