Ăn phô mai có giúp tăng chiều cao không?

Mục lục

    Chia sẻ

    Nhắc đến phô mai, không ít người sẽ liên tưởng ngay đến hương vị đặc trưng, kết cấu béo ngậy mà hấp dẫn, đặc biệt là với các bé trẻ. Đây không chỉ là một món ăn ngon mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp các bé phát triển chiều cao và sức khỏe. Nhìn chung, phô mai không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ em và thanh thiếu niên. Hãy cùng khám phá những giá trị dinh dưỡng và cách bổ sung phô mai một cách hợp lý để tối ưu hóa quá trình phát triển của các bé nhé

    Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với sự phát triển chiều cao

    Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến 32% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Các bữa ăn lành mạnh, đủ chất diễn ra hằng ngày tạo điều kiện cho cơ thể bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Để phát triển chiều cao tối ưu, cơ thể trẻ cần được đáp ứng đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể các chất tham gia vào quá trình tăng trưởng của xương như: Canxi, vitamin D, vitamin K, collagen, phốt pho, magie, kẽm, kali, sắt…

    Nếu thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng này trong chế độ ăn uống, trẻ em và thanh thiếu niên có thể không phát triển chiều cao đúng tiềm năng và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Do đó, để đảm bảo khả năng phát triển chiều cao tối đa, trẻ cần có một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, bao gồm đủ các chất dinh dưỡng quan trọng với hàm lượng đúng nhu cầu khuyến nghị.

    pho-mai-nam-trong-danh-sach-thuc-pham-ho-tro-tang-chieu-cao

    Phô mai nằm trong danh sách thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao

    Các thành phần dinh dưỡng trong phô mai

    Phô mai là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời với hàng loạt các chất quan trọng: Canxi, chất béo, protein, vitamin A, vitamin B12, vitamin D, vitamin K, kẽm, phốt pho, riboflavin… Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của các loại phô mai cũng khác nhau. Có thể kể tên một số dưỡng chất nổi bật trong phô mai như:

    • Protein: Phô mai là một nguồn cung cấp protein lý tưởng với khoảng 6,7g protein được bổ sung trong khẩu phần 28g phô mai.

    • Canxi: Phô mai cũng giúp trẻ bổ sung canxi -một loại khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và bảo vệ xương. Khẩu phần 28g phô mai chứa khoảng 214mg canxi.

    • Phốt pho: Phốt pho là một khoáng chất quan trọng tham gia hỗ trợ phát triển xương, giúp trẻ tăng chiều cao thuận lợi. Có khoảng 121mg phốt pho được cung cấp trong khẩu phần 28g phô mai.

    • Selen: Phô mai chứa một lượng nhỏ selen, một khoáng chất có tính chất chống oxy hóa và tốt cho sức khỏe tim mạch.

    • Vitamin B12: Bạn có thể bổ sung vitamin B12 bằng phô mai. Vitamin B12 trong phô mai là một loại vitamin cần thiết cho chức năng thần kinh và sản xuất tế bào.

    • Vitamin A: Phô mai cũng chứa một lượng nhỏ vitamin A, một loại vitamin có tác dụng tốt cho sức khỏe mắt và hệ miễn dịch.

    Mặc dù mang đến nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng phô mai cũng chứa nhiều chất béo và natri. Cha mẹ cần kiểm soát hàm lượng phô mai trẻ ăn mỗi ngày và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng để tránh các vấn đề về sức khỏe liên quan do tiêu thụ quá mức chất béo và natri.

    pho-mai-chua-mot-ham-luong-dinh-duong-tuyet-voi

    Phô mai chứa một hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời

    Ăn phô mai có tác động như thế nào đến sự phát triển chiều cao?

    Canxi và protein trong phô mai rất tốt cho việc xây dựng xương và cơ bắp chắc khỏe. Canxi là thành phần chính của xương, với hơn 99% canxi trong cơ thể được tìm thấy trong xương và răng. Ngoài ra, phốt pho, vitamin B12, vitamin D, vitamin K… có trong phô mai cũng tham gia vào quá trình phát triển của xương, hỗ trợ chiều cao tăng đáng kể. 

    Các thực phẩm dạng lên men như phô mai chứa những lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Ăn phô mai đúng cách và hàm lượng hợp lý giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi. Chất béo trong phô mai có chứa axit linoleic có thể giúp giảm viêm và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và béo phì nếu bạn chỉ bổ sung một lượng vừa phải. Những lợi ích sức khỏe này đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện chiều cao cho trẻ.

    Những điều cần lưu ý khi tiêu thụ phô mai để tăng chiều cao

    Phô mai chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Cụ thể, chất béo và natri trong phô mai nếu bổ sung quá liều sẽ gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Cha mẹ cũng nên tránh các loại phô mai có chứa chất bảo quản, phẩm màu hoặc nhiều chất béo để hạn chế nguy cơ thừa cân và các tác nhân gây hại. Phô mai nên ăn vào ban ngày, mẹ tránh cho con ăn vào buổi tối sẽ dễ làm trẻ bị đầy bụng, khó ngủ.

    Một số lưu ý về thói quen sinh hoạt hằng ngày giúp chế độ tiêu thụ phô mai lành mạnh hơn:

    • Kết hợp với các bữa ăn chính đầy đủ chất dinh dưỡng.

    • Thường xuyên tập luyện, duy trì chế độ luyện tập hằng ngày hoặc tối thiểu 3 - 5 ngày/tuần.

    • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

    Lượng phô mai cần tiêu thụ một ngày để đảm bảo sự phát triển chiều cao

    Tính toán lượng phô mai hợp lý để bổ sung trong ngày là một cách ăn phô mai lành mạnh, đảm bảo hiệu quả phát triển chiều cao cho trẻ em. Qua đó, trẻ em nên bổ sung khoảng 28 - 57g phô mai mỗi ngày. Hàm lượng này có thể khác nhau tùy vào loại phô mai mà bạn chọn và độ tuổi hiện tại của con. Riêng các bé dưới 1 tuổi, cha mẹ lưu ý chọn loại phô mai có hàm lượng chất béo không vượt quá 20% thành phần dinh dưỡng tổng thể.

    an-pho-mai-voi-ham-luong-vua-phai-de-co-loi-cho-suc-khoe

    Ăn phô mai với hàm lượng vừa phải để có lợi cho sức khỏe

    Cách chế biến phô mai tốt nhất để giữ được giá trị dinh dưỡng

    Bạn có thể cho con ăn phô mai theo nhiều cách khác nhau, tùy vào khẩu vị, sở thích của con cũng như hoàn cảnh hiện tại. Mỗi cách chế biến sẽ mang đến giá trị dinh dưỡng khác nhau, dưới đây là các phương pháp chế biến phô mai giúp mẹ bảo vệ hàm lượng dưỡng chất:

    • Nghiền nhuyễn để ăn kèm bánh mì, có thể thêm một số loại trái cây như quả bơ hoặc trứng gà để tăng hương vị hấp dẫn.

    • Trộn phô mai cùng một chút nước ấm và ăn trực tiếp hoặc ăn kèm trái cây, bánh mì, ngũ cốc...

    • Xay phô mai cùng các loại trái cây như chuối, bơ, xoài, dâu tây...

    • Thêm phô mai vào các món cháo, soup để tăng vị hấp dẫn. Bạn nên cho phô mai vào cháo khi nhiệt độ của cháo khoảng 80 độ C để tránh phô mai bị biến đổi chất.

    • Rắc phô mai lên trên các món mì, soup...

    • Kết hợp phô mai với khoai tây, thịt bò, cà rốt, tôm, thịt gà... và tránh kết hợp phô mai với các loại thực phẩm như cua, rau dền, lươn, rau mồng tơi.

    Lợi ích của phô mai đối với sức khỏe

    Tốt cho tim mạch

    Axit linoleic trong phô mai là một loại axit béo lành mạnh, có khả năng giảm viêm và ngăn ngừa các hội chứng bệnh liên quan đến tình trạng viêm như bệnh tim mạch. Do đó, nếu trẻ ăn phô mai đúng cách với hàm lượng đúng nhu cầu khuyến nghị giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Phô mai có thể là một nguồn glutathione tốt, một chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe não bộ.

    Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

    Thành phần dinh dưỡng trong phô mai khá đa dạng, đều là những chất cơ thể trẻ cần để phát triển cả về chiều cao và trí não. Ăn phô mai giúp trẻ bù đắp một lượng dưỡng chất đáng kể. 

    Tăng cường sức khỏe xương khớp

    Protein, canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho… trong phô mai có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp. Xương khớp khỏe mạnh là điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển chiều cao cũng như tham gia các hoạt động thể chất tốt hơn. Đây là một cách bảo vệ xương khớp, giúp tăng sức mạnh xương và cũng giảm thiểu nguy cơ gãy xương, loãng xương sau này.

    xuong-khop-khoe-manh-giup-tre-choi-the-thao-het-minh

    Xương khớp khỏe mạnh giúp trẻ chơi thể thao hết mình

    Những rủi ro của việc tiêu thụ quá nhiều phô mai

    Quá nhiều chất béo

    Chất béo trong phô mai thường là chất béo bão hòa - một loại chất béo không lành mạnh. Tiêu thụ phô mai quá nhiều đồng nghĩa với bổ sung lượng chất béo quá mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì do calo từ chất béo dễ tích tụ trong cơ thể và chuyển thành mỡ. Cơ thể bổ sung quá nhiều chất béo bão hòa cũng có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, mỡ máu, huyết áp, tiểu đường...

    Cholesterol tăng cao

    Chất béo bão hòa trong phô mai khi bổ sung quá mức cho phép có thể làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể. Cholesterol trong máu gia tăng khiến cơ thể có nguy cơ đối mặt với các bệnh liên quan đến béo phì, tim mạch. Cụ thể, LDL cholesterol là loại cholesterol sẽ gia tăng khi bạn ăn phô mai quá nhiều. Chỉ số LDL cholesterol vượt ngưỡng cho phép có khả năng kéo theo tình trạng tích tụ mỡ thừa, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu do động mạch bị thu hẹp. 

    Hàm lượng natri cao

    Phô mai cũng chứa một lượng natri đáng kể. Ăn nhiều phô mai có thể dẫn đến tình trạng dư thừa natri trong cơ thể, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Thừa natri là nguyên nhân gây ra các bệnh: Cao huyết áp, tim mạch, sỏi thận, loãng xương, dạ dày, yếu cơ, béo phì, bệnh về đường tiêu hóa... Đây là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển bình thường của cơ thể, hạn chế khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày.

    an-pho-mai-dung-cach-giup-tre-phat-trien-the-chat-can-bang

    Ăn phô mai đúng cách giúp trẻ phát triển thể chất cân bằng

    Nhiều calo

    Phô mai chứa một lượng lớn calo, chủ yếu là calo từ chất béo. Ăn nhiều phô mai đồng nghĩa bạn đang nạp calo vào cơ thể nhiều calo hơn. Calo từ chất béo không dễ chuyển hóa và đốt cháy như calo từ protein và các nhóm chất khác. Tích tụ chất béo lâu ngày khiến lượng mỡ thừa gia tăng, gây ra nhiều vấn đề xấu về sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch, suy yếu xương khớp…

    Phô mai là một trong những loại thực phẩm được khuyến nghị bổ sung để chăm sóc sức khỏe trẻ em và thanh thiếu niên, giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội. Với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, phô mai là một dạng thực phẩm hỗ trợ bù đắp dưỡng chất cho trẻ phát triển thể chất tối ưu. Để đảm bảo an toàn cho con và phát huy hiệu quả cải thiện chiều cao, cha mẹ lưu ý chọn loại phô mai phù hợp, chất lượng, ăn đúng cách và đúng hàm lượng cho phép nhé