Tập đứng sớm cho trẻ có khiến chiều cao chậm phát triển không?

Mục lục

    Chia sẻ

    Nhiều phụ huynh mong con sớm biết đứng và tập cho con đứng khi trẻ còn quá nhỏ. Tuy nhiên, trẻ cần có những sự chuẩn bị sẵn sàng về cơ thể mới có khả năng thực hiện các hoạt động này. Bài viết này giúp cha mẹ hiểu hơn về mốc thời gian nên cho con tập đứng để tránh ảnh hưởng đến chiều cao của con khi tập đứng cho con quá sớm.

    Trẻ mấy tuổi có thể tập đứng?

    Theo các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh, từ hơn 6 tháng đến khoảng 10 - 12 tháng tuổi là thời gian lý tưởng để cho trẻ tập đứng. Thời điểm cụ thể còn tùy vào tình trạng cơ thể của từng trẻ, thông thường là 8 - 12 tháng tuổi, một số trẻ có thể đứng sớm hoặc muộn hơn. Trước khi có thể đứng, trẻ thường phải có khả năng ngồi chắc chắn mà không cần sự hỗ trợ. Trẻ cũng thường bắt đầu bò hoặc di chuyển bằng các cách khác như như lăn, bò hay chui trước khi đứng. 

    Tập đứng sớm cho trẻ - Nên hay không?

    Việc tập đứng quá sớm có thể gây ra một số rủi ro và cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Cha mẹ cần hiểu rằng, trẻ phải có cơ bắp và xương phát triển đủ để hỗ trợ trọng lượng của cơ thể khi đứng. Nếu tập đứng quá sớm, các áp lực không cần thiết sẽ đè lên cơ bắp và xương, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chúng. Trước khi tập đứng, trẻ thường phát triển các kỹ năng khác như bò, lăn. Nếu bỏ qua các giai đoạn này và đưa trẻ vào tư thế đứng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và phát triển tự nhiên.

    Nếu trẻ tập đứng quá sớm hoặc không đúng cách, các vấn đề về tư thế có khả năng hình thành và ảnh hưởng đến cột sống cũng như xương, cơ. Trẻ nhỏ thường không có khả năng tập trung lâu nên nếu phải đứng quá sớm, chúng không thể giữ tư thế đứng trong thời gian dài, dẫn đến mệt mỏi và thậm chí tổn thương xương. Vì vậy, quan trọng nhất là lắng nghe sự phát triển tự nhiên của trẻ, không ép buộc chúng vào các hoạt động mà chúng chưa sẵn sàng.

    chi-nen-tap-dung-khi-tre-that-su-san-sang-cha-me-nhe
    Chỉ nên tập đứng khi trẻ thật sự sẵn sàng cha mẹ nhé

    Tập đứng sớm cho trẻ tác động như thế nào đến chiều cao?

    Việc tập đứng sớm có thể tác động gián tiếp đến phát triển xương và cơ bắp, ảnh hưởng đến tư thế và sức mạnh cột sống của trẻ. Tư thế đứng không đúng cách hoặc áp lực lớn được đặt lên cột sống trong giai đoạn phát triển kéo theo các vấn đề về cột sống, xương và cơ bắp. Những ảnh hưởng tiêu cực này vô tình cản trở sự tăng trưởng tự nhiên, kìm hãm chiều cao hoặc khiến trẻ chậm phát triển chiều cao hơn bạn bè cùng trang lứa.

    Bí quyết tăng chiều cao cho trẻ không thể bỏ qua

    Khuyến khích vận động

    Tùy vào độ tuổi hiện tại của trẻ mà cha mẹ giúp con lựa chọn hình thức vận động phù hợp. Các môn thể thao nên bắt đầu học tập từ khoảng 6 tuổi, một số bài tập như đạp xe, chạy bộ, tập yoga… nên thực hiện từ khoảng 3 tuổi. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bạn khuyến khích con vận động bằng các cách sau:

    • Sử dụng đồ chơi và trò chơi kích thích vận động như bóng, đồ chơi đạp, xây dựng khối, hoặc đồ chơi gắn liền với việc di chuyển.

    • Cho trẻ trải nghiệm vận động ngoài trời bằng cách vui chơi ở công viên, sân chơi, hoặc trong khu vườn. Hoạt động thể chất ngoài trời giúp trẻ hít thở không khí sạch và góp phần kích thích sự sáng tạo và sự phát triển thị giác của chúng.

    • Bật nhạc nhẹ và khuyến khích trẻ nhảy múa. Hoạt động này không chỉ tăng cường vận động mà còn giúp phát triển khả năng nhạc và tăng cường sự linh hoạt.

    • Cho trẻ nằm sấp và đặt đồ chơi (chọn món đồ trẻ yêu thích) ở phía trước để khuyến khích chúng bò đến. Hoạt động bò giúp củng cố cơ bắp và chuẩn bị cho quá trình học đứng và đi.

    van-dong-thuong-xuyen-giup-con-tang-nhanh-chieu-cao
    Vận động thường xuyên giúp con tăng nhanh chiều cao

    Hình thành thói quen sống lành mạnh

    Trong cuộc sống hiện đại, các thiết bị điện tử lên ngôi, trẻ có xu hướng thường xuyên ngồi một chỗ và xem ti vi, máy tính, điện thoại di động… Điều này không chỉ khiến trẻ thụ động mà còn giảm phạm vi hoạt động của khớp xương, cản trở tiến trình tăng trưởng tự nhiên. Hãy động viên trẻ tăng cường vận động, ngoài các bài tập thể dục, bạn có thể hướng dẫn trẻ một số công việc nhà phù hợp để hạn chế thời gian ngồi một chỗ quá lâu.

    Các sản phẩm đồ ăn, thức uống có hương vị hấp dẫn nhưng chứa rất ít dưỡng chất, nhiều calo, nhiều đường như thức ăn nhanh, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn cần hạn chế tối đa. Thói quen thức khuya, xem điện thoại trước giờ ngủ cũng cần loại bỏ để đảm bảo trẻ được ngủ ngon và sâu giấc mỗi đêm.

    Đầu tư tốt về chất lượng dinh dưỡng

    Đối với trẻ nhỏ, bữa ăn đủ chất giúp cho cơ thể nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng và phát triển các cơ quan, trong đó có cơ xương khớp. Trẻ cần bổ sung đủ đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất với hàm lượng hợp lý. Dưới đây là một số dưỡng chất cụ thể dành cho trẻ muốn tăng chiều cao:

    • Protein: Protein là yếu tố quan trọng để xây dựng và phục hồi cơ bắp, xương, và mô tế bào. Các nguồn protein tốt bao gồm thịt, cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, đậu nành, hạt.

    • Canxi và Vitamin D: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và là khoáng chất quan trọng nhất cần bổ sung đủ nếu muốn trẻ phát triển tốt về chiều cao. Trong khi đó, vitamin D đóng vai trò hỗ trợ giúp canxi được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể, hạn chế tình trạng tích tụ canxi gây hại cho thận. Canxi có nhiều trong: Cá, sữa, phô mai, sữa chua, hạnh nhân, đậu, rau có màu xanh đậm… Vitamin D có thể được bổ sung bằng lòng đỏ trứng, cá hồi, nấm, sữa, phô mai, gan động vật, nước cam...

    • Các vi khoáng khác: Vitamin K, magie, phốt pho, kẽm, kali… là những vi khoáng quan trọng khác tham gia vào quá trình phát triển chiều cao. Trẻ có thể bổ sung những dưỡng chất này thông qua các loại trái cây, rau củ, cá, ngũ cốc, các loại đậu và hạt, động vật có vỏ, thịt nội tạng…

    an-uong-du-chat-de-co-the-nhan-du-gia-tri-dinh-duong-can-thiet
    Ăn uống đủ chất để cơ thể nhận đủ giá trị dinh dưỡng cần thiết

    Cho trẻ phơi nắng

    Trẻ nhỏ rất cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bởi từ đây cơ thể sẽ tổng hợp một lượng vitamin D đáng kể. Điều này được thực hiện nhờ vào quá trình bức xạ của tia UV. Vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng mang đến hiệu quả tăng cường miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn và chống lại mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài việc phơi nắng đơn giản, bạn có thể cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi, picnic cùng gia đình vào thời gian này để tăng cường sức khỏe.

    Thời gian phơi nắng cho trẻ kéo dài khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày từ 6h - 9h sáng và sau 4h chiều. Bạn không nên cho trẻ phơi nắng vào các khung giờ ánh nắng gay gắt, đặc biệt buổi trưa để tránh gây hại cho da và sức khỏe của bé nhé.

    Trẻ được ngủ đủ giấc

    Đối với trẻ dưới 5 tuổi, thời gian bắt đầu giấc ngủ nên trước 21h, trẻ dưới 13 tuổi nên ngủ trước 22h và từ 13 tuổi trở đi nên ngủ trước 23h. Đảm bảo giờ ngủ giúp trẻ dễ dàng đạt đủ thời lượng và nâng cao chất lượng cho giấc ngủ. Thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc giúp cơ thể trẻ dễ dàng trao đổi chất, chuyển hóa chất và đào thải độc tố. Một giấc ngủ ngon giúp toàn thân được thư giãn để phục vụ quá trình phát triển ở xương. 

    Mặt khác, khi trẻ ngủ sâu giấc cơ thể cũng giải phóng hàng loạt nội tiết tố tăng trưởng hỗ trợ chiều cao tốt hơn. Đó là lý do có tới hơn 90% quá trình phát triển của xương diễn ra khi trẻ ngủ, nhất là giấc ngủ buổi tối. Nhu cầu về thời lượng giấc ngủ ở mỗi độ tuổi khác nhau cũng khác nhau như sau:

    Độ tuổi

    Thời lượng mỗi ngày

    Độ tuổi

    Thời lượng mỗi ngày

    0 - 3 tháng tuổi

    14 - 17 tiếng

    3 - 5 tuổi

    10 - 13 tiếng

    4 - 11 tháng tuổi

    12 - 15 tiếng

    6 - 13 tuổi

    9 - 11 tiếng

    12 - 35 tháng tuổi

    11 - 14 tiếng

    Từ 14 tuổi trở lên

    7 - 10 tiếng

     

    ngu-ngon-va-ngu-sau-giac-giup-tre-tang-truong-manh-me-ve-chieu-cao
    Ngủ ngon và ngủ sâu giấc giúp trẻ tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao

    Cho trẻ tiêm chủng đúng phác đồ y tế

    Trẻ được tiêm vắc xin đúng lịch trình giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi nhiều mầm bệnh nguy hiểm, nhất là các virus truyền nhiễm, hạn chế lây lan trong cộng đồng. Trong trường hợp trẻ nhiễm bệnh, những trẻ đã tiêm chủng có thể giảm nhẹ triệu chứng và giảm nguy cơ diễn biến nặng. Lịch tiêm chủng đã được lên theo phác đồ của Bộ Y Tế, thảo luận với bác sĩ để có lịch tiêm chính xác. Hãy đưa trẻ đến trung tâm tiêm chủng uy tín đúng thời gian đã được lên lịch để tiêm đúng thời điểm phát huy vắc xin tốt nhất.

    Liều lượng vắc xin cũng cần đảm bảo đúng như đề xuất, chỉ những trường hợp đặc biệt và có sự chỉ định của bác sĩ trẻ mới cần tiêm thêm liều vắc xin. Trong khoảng thời gian tiêm và sau khi tiêm 2 - 3 ngày, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như những biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ sốt, hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt, trường hợp sốt quá cao và dài ngày, phù nề, nổi mề đay, đau bụng... hãy cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

    Kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Theo dõi các chỉ số cân nặng, chiều cao định kỳ mỗi tháng hoặc 3 - 6 tháng để nắm được cơ bản tình hình phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ đi khám định kỳ để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và kiểm tra tốc độ phát triển hiện tại đã đúng chuẩn hay chưa. Tại đây bạn cũng được chuyên gia y tế hoặc bác sĩ tư vấn tốt hơn về cách chăm sóc cho trẻ cải thiện chiều cao. 

    Sử dụng giải pháp hỗ trợ cho trẻ từ 2 tuổi

    Có một thực tế là hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên không nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết từ bữa ăn hằng ngày. Nguyên nhân chính do cơ thể của trẻ hấp thu kém hoặc không toàn diện, một số trường hợp do phương pháp chế biến và bảo quản sai cách dẫn đến thất thoát chất. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp cho trẻ đáp ứng tốt nhu cầu dưỡng chất cũng là quan trọng nhất để tăng chiều cao. Từ 2 tuổi bạn có thể bổ sung thêm cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ phù hợp, lưu ý chọn loại chất lượng, đã được kiểm định về an toàn và hiệu quả nhé.

    tpbvsk-nubest-tall-chuyen-biet-theo-do-tuoi-cho-tre-tu-2-19-tuoi
    TPBVSK NuBest Tall chuyên biệt theo độ tuổi cho trẻ từ 2 - 19 tuổi

    Tóm lại, các phụ huynh có con nhỏ không nên cho trẻ tập đứng quá sớm, cụ thể là trước 6 - 8 tháng tuổi để phòng tránh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe xương, cản trở chiều cao. Hãy đợi cơ thể con chuẩn bị sẵn sàng và tập đứng đúng cách để bảo vệ cơ xương khớp cho trẻ, đảm bảo về tốc độ phát triển tự nhiên nhé.