Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ thấp lùn bẩm sinh
Ước ao của mọi bậc phụ huynh thường là có con cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các em bé đều có sự phát triển chiều cao tốt từ khi mới sinh ra và đạt được chiều cao lý tưởng sau này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây ra tình trạng thấp lùn ở trẻ từ khi mới sinh ra.
Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ lớn khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn. Do đó, các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng của con. Nếu lơ là và không phát hiện sớm những rối loạn phát triển ở trẻ con bạn sẽ khó đạt tới mức chiều cao và cân nặng tối ưu trong tương lai. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao mà nubesttall giới thiệu đến bạn:
Do di truyền, lùn mang tính gia đình
Chiều cao của con cái ảnh hưởng rất nhiều từ cha mẹ. Bố mẹ thấp lùn thì có khả năng con sở hữu chiều cao dưới trung bình và ngược lại. Ngoài ra, chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ. Tuy nhiên di truyền chỉ tác động 23% đến chiều cao, 77% còn lại được quyết định bởi nhiều yếu tố khác như: Dinh dưỡng, môi trường, giấc ngủ, vận động… Do đó, nếu biết cung cấp dinh dưỡng đúng cách kết hợp ngủ đủ và vận động thể chất phù hợp với từng độ tuổi thì trẻ vẫn có thể cải thiện chiều cao
Chậm tăng trưởng trong tử cung
Chậm tăng trưởng trong tử cung sẽ khiến trẻ dễ thấp lùn sau khi chào đời
Theo các số liệu thống kê, có đến 10% trẻ không bắt kịp chiều cao bình thường như các bạn khác lúc 2 tuổi. 3 giai đoạn vàng mà chiều cao phát triển nhanh nhất đó là: Giai đoạn trong bào thai, ba năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì kéo dài đến hết dậy thì. Thế nên, những trẻ sinh non, gặp “trục trặc” trong quá trình mang thai rất dễ rơi vào trường hợp này. Lúc này, nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp và đạt được chiều cao bình thường về sau.
Trẻ mắc hội chứng Turner
Hội chứng Tuner là bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể chỉ gặp ở nữ giới. Có khoảng 1/4000 bé gái mới sinh bị mắc hội chứng này, nguyên nhân chính chủ yếu thường là do thiếu một phần hoặc toàn bộ NST giới tính X cần có ở phụ nữ bình thường. Cổ ngắn, tay chân phù, thấp lùn, lão hóa sớm… là những triệu chứng thường gặp của hội chứng Tuner
Người mắc hội chứng Turner không hề có buồng trứng, nên không trải qua thời kì dậy thì. Nếu được điều trị bằng hormone tăng trưởng khoa học và đúng cách, người bệnh có thể cao thêm được vài cm và bắt đầu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn.
Lùn do mắc bệnh loạn sản sụn
Loạn sản sụn là chứng rối loạn tăng trưởng xương, một dạng của bệnh lùn tuyến yên. Bộ xương của chúng ta được hình thành từ khá sớm ngay trong phôi thai và trải qua qua 3 giai đoạn phát triển là: Màng, sụn và xương. Ban đầu màng hình thành vào khoảng tháng thứ nhất của thai kỳ, đầu tháng thứ 2 màng chuyển dần thành sụn. Đến cuối tháng thứ 2, sụn cốt hóa để hình thành xương. Quá trình phát triển xương tiếp tục cho đến khi trẻ sinh ra và bước qua giai đoạn tuổi dậy thì.
Bệnh nhân mắc chứng loạn sản sụn thường chỉ cao tầm 131 cm ở nam và 124 cm ở nữ
Khi trẻ bị loạn sản sụn, thì phần lớn sụn sẽ không có khả năng chuyển thành xương do đột biến ở gen FGFR3. FGFR3 là loại gen có chức năng điều khiển cơ thể sản sinh ra các loại protein cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của xương. Đột biến ở gen FGFR3 khiến lượng protein bị kích hoạt quá mức, ngăn chặn sự chuyển đổi sụn để hình thành xương trong quá trình phát triển của thai nhi.
Bệnh nhân mắc chứng loạn sản sụn thường có chân tay biến dạng, gù cột sống, tầm vóc thấp, nam giới chỉ cao tầm 131 cm và nữ giới là 124 cm. Tuy vậy, trí tuệ của họ vẫn phát triển bình thường. Khoảng 20% người mắc loạn sản sụn là do di truyền từ bố mẹ, 80% còn lại do đột biến tự phát.
Lùn do mắc bệnh nội tiết
Có khá nhiều căn bệnh nội tiết gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao, gây ra tình trạng thấp lùn bẩm sinh. Trong đó, suy tuyến yên là trường hợp thường gặp nhất. Tuyến yên là một tuyến nhỏ hình hạt đậu nằm ở đáy não, phía sau mũi và giữa hai tai, có chức năng sản sinh ra hormone tăng trưởng, giúp thúc đẩy tầm vóc cho trẻ. Nếu suy tuyến yên xảy ra trước khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì do thiếu gonadotropin và hoóc môn tăng trưởng, trẻ sẽ bị lùn đồng đều, cơ thể cân đối, đầu nhỏ và tay chân cũng nhỏ. Nếu suy tuyến yên xảy ra ở một độ tuổi cụ thể nào đó thì chiều cao, tâm lý, sinh dục sẽ phát triển dừng lại ở tuổi đó nhưng trí tuệ vẫn tiếp tục phát triển.
Lùn tuyến yên nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng hormone tăng trưởng thì chiều cao có thể cải thiện về sau. Tuy nhiên, nếu bước qua độ tuổi dậy thì các sụn xương không được kích thích sẽ đóng lại, việc tiêm hormone tăng trưởng sẽ không đem lại bất kì tác dụng gì.
Chia sẻ