Top 8 cách tăng chiều cao cho trẻ 7 tuổi hiệu quả

Mục lục

    Chia sẻ

    Ở tuổi lên 7, trẻ đã có những hình thành nhất định về cấu trúc xương, nếu được chăm sóc đúng cách, xương sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, chiều cao tăng tốt hơn. Vậy làm thế nào để biết được trẻ có đạt chiều cao chuẩn hay chưa? Nên làm gì để cải thiện chiều cao của trẻ trong giai đoạn này?  Dưới đây là 8 cách tăng chiều cao cho trẻ 7 tuổi mà cha mẹ có con trong độ tuổi này có thể áp dụng hằng ngày một cách hợp lý để sớm có kết quả như mong muốn.

    7 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

    Chiều cao của bé trai và bé gái 7 tuổi tương tự nhau, sự chênh lệch không đáng kể với khoảng 121,1 cm (đối với nữ) và 121,9 cm (đối với nam). Mức chuẩn chiều cao được quy định trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo từng độ tuổi. Đây là kết quả của một quá trình chăm sóc sức khỏe khoa học trước đó, trẻ có cơ thể khỏe mạnh và ngoại hình cân đối. Trẻ 7 tuổi đạt chuẩn chiều cao có khả năng phát triển xương tối ưu hơn, từ đó có cơ hội cao hết tiềm năng. 

    tang-chieu-cao-cho-tre-7-tuoi-la-dieu-cha-me-can-quan-tam

    Tăng chiều cao cho trẻ 7 tuổi là điều cha mẹ cần quan tâm

    Vì sao cần theo dõi chiều cao của trẻ 7 tuổi?

    Theo dõi chiều cao của trẻ 7 tuổi cũng là một cách kiểm tra tình trạng cơ thể, sức khỏe của trẻ. Có nhiều lý do để cha mẹ theo dõi chiều cao của trẻ 7 tuổi có thể kể đến như:

    • Đánh giá tốc độ tăng trưởng so với tiến trình tự nhiên ở độ tuổi này. Điều này giúp xác định bất kỳ sự sai lệch hoặc bất thường nào so với tự nhiên.

    • Một số trẻ có thể bị rối loạn tăng trưởng, theo dõi chiều cao định kỳ giúp cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu như bất thường về xương, thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng...

    • Chiều cao phản ánh sức khỏe tổng thể của trẻ. Tốc độ tăng chiều cao cho thấy trạng thái dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ. Cha mẹ sẽ dễ dàng phát hiện bất thường và có hướng thay đổi cho phù hợp.

    • Số đo chiều cao là một trong các dấu mốc giúp đánh giá quá trình phát triển thể chất của trẻ. Chỉ số tăng trưởng ổn định và đạt chuẩn chiều cao theo độ tuổi là biểu hiện cho thấy trẻ đang phát triển bình thường.

    Nếu trẻ chưa đạt được mức chuẩn chiều cao như chúng tôi vừa chia sẻ hoặc cần thay đổi phương pháp chăm sóc chiều cao, mẹ lưu lại các bí quyết dưới đây.

    Những cách tăng chiều cao cho trẻ 7 tuổi hiệu quả nhất

    Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học

    Bữa ăn hằng ngày rất quan trọng, quyết định đến 32% khả năng tăng chiều cao của trẻ. Ở lứa tuổi khác nhau, trẻ có nhu cầu về hàm lượng dưỡng chất cũng khác nhau để phù hợp với tình trạng cơ thể hiện tại. Đảm bảo dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường thể chất, đặc biệt là chiều cao. Trẻ 7 tuổi cần được bổ sung đủ các nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

    Các thực phẩm lành mạnh, cần ưu tiên cho trẻ 7 tuổi như: Cá, tôm, cua, động vật có vỏ, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, trứng, thịt gà, thịt bò nạc, ngũ cốc, sữa, sữa chua, phô mai, hạnh nhân, đậu nành… Để trẻ hấp thụ tốt hơn, ăn uống ngon miệng hơn, mẹ chú ý đa dạng món ăn thường xuyên, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Điều này nhằm giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể một lần, hỗ trợ ổn định cân nặng của trẻ. 

    uu-tien-thuc-pham-tuoi-song-lanh-manh-trong-bua-an-chinh

    Ưu tiên thực phẩm tươi sống lành mạnh trong bữa ăn chính

    Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

    Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể chủ động tập luyện theo sở thích. Tùy vào tình trạng cơ thể và khả năng hiện tại mà bạn có thể cho trẻ tập các bài tập tốt cho chiều cao như: Đạp xe, chạy bộ, nhảy dây, tập yoga, hít xà đơn, học bơi lội, chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… Thời gian vận động mỗi ngày của trẻ khoảng 30 - 45 phút, tùy vào thời gian sinh hoạt mà trẻ có thể tập vào buổi sáng, xế chiều hoặc cả 2 buổi đều được.

    Những nguyên tắc tập luyện sau đây giúp thói quen vận động của trẻ đạt hiệu suất cao hơn:

    • Chọn bài tập phù hợp với trẻ, kết hợp các bài tập để có hiệu quả cao.

    • Luôn khởi động trước khi tập và giãn cơ nhẹ nhàng sau khi tập để phục hồi chức năng bình thường của cơ xương khớp.

    • Không tập khi con đang có chấn thương hoặc quá mệt mỏi, đau ốm.

    • Cường độ tập luyện hợp lý, không tập quá sức, thời gian tập khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày là vừa đủ.

    • Chọn trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi, kích cỡ vừa vặn cơ thể.

    • Không tập khi đói, nên cho trẻ uống sữa, ăn ngũ cốc, chuối, bánh mì… trước khi tập để đảm bảo có thể có đủ năng lượng tập luyện.

    • Bổ sung đủ nước trong và sau khi tập để phục hồi năng lượng, hỗ trợ khớp hoạt động linh hoạt.

    Tập thói quen đi ngủ sớm

    Phần lớn thời gian xương phát triển khi trẻ ngủ, bởi lúc này xương không chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Thời gian ngủ cũng là lúc cơ thể trẻ tiến hành đào thải độc tố, trao đổi chất lành mạnh và chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Ở trạng thái sâu giấc, cơ thể tiết ra một lượng nội tiết tố tăng trưởng nhiều nhất trong ngày, hỗ trợ tăng chiều cao thuận lợi. Trẻ 7 tuổi cần ngủ đủ 9 - 11 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ trưa. Giấc ngủ buổi tối nên bắt đầu vào khoảng 21h để đảm bảo trẻ ngủ ngon và sâu giấc.

    di-ngu-som-moi-ngay-de-co-co-the-khoe-manh-phat-trien-tot

    Đi ngủ sớm mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt

    Cho trẻ phơi nắng mỗi ngày

    Vitamin D là một loại dưỡng chất quan trọng trong cơ thể nhằm tăng cường khả năng hấp thụ canxi và phốt pho, duy trì nồng độ ổn định trong máu. Trẻ cần canxi để phát triển xương khỏe mạnh nên bổ sung vitamin D là điều cần thiết, đồng thời ngăn ngừa tình trạng táo bón do dư thừa, lắng đọng canxi.

    Vitamin D có thể tổng hợp dưới da thông qua cơ chế bức xạ tia UV từ mặt trời. Do đó, cho trẻ phơi nắng là một cách bù đắp vitamin D hiệu quả. Mẹ lưu ý chỉ nên cho con phơi nắng trước 9h và sau 15h bởi lúc này ánh nắng mặt trời không quá mạnh. Hoạt động thể chất dưới ánh nắng nhẹ cũng là một cách tối ưu giúp trẻ vừa tổng hợp vitamin D, vừa thúc đẩy xương khớp phát triển khỏe mạnh.

    Cải thiện tư thế hoạt động

    Tư thế cơ thể khi đi, đứng, ngồi hay cả khi nằm cũng quyết định sức khỏe xương. Nếu trẻ thực hiện tư thế sai cách liên tục và lâu ngày sẽ khiến cho cấu trúc xương bị lệch lạc, ảnh hưởng xấu đến tình trạng xương khớp. Ví dụ, trẻ ngồi cong lưng thường xuyên có nguy cơ bị cong vẹo cột sống. Xương yếu là tác nhân kìm hãm khả năng tăng trưởng tự nhiên của xương, khiến trẻ chậm tăng chiều cao. 

    Cha mẹ lưu ý hướng dẫn trẻ luôn giữ thẳng lưng khi đứng, đi và ngồi để đảm bảo sức mạnh cột sống. Khi nằm, trẻ có thể nằm ngửa hoặc nghiêng nhẹ, tránh nằm sấp sẽ không tốt cho xương khớp. Tư thế thẳng lưng cũng giúp trẻ có ngoại hình cân đối hơn, những trẻ đi thẳng lưng nhìn cao hơn bình thường.

    Tránh xa các tác nhân gây hại

    Xung quanh trẻ có nhiều tác nhân không tốt cho sức khỏe, có thể cản trở khả năng tăng trưởng của trẻ. Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc chất béo… là những thực phẩm thiếu lành mạnh mà cha mẹ cần loại bỏ khỏi bữa ăn hằng ngày của con. Thói quen thức khuya, lười vận động tác động xấu đến tình trạng xương khớp, cơ thể thụ động, xương chậm phát triển.

    thuc-an-nhanh-la-mot-trong-nhung-tac-nhan-can-tro-dan-dan-khien-con-cham-cao-lon

    Thức ăn nhanh là một trong những tác nhân cản trở dần dần khiến con chậm cao lớn

    Để cải thiện tình hình, cha mẹ nên dần dần chia sẻ cho con về tầm quan trọng của chiều cao, nhờ đó con có thể chủ động chăm sóc bản thân. Hãy hạn chế để con ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt là ngồi một chỗ xem ti vi, máy tính, điện thoại… Bạn có thể đề nghị con phụ giúp việc nhà hợp với khả năng con hiện tại để tăng cường vận động trong ngày.

    Duy trì cân nặng hợp lý

    Tình trạng cân nặng của trẻ 7 tuổi ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Nếu trẻ bị thiếu cân nặng so với quy chuẩn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng. Nhu cầu dưỡng chất không đảm bảo là nguyên nhân lớn nhất khiến con không thể tăng chiều cao như tiềm năng, đồng thời kéo theo các bệnh lý như còi xương, suy dinh dưỡng…

    Trong khi đó, trẻ bị thừa cân nhiều, nặng hơn là béo phì cũng không tốt. Những trẻ này có lượng mỡ thừa nhiều đè hoặc chèn ép xương khiến xương khó kéo dài. Như vậy, trẻ muốn tăng chiều cao thuận lợi cần duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao hiện tại. Cách tốt nhất để ổn định cân nặng là cho trẻ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất, kiểm soát lượng calo nạp vào và khuyến khích trẻ vận động để đốt cháy calo.

    Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng trưởng

    Có một số Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) dành cho trẻ 7 tuổi nhằm mục đích tăng tốc phát triển xương. Đây là giải pháp bù đắp dinh dưỡng đang được nhiều phụ huynh lựa chọn do không có nhiều thời gian đầu tư thực đơn ăn uống hằng ngày. Mặt khác, một số trẻ có cơ địa kém hấp thu nên dinh dưỡng từ bữa ăn thường ngày là không đủ để nuôi dưỡng xương. Các yếu tố khách quan như môi trường bảo quản, cách chế biến cũng là nguyên nhân gây ra thất thoát chất.

    Tiêu chí lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phát triển xương cho trẻ 7 tuổi cha mẹ nên tham khảo:

    • Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín và được sử dụng phổ biến.

    • Thành phần đúng công dụng hỗ trợ phát triển xương.

    • Dạng chất phù hợp với cơ thể trẻ 7 tuổi, thành phẩm dễ sử dụng.

    • Ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc thành phần từ thiên nhiên.

    • Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

    • Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng và đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.

    tpbvsk-nubest-tall-kids

    TPBVSK NuBest Tall Kids - Dạng viên nhai cho trẻ 7 tuổi đã được kiểm chứng chất lượng

    Trẻ 7 tuổi cần được nuôi dưỡng đúng cách để có tốc độ phát triển thể chất tối ưu, là nền tảng cho quá trình tăng chiều cao mạnh mẽ sau này. Cha mẹ cần kiểm tra chiều cao của con định kỳ để nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp với tình hình cơ thể hiện tại. Áp dụng 8 cách tăng chiều cao cho trẻ 7 tuổi mà chúng tôi vừa chia sẻ là một giải pháp hữu hiệu cho con yêu cao khỏe hết tiềm năng.