Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm?
Hiểu rõ tốc độ tăng chiều cao hằng năm giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của cơ thể. Điều này cũng hỗ trợ bạn đưa ra quyết định về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và lối sống hợp lý để hỗ trợ cải thiện vóc dáng. Hãy cùng tìm hiểu về tốc độ tăng chiều cao trung bình trong 1 năm và những yếu tố ảnh hưởng nhé.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao?
Tình trạng dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ tăng chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên. Dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến khả năng phát triển cả xương. Sở dĩ do các dưỡng chất tham gia trực tiếp vào quá trình cấu tạo, xây dựng và phát triển của xương. Những bạn không đáp ứng đủ chế độ ăn uống khoa học sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, ngược lại, nếu chăm sóc tốt về dinh dưỡng bạn sẽ cao nhanh hơn.
Môi trường sống
Môi trường với nguồn thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển toàn diện. Môi trường sống tích cực khuyến khích hoạt động thể chất góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng. Sự sạch sẽ, an toàn, ít nhiễm khuẩn giúp cơ thể duy trì sức đề kháng tốt hơn. Môi trường có hệ thống y tế phát triển giúp phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề về tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn nội tiết tố.
Di truyền
Di truyền cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao với khoảng 20% tác động. Nhưng cần hiểu rõ là di truyền không mang tính quyết định, bởi các vấn đề dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt thường ngày nếu được chăm sóc tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể sở hữu chiều cao lý tưởng dù gen không nổi trội.
Vận động thể thao
Vận động thường xuyên giúp phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, cơ và xương được kích thích tăng trưởng. Tập luyện với cường độ phù hợp tạo áp lực nhẹ lên cơ xương và thúc đẩy xương kéo dài. Trong khi đó, những bạn trẻ lười vận động có hệ xương thụ động, xương khó phát triển do thiếu tác động. Chơi thể thao cường độ cao còn giúp bạn tăng khả năng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng, hỗ trợ phát triển chiều cao thuận lợi.
Chơi thể thao giúp kéo dài xương nhanh chóng và nâng cao sức khỏe
Cân nặng
Nếu muốn tăng chiều cao thuận lợi, bạn cần kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý với chiều cao hiện tại. Tình trạng cân nặng quá cao hoặc quá thấp gây ra những bất lợi nhất định về cơ thể gây cản trở chiều cao. Bạn không nên để cơ thể thừa cân bởi rất có thể xương sẽ chịu áp lực không đáng có và lượng mỡ thừa chèn vào xương khiến xương khó kéo dài. Và bạn cũng hạn chế tình trạng thiếu cân bởi cơ thể không nhận đủ năng lượng và dưỡng chất sẽ chậm phát triển chiều cao.
Giấc ngủ
Trong giai đoạn ngủ sâu giấc, cơ thể sản xuất một lượng lớn nội tiết tố tăng trưởng. Đồng thời giấc ngủ đủ và sâu giúp cơ thể phục hồi sau một ngày hoạt động và tác động từ môi trường. Quá trình tái tạo tế bào xảy ra chủ yếu trong giấc ngủ, đặc biệt là tế bào cơ và xương. Tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, giảm cân bằng hệ thống nội tiết và làm chậm tăng trưởng trong thời gian dài.
Nội tiết tố
Hệ thống nội tiết cũng rất quan trọng, góp phần hỗ trợ phát triển chiều cao thuận lợi hơn. Nội tiết tố của cơ thể phụ thuộc vào chế độ vận động và chất lượng giấc ngủ. Rối loạn trong sản xuất nội tiết tố tăng trưởng có thể làm chậm hoặc ngừng sớm quá trình phát triển của xương. Một số trường hợp bạn mắc bệnh lý liên quan đến tuyến yên, tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng.
Giới tính
Giới tính có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng chiều cao thông qua nhiều cách. Nam và nữ thường có sự phát triển khác nhau khi vào giai đoạn tuổi dậy thì. Nam giới có xu hướng trải qua giai đoạn tăng trưởng cao và nhanh hơn so với nữ. Kết quả này một phần phụ thuộc vào yếu tố nội tiết tố thay đổi trong tuổi dậy thì, cơ thể nam giới sản xuất nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn nữ giới. Thời điểm ngừng tăng chiều cao ở nam giới cũng muộn hơn nữ nên có nhiều thời gian phát triển hơn, kéo theo kết quả tốt hơn.
Nam giới có tốc độ tăng chiều cao tốt hơn nhiều so với nữ giới
Chiều cao có tăng trưởng đều theo từng năm hay không?
Tốc độ tăng trưởng chiều cao luôn không đồng đều và khó có thể thể dự đoán chính xác từng năm. Chiều cao có thể thay đổi theo từng giai đoạn trong quá trình phát triển và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe tổng thể và môi trường sống. Dưới đây là một số vấn đề giúp bạn hiểu rõ hơn về sự không đều trong tốc độ tăng trưởng:
-
Giai đoạn tuổi dậy thì: Trong thời gian này, nam và nữ thường trải qua tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ này có thể biến đổi theo từng năm và thậm chí theo từng tháng. Mỗi người sẽ có khoảng 1 - 2 năm tăng trưởng đạt đỉnh với mức tăng lên có thể đạt được là 8 - 15cm/năm.
-
Giai đoạn sau tuổi dậy thì: Khi đạt đến một mức độ cân đối về nội tiết tố và phát triển, tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại dần dần và ngừng hẳn vào khoảng 18 - 20 tuổi đối với nam và 16 - 18 tuổi đối với nữ.
-
Dinh dưỡng và sức khỏe: Chế độ ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ tốc độ tăng trưởng. Sự thiếu hụt dưỡng chất hoặc suy dinh dưỡng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng. Người có vấn đề sức khỏe, mắc bệnh nặng, đề kháng kém… thường chậm tăng chiều cao hơn.
-
Môi trường và tình trạng tâm lý: Môi trường sống tích cực và tâm lý thoải mái tạo ảnh hưởng tốt đến tốc độ tăng trưởng. Những bạn thường xuyên bị stress và tình trạng tâm lý không ổn định có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng, phạm vi vận động, giảm sản xuất nội tiết tố, từ đó tác động tiêu cực lên quá trình phát triển.
Trung bình 1 năm chiều cao tăng trưởng thêm bao nhiêu cm?
Giai đoạn sơ sinh (0 - 1 tuổi)
Trẻ sơ sinh có tốc độ tăng trưởng vượt trội do đây là giai đoạn “vàng” thứ hai của trẻ trong hành trình phát triển về chiều cao. Một đứa trẻ khỏe mạnh, được chăm sóc tốt có thể tăng thêm 25cm về chiều dài cơ thể trong năm tuổi đầu tiên. Tận dụng tốt cơ hội này giúp cha mẹ nuôi dưỡng con đúng khoa học để trẻ cao hết tiềm năng.
Trẻ sơ sinh khỏe mạnh tăng chiều cao vượt trội trong năm đầu tiên
Trẻ mẫu giáo (2 - 6 tuổi)
Trong giai đoạn đi học mẫu giáo, trẻ có những thay đổi về tốc độ tăng trưởng so với trước đó. Vào cuối năm tuổi thứ 2, chiều cao của trẻ có thể tăng thêm 11 - 13cm so với thời điểm 1 tuổi và lúc này đã có sự khác biệt rõ rệt theo giới tính. Khi trẻ 3 tuổi, tốc độ tăng trưởng của con ổn định hơn khoảng 5 - 7cm tăng lên mỗi năm nếu được chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Tuổi thiếu niên (7 - 12 tuổi)
Trẻ có thể trải qua 2 giai đoạn tiền dậy thì và đầu dậy thì ở độ tuổi này. Từ 7 - 9 tuổi, trẻ tiếp tục giữ tốc độ tăng chiều cao trung bình 5 - 7cm/năm. Từ 10 tuổi, các bé gái đã có thể dậy thì và tốc độ phát triển tốt hơn. Từ 10 - 12 tuổi, các bé gái tăng chiều cao tốt hơn các bé trai do nam giới lúc này chưa dậy thì hoặc chỉ vừa mới bắt đầu dậy thì.
Tuổi vị thành niên (13 - 18 tuổi)
Đây là thời gian dậy thì của cả nam và nữ, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là nam giới. Trẻ có thể tăng tới 15cm/năm trong 1 năm phát triển đạt đỉnh nếu đáp ứng tốt tất cả yếu tố tác động. Chiều cao tăng chậm dần từ khoảng 15 tuổi với nữ và 17 tuổi với nam. Những phương pháp chăm sóc sức khỏe khoa học ở giai đoạn này giúp trẻ tận dụng tốt tiềm năng tăng trưởng, cũng là thời gian “vàng” cuối cùng trong hành trình cải thiện chiều cao.
Tuổi trưởng thành
Từ 18 tuổi, chiều cao của chúng ta gần như không tăng thêm do xương đang trong quá trình cốt hóa. Nếu với nữ giới, chiều cao có thể đã cố định thì nam giới nếu được áp dụng các giải pháp tăng tốc có khả năng cao hơn 1 - 2cm. Bạn có thể tự kiểm tra khả năng tăng trưởng tự nhiên ở thời điểm này bằng cách:
-
Chụp X-Quang phần xương ở đầu gối, cổ tay/chân, khuỷu tay… để xác định tình trạng hoạt động của sụn tăng trưởng. Nếu sụn còn mở thì bạn vẫn có khả năng cao lên, sụn đóng đồng nghĩa kết thúc quá trình tăng chiều cao.
-
Chiều cao không tăng thêm nếu cơ thể có các dấu hiệu: Size giày không thay đổi nữa, chiều cao không tăng trong khoảng 6 tháng trở lại, kinh nguyệt đều ở nữ, hệ thống lông phát triển đầy đủ…
Chiều cao sau 18 tuổi gần như không tăng thêm
Chiều cao trung bình của nam nữ khi trưởng thành là bao nhiêu?
Theo bảng chiều cao chuẩn của nam và nữ theo từng độ tuổi, mức chuẩn ở độ tuổi trưởng thành là 177cm với nam và 163,3cm với nữ. Đây được xem là kết quả của một quá trình chăm sóc sức khỏe khoa học trong thời gian dài. Chiều cao trung bình của nam và nữ trưởng thành có thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là dinh dưỡng và môi trường sống. Dưới đây là phạm vi tham khảo về chiều cao trung bình của nam và nữ ở trưởng thành:
-
Nam: Trung bình khoảng 167 - 177 cm.
-
Nữ: Trung bình khoảng 155 - 165 cm.
Những cách khoa học giúp tăng chiều cao hiệu quả
Tạo thói quen vận động, chơi thể thao
Cách tốt nhất để duy trì thói quen tập luyện là chọn môn thể thao hoặc bài tập thể dục mà bạn cảm thấy thoải mái và yêu thích. Lịch trình tập luyện hợp lý tối thiểu 3 - 5 ngày mỗi tuần và 30 - 60 phút tập mỗi ngày. Các hoạt động thể chất kích thích phát triển cơ và xương như: Bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, bóng rổ, tập yoga, đu xà...
Kết hợp chơi thể thao và tập thể dục cường độ cao để phát triển thể chất toàn diện, đồng thời kích thích nội tiết tố tăng trưởng và cải thiện sức khỏe. Quá trình tăng trưởng chiều cao không diễn ra ngay lập tức, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Duy trì thói quen vận động thường xuyên trong thời gian dài mới đạt được kết quả tăng chiều cao như mong muốn. Hãy thực hiện bài tập đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tập luyện.
Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Xây dựng thực đơn khoa học để hỗ trợ tăng chiều cao đòi hỏi sự đa dạng về dinh dưỡng và cung cấp đủ dưỡng chất phát triển cơ và xương. Các chất này có thể kể đến: Protein, collagen, canxi, vitamin K, vitamin D, magie, kẽm, kali, phốt pho, sắt… Không khó để bổ sung các chất này trong chế độ ăn uống hằng ngày với các loại thực phẩm như: Cá, thịt gà, thịt nạc, trứng, rau cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, các sản phẩm từ sữa, đậu và hạt như đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc…
Thực phẩm bổ dưỡng cho xương để tăng chiều cao nhanh chóng
Đi ngủ đúng giờ mỗi ngày
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu về giấc ngủ có sự thay đổi về thời lượng và thời điểm bắt đầu đi ngủ. Thông thường, bạn nên đi ngủ trước 22h và đảm bảo giấc ngủ ban đêm đủ 7 - 9 giờ. Thói quen này giúp bạn dễ dàng đạt trạng thái sâu giấc vào khung giờ sản xuất nội tiết tố tăng trưởng 23h - 1h sáng. Không tiếp xúc ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, giữ tinh thần thoải mái là cách tốt nhất để có giấc ngủ ngon.
Hạn chế trạng thái căng thẳng
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn cải thiện tinh thần:
-
Thực hiện thả lỏng và giãn cơ: Yoga, thiền và các phương pháp giãn cơ có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
-
Thời gian cho bản thân: Dành thời gian hằng ngày cho các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, hoặc dạo chơi ngoài trời.
-
Tập thể dục và vận động: Hoạt động vận động có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và kích thích cơ thể sản xuất các nội tiết tố tốt cho sức khỏe.
-
Quản lý thời gian: Lập kế hoạch công việc và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý để tránh áp lực quá mức.
-
Thăm khám tâm lý: Nếu bạn cảm thấy căng thẳng quá mức, hãy thảo luận với chuyên gia tâm lý để tìm hiểu cách giải quyết và quản lý stress.
-
Chế độ ăn uống cân đối: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp duy trì cân bằng hormone và hỗ trợ sức khỏe tâm lý, giảm căng thẳng.
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ
Một số sản phẩm hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng có tác dụng thúc đẩy chiều cao, giúp bạn tăng tốc độ phát triển của xương. Đây cũng là giải pháp bù đắp dưỡng chất được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong bối cảnh hiện đại. Nhờ được đáp ứng đủ dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có khả năng cải thiện tốc độ tăng trưởng, tăng tốc về chiều cao. Bạn chỉ cần lựa chọn đúng sản phẩm an toàn, chất lượng, sử dụng đúng hướng dẫn, kết hợp với lối sống lành mạnh là có thể phát huy tốt tác dụng của sản phẩm hỗ trợ.
Sử dụng TPBVSK chất lượng giúp đảm bảo dinh dưỡng hỗ trợ tăng chiều cao
Tránh các thói quen sinh hoạt kém lành mạnh
Một số thói quen sinh hoạt được xem là yếu tố cản trở tiến trình tăng trưởng bình thường của xương. Dưới đây là những thói quen bạn cần tránh nếu muốn đạt được mức cải thiện chiều cao lý tưởng:
-
Hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc.
-
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thức uống chứa nhiều caffeine.
-
Bổ sung nhiều các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn (nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc muối), nước ngọt có ga…
-
Dành nhiều thời gian ngồi một chỗ xem tivi, điện thoại, máy tính…
-
Thức quá khuya thường xuyên.
-
Bỏ bữa hoặc ăn quá trễ.
Giữ sức khỏe xương khớp bằng cách điều chỉnh tư thế
Để duy trì sức khỏe xương và khớp - điều kiện tiên quyết tăng chiều cao, bạn cần điều chỉnh tư thế và tuân thủ các thói quen sinh hoạt hằng ngày như sau đây:
-
Khi ngồi, hãy đảm bảo bạn ngồi thẳng và không bị cong vẹo lưng. Bạn có thể sử dụng ghế có lưng tựa để hỗ trợ lưng dưới tốt hơn.
-
Thực hiện các bài tập vận động để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự linh hoạt như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe...
-
Căng thẳng thần kinh có thể gây ra chứng căng cơ và ảnh hưởng đến xương và khớp. Bạn cần học cách quản lý căng thẳng thông qua phương pháp thiền, hoạt động ngoại khóa có tính chất thư giãn...
-
Khi ngủ, bạn chuẩn bị giường thoải mái và có gối hỗ trợ cho lưng và cổ, lưu ý không sử dụng gối quá cao.
-
Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy thay đổi tư thế thường xuyên để tránh gây căng cơ và áp lực lên xương và khớp.
-
Nếu sử dụng máy tính hoặc bàn học, hãy đảm bảo màn hình ở một độ cao và đúng góc để bạn không phải cúi đầu hoặc gập người quá nhiều.
-
Thực hiện các bài tập duỗi cơ cổ, vai, lưng, chân để giảm căng thẳng và cải thiện linh hoạt.
-
Không khiêng vác đồ vật nặng quá khả năng hiện tại hoặc thực hiện sai tư thế khi khiêng đồ.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đi khám ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy xương, khớp đang có vấn đề.
Tập yoga giúp nâng cao sức khỏe xương khớp
Để xác định mức tăng trưởng trung bình hằng năm, chúng ta cần xem xét rất nhiều yếu tố khác nhau cả về môi trường sống, tình trạng cơ thể và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Để có tốc độ phát triển chiều cao đúng tiềm năng, hãy đảm bảo bạn thực hiện đúng chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc, sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày.
- Tin liên quan: 17 tuổi nhảy dây có tăng chiều cao không?
Chia sẻ