Sự thật: Làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Quá trình phát triển chiều cao bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Vậy, làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Làm sao để trẻ cải thiện vóc dáng, nâng cao sức khỏe hiệu quả? NuBest Tall sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết sau.
Làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Chiều cao bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: gen di truyền, dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, môi trường, giấc ngủ… Khi những yếu tố này được tối ưu, cơ thể sẽ sản sinh các loại nội tiết tố cần thiết và kích thích sụn tăng trưởng đầu xương phát triển, gia tăng mật độ khoáng xương.
Làm việc nặng có ảnh hưởng gì đến chiều cao?
Rèn luyện thể chất chiếm 20% ảnh hưởng đến chiều cao. Yếu tố này bao gồm toàn bộ những hoạt động cải thiện sức khỏe, nâng cao hoạt động của hệ cơ - xương - khớp. Trẻ em có chế độ rèn luyện phù hợp với tần suất hợp lý sẽ gia tăng chiều cao thuận lợi, hạn chế được các bệnh như béo phì, thừa cân, suy dinh dưỡng, thấp còi.
Làm việc nặng có thể xếp vào nhóm rèn luyện thể chất, do đó có thể nói rằng hoạt động này có ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, thay vì tác động tích cực như tập luyện thể dục thể thao, làm việc nặng mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Nếu phải làm việc nặng trong thời gian dài, trẻ trong độ tuổi phát triển tự nhiên rất dễ mắc các bệnh lý cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hạn chế tăng chiều cao.
Làm việc nặng có ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao. Thực hiện các công việc nặng trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị bệnh liên quan đến hệ xương.
- Xem thêm: Vì sao vận động ảnh hưởng đến chiều cao?
Những tác hại khi làm việc nặng thường xuyên
Đối với trẻ em, thực hiện những công việc nặng nhọc trong thời gian dài sẽ dẫn đến những vấn đề sau đây.
Tăng áp lực lên cột sống
Cột sống là phần xương nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Với trẻ em và thanh thiếu niên, sự phát triển của cột sống có ảnh hưởng lớn đến chiều cao. Khi phải làm việc nặng quá nhiều, cột sống chịu áp lực lớn nên dễ bị đau nhức. Các đĩa đệm và xương bị chèn ép khiến trẻ khó nâng cao vóc dáng, tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn.
Làm việc nặng ảnh hưởng lớn đến cột sống
Gây cong vẹo cột sống
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng mang vác đồ nặng có thể khiến cột sống bị cong vẹo. Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỉ lệ trẻ học cấp 2 vẹo cột sống là rất cao. Bệnh lý này còn có xu hướng trẻ hóa và ngày một xuất hiện nhiều hơn ở trẻ dưới 10 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cong vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng xấu đến chiều cao, ngoại hình lẫn sức khỏe của trẻ trong tương lai.
- Tham khảo thêm từ nubesttall.vn: Tìm hiểu những căn bệnh gây hạn chế chiều cao
Những bệnh lý khác
Làm việc nặng rất dễ dẫn đến trật khớp, bong gân hay đau nhức xương. Những chấn thương này làm hạn chế vận động và tác động đến khả năng sinh hoạt, học tập của trẻ. Bên cạnh các vấn đề về thể chất, áp lực từ công việc nặng nhọc có thể khiến trẻ bị căng thẳng, suy nhược thần kinh, từ đó dẫn đến những bệnh lý liên quan đến tinh thần.
Với rất nhiều tác hại trên, ba mẹ nên hạn chế để trẻ làm việc nặng hay mang vác vật nặng. Ở giai đoạn phát triển tự nhiên, trẻ cần có chế độ sinh hoạt cân bằng, hợp lý để trưởng thành thuận lợi.
Làm việc nặng thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương, cong vẹo cột sống, suy giảm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Những bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trưởng thành của trẻ.
Những tư thế chuẩn tốt cho sức khỏe của trẻ
Tư thế sai có thể khiến cơ thể trẻ chịu tác động tiêu cực dù đang làm việc, học tập hay nghỉ ngơi. Để hạn chế những ảnh hưởng, trẻ nên được hướng dẫn điều chỉnh tư thế theo những gợi ý sau.
Tư thế chuẩn bảo vệ sức khỏe hệ xương
Tư thế đi đứng chuẩn
Lưng và cổ giữ thẳng. Cân bằng hông và chia đều trọng lượng cho hai chân. Khi đi, hạn chế nhón chân hay nhấn mạnh phần gót xuống đất. Áp lực nên chia đều cho toàn bàn chân để giải đau nhức xương khớp.
Tư thế ngồi chuẩn
Hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn. Cẳng chân và đùi tạo thành một góc khoảng 90 độ. Lưng tựa nhẹ vào ghế, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước. Hai tay đặt thoải mái trên bàn.
Tư thế nằm chuẩn cải thiện chiều cao
Khi nằm, ưu tiên tư thế nằm ngửa. Lưng và cổ tạo thành đường thẳng, xương chậu cân bằng, tứ chi đặt thoải mái. Gối kê đầu có chiều cao vừa phải, không ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Đặt một chiếc gối nhỏ dưới đầu gối để cột sống được kéo thẳng tự nhiên. Khi nằm nghiêng, đặt gối giữa hai chân để phần hông không bị lệch.
- Gợi ý hay từ nubesttall.vn: Tư thế ngủ giúp tăng chiều cao
Tư thế di chuyển đồ vật nặng
Khi nâng vật nặng, hạ thấp cơ thể để hai tay nắm chắc chắn vào vật. Giữ lưng thẳng, trọng lượng chia đều cho hai chân. Dùng lực nâng đồ vật cho đến khi lưng và chân thẳng hàng. Hạn chế dùng lực ở lưng để giảm áp lực lên cột sống. Lặp lại quy trình trên để hạ đồ vật. Tránh cố gắng di chuyển đồ vật nặng quá sức.
Trong trường hợp phải mang vác vật nặng như balo, túi xách trong thời gian dài, trẻ nên đeo túi bằng cả hai vai, hai tay hoặc thường xuyên đổi bên khi di chuyển. Lưu ý giữ lưng luôn thẳng.
Rèn luyện tư thế chuẩn khi di chuyển và mang vác đồ vật sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực đến cơ thể, từ đó tạo điều kiện để trẻ phát triển tối ưu chiều cao và thể chất.
Phương pháp cải thiện chiều cao và sức khỏe an toàn
Để trẻ cao lớn khỏe mạnh từng ngày, ba mẹ không nên để trẻ làm việc nặng quá nhiều. Đồng thời, trẻ cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp nếu muốn cải thiện thể chất, phát triển chiều cao. Dựa trên những nghiên cứu khoa học, sau đây là các phương pháp hữu hiệu nhất mà ba mẹ có thể cùng con áp dụng.
Ăn đủ chất
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất với sự phát triển của trẻ. Các vitamin và khoáng chất được bổ sung cung cấp nguyên liệu để cơ thể duy trì hoạt động, cân bằng nội tiết tố, thúc đẩy phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo khuyến nghị của chuyên gia, bữa ăn hàng ngày của trẻ nên có đầy đủ các chất:
- Tinh bột: Gạo, mì, bún, phở…
- Đạm: Heo, bò, gà, cá, tôm, đậu hũ, sữa…
- Chất béo: Dầu thực vật, mỡ cá, các loại hạt, phô mai…
- Vitamin và khoáng chất: Các loại rau, trái cây, ngũ cốc…
Hiện tại, thực đơn của người Việt chỉ mới đáp ứng 50% lượng Canxi cần thiết cho cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương, thiếu Canxi ở nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Để giúp con bổ sung khoáng chất này, ba mẹ có thể tin dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm bổ sung từ NuBest Tall.
Sản phẩm từ NuBest Tall hỗ trợ cải thiện thể chất, nâng cao vóc dáng
Được nghiên cứu dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên, sản phẩm của NuBest Tall cung cấp Canxi cùng đa dạng vitamin và khoáng chất được tinh chế với công nghệ hiện đại, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao, tăng cường mật độ khoáng xương. Những chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên quý hiếm cũng được bổ sung góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Sản phẩm của NuBest Tall hiện được đón nhận tại 118 quốc gia trên thế giới với hàng ngàn đánh giá tích cực từ khách hàng lẫn các chuyên gia dinh dưỡng. Để được tư vấn miễn phí sản phẩm phù hợp cho trẻ, ba mẹ liên hệ ngay với NuBest Tall nhé.
Sinh hoạt lành mạnh
Ba mẹ nên cùng trẻ xây dựng một thời gian biểu hợp lý. Cần cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc, thể dục thể thao và nghỉ ngơi. Trước 22h, trẻ cần được đi ngủ để tối ưu hoạt động của nội tiết tố tăng trưởng giúp gia tăng chiều cao. Vào buổi trưa, trẻ nên nghỉ ngơi từ 30 - 90 phút để cơ thể phục hồi năng lượng và cải thiện hoạt động của não bộ.
Tập thể dục thể thao
Vào sáng sớm hoặc buổi chiều, trẻ nên có các hoạt động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Trẻ cần vận động cường độ trung bình tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Trong giai đoạn dậy thì, trẻ nên chơi thêm các môn thể thao vận động toàn thân. Các hoạt động này sẽ hỗ trợ đốt cháy calo, giải tỏa căng thẳng, kích thích giải phóng nội tiết tố tăng trưởng và thúc đẩy phát triển chiều cao hiệu quả.
Để cải thiện chiều cao và sức khỏe, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, có thời gian biểu khoa học, ngủ trước 22h và tập thể dục thể thao thường xuyên.
Làm việc nặng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Sự thật là có. Nếu muốn trẻ trưởng thành khỏe mạnh, ba mẹ cần hạn chế để trẻ làm các công việc nặng nhọc hoặc để trẻ mang vác vật nặng trong thời gian dài. Áp dụng những gợi ý trên, trẻ sẽ có sự thay đổi rõ rệt về vóc dáng và sức khỏe. Nếu có bất kỳ điều gì cần tư vấn thêm, ba mẹ liên hệ ngay với NuBest Tall nhé. Đội ngũ chuyên gia tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ.
- Xem thêm từ nubesttall.vn: 5 bài tập thể dục buổi sáng tăng chiều cao hiệu quả
FAQs
Làm việc nặng có khiến trẻ lùn đi không?
Cho đến hiện tại, không có nghiên cứu nào cho thấy làm việc nặng khiến trẻ em suy giảm chiều cao. Tuy nhiên, làm việc nặng trong thời gian dài có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Trẻ nên tập gì để tăng chiều cao?
Để cải thiện vóc dáng, trẻ có thể luyện tập đu xà đơn, giãn cơ, nhảy dây, đạp xe, chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông… Luyện tập ngoài trời vào sáng sớm hoặc buổi chiều sẽ giúp trẻ tổng hợp vitamin D, vi chất cần thiết để tăng cường chắc khỏe xương.
Tập tạ có bị lùn không?
Không có nghiên cứu khoa học chứng minh tập tạ khiến trẻ bị lùn. Nhưng, vì tính chất phải mang vác vật nặng thường xuyên, tập tạ dễ khiến hệ xương của trẻ bị tổn thương. Theo các chuyên gia, trẻ em không nên tập tạ quá sớm và cần có sự giám sát của người hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
Chia sẻ