Tại sao lại có cái tên “Nhật Lùn”

Mục lục

    Chia sẻ

    Hơn nửa thế kỷ trước vào những năm 50, danh xưng “Nhật lùn” đã được gắn mác cho người Nhật để nói về chiều cao khiêm tốn của họ. Vậy cái tên “Nhật lùn” được xuất phát từ đâu? Tại sao cái mác “Nhật lùn” được gắn cho những con người ở xứ sở phù Tang này, đó là câu chuyện chúng ta sẽ giải mã sau đây.

    Nguồn gốc cái tên “Nhật lùn”:

    Theo số liệu thống kê từ tờ báo The New York Times trước năm 1950 cho thấy chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật chỉ là 1.53m trong khi chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam khi đó là 1.58m.

    Người Châu Á nói chung xét theo lịch sử thì chiều cao luôn nhỏ bé hơn người phương Tây. Nếu xét trong cùng khu vực giữa người Châu Á với nhau, lịch sử đã ghi chép lại về chiều cao khiêm tốn của người Nhật Bản từ thời chiến tranh thế giới thứ II. Thế nên, khi nhắc đến người Nhật, họ thường gọi bằng một danh từ chế giễu đó là: “Nhật lùn”.

    nguon-goc-cai-ten-nhat-lun

    Chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật trước những năm 50

    Với vóc dáng thấp bé như vậy nên trong “Luật Nghĩa vụ quân sự Chiêu Hòa Nhị Niên của Chính phủ Nhật năm 1927” quân đội Nhật Bản phân những thanh niên thích hợp tham gia quân đội thành 5 cấp.

    Trong đó, cấp thứ nhất là những người cao hơn 1,5m và tiêu chí thân thể khác tốt đẹp thì được xếp vào loại “giáp”. Cấp thứ hai là những thanh niên thấp hơn 1,5m thân thể đại bộ phận đều tốt đẹp xếp vào loại “ất”. Thứ ba là thân thể cao dưới 1m45 các bộ phận có tố chất thông thường thuộc về hạng “bính”. Thứ tư là những người có thần kinh khác thường hoặc thân cao chưa tới 1m45 thì xếp vào hàng “đinh”. Thứ năm là những thanh niên hoàn toàn không thích hợp phục vụ cho quân đội thì được xếp vào loại “mậu”.

    Lính Nhật phân chia các cấp dựa vào chiều cao

    Khi Nhật đưa quân vào Đông Dương thì người ta thấy tầm vóc của họ nhỏ nhắn, hình ảnh những người lính Nhật thấp lùn, đeo kính, đầu cắt cua, đội mũ vải kín mít, với cái kiếm dài lòng thòng hơn cả người vẫn còn ám ảnh nhiều người dân toàn Châu Á, kể từ đó tầm vóc của người Nhật được gán thêm mác là “Nhật lùn”.

    Lý giải vì sao chiều cao người Nhật hạn chế:

    Dù chiến tranh kết thúc nhưng hậu quả của nó vẫn còn, nhiều trẻ em ở Nhật không được cung cấp đủ dinh dưỡng, học sinh lớp 6 (năm cuối tiểu học) thời đó thân hình tương đương học sinh lớp 4 ngày nay.

    Người Nhật sống đời sống cần kiệm kham khổ, nạn thiếu lương thực xảy ra triền miên. Có trường hợp tại vùng quê, nhiều người nhảy lên tàu hỏa để lên thành phố xem có thể kiếm gì ăn được. Nhiều người phải tìm rau dại, đào củ ăn thay cơm. Nhiều trẻ em lớn lên vào thời kỳ này vì thiếu ăn nên còi cọc, không lớn được, chiều cao từ đó cũng hạn chế.

    Một ký giả phương Tây đã mô tả bữa cơm của một số gia đình Nhật thường không có thịt. Trên mâm cơm chỉ có mấy miếng đậu phụ, cả nhà ăn đậu phụ chấm tương. Ăn xong rồi thì chan canh rau cũng nấu với đậu phụ, ăn canh rau cũng để rửa sạch bát để không còn dính một hạt cơm nào trong bát.

    Thịt bò tại Nhật rất đắt chỉ có nhà giàu mới có tiền ăn thịt bò, vì Nhật ít đất nên không thể để đất trồng cỏ nuôi bò, cho nên họ phải nhập cảng thịt bò. Do đó thực phẩm xuyên suốt chủ đạo trong bữa ăn chỉ có rau và đậu phụ. Đậu phụ nguồn cung cấp chất đạm cho bắp thịt, rất cần thiết cho những người làm việc nặng bởi đậu phụ rẻ hơn thịt.

    Khi kinh tế Nhật Bản còn khó khăn, xã hội còn quá nhiều người nghèo, nạn suy dinh dưỡng còn chưa được khắc phục thì việc tăng trưởng chiều cao là một điều vô cùng khó khăn.

    Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến chiều cao người Nhật Bản bị hạn chế, bởi lẽ dinh dưỡng chưa được chú ý nhiều. Tình trạng nghèo đói thiếu ăn thiếu mặc nên việc cân bằng một chế độ ăn uống hợp lý có lẽ là điều viển vông trong tình cảnh lúc bấy giờ.  

    ly-giai-vi-sao-chieu-cao-nguoi-nhat-han-che

    Trẻ em ở Iwate ăn củ cải trắng trong nạn đói do thu hoạch kém vào tháng 11 năm 1934

    Bên cạnh đó, người Nhật lúc này cũng không chú tâm vào việc vận động và sữa cũng không được chú trọng. Sữa bột lúc đó cũng chỉ dành cho người già, người ốm trong khi các nước đang phát triển lại uống chúng hằng ngày. Một phần vì họ không có điều kiện, mặt khác họ cũng không ý thức được tầm quan trọng của nó.

    Một nghiên cứu được thực hiện tại 47 quận huyện tại Nhật trong thời gian (1892 – 1941) cho thấy rõ ràng tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến sự khác biệt về chiều cao cơ thể của dân số.

    Nghiên cứu cho thấy tính trung bình chiều cao người Nhật ở nông thôn thấp hơn chiều cao người Nhật ở các thành phố lớn khoảng 2,6 cm (nữ) đến 4,3cm (nam). Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng và hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ em trong độ tuổi thiếu niên ở nông thôn còn quá kém so với ở thành phố.

    Chiều cao của một dân tộc là hệ quả sự tương tác của các yếu tố: di truyền chiếm 23%, dinh dưỡng 32%, chế độ vận động 20%, còn lại là những yếu tố của môi trường sống. Trong nguyên nhân khiến chiều cao của người Nhật hạn chế có đến 80% là vai trò đảm bảo dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và môi trường sống. Khi nền kinh tế đang khó khăn, người Nhật ăn còn chưa no chứ nói chi đến chuyện ăn đúng, ăn đủ dinh dưỡng để chiều cao được cải thiện. Chỉ có phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập thì người dân mới tự can thiệp để nâng tầm chiều cao của mình.

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Kì II: Cuộc cách mạng chinh phục chiều cao của người Nhật

    Kì III: Việt Nam ở vị trí nào trong bản đồ chiều cao châu Á?