Trang chủ
Phương pháp tăng chiều cao
Thừa kẽm – Cản trở lớn cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ
Thừa kẽm – Cản trở lớn cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ
Trong cuộc đua không ngừng để duy trì một lối sống lành mạnh, người tiêu dùng thường tìm kiếm những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như kẽm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc bổ sung kẽm một cách quá mức cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực không ngờ đến, đặc biệt là đối với sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Điều này một lần nữa chứng minh rằng dù lành mạnh, nhưng cũng cần có sự cân nhắc và kiểm soát đúng đắn khi sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Vai trò của kẽm đối với quá trình phát triển chiều cao
Kẽm có vai trò sinh học tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein giúp duy trì sự sống của con người. Kẽm sẽ tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ trong giai đoạn mang thai, tuổi thơ và vị thành niên. Khi thiếu nguyên tố này trẻ có thể chậm phát triển thể lực, tinh thần, kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa, dễ mắc các bệnh về da và niêm mạc, biếng ăn, suy dinh dưỡng…
Thừa hoặc thiếu kẽm đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển chiều cao
Mặc dù, là một khoáng chất chỉ chiếm 150mg đến 250mg, tức là khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể nhưng kẽm được phân bố đều, khoảng 50% trong cơ bắp, 20% trong xương, 30% còn lại trong não, võng mạc, tiền liệt tuyến. Chính vì 70% kẽm nằm trong cơ bắp và xương, nên khi thiếu hoặc thừa nguyên tố này đều ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển về mặt thể chất của trẻ, nhất là chiều cao.
Thừa kẽm sẽ khiến trẻ có nguy cơ lùn rất cao
Kẽm có mối quan hệ mật thiết với cadmium là một kim loại nặng cực độc được tạo ra tự nhiên trong môi trường. Khi nồng độ kẽm đủ sẽ ngăn chặn được sự hấp thụ cadmium. Nhưng khi thừa sẽ dẫn đến các triệu trứng có vị kim loại nặng trong miệng, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác... Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất khó tự đào thải kẽm thừa ra ngoài, gây tác dụng ngược đầu độc cơ thể.
Thừa kẽm trẻ sẽ biếng ăn, có luôn có cảm giác kim loại nặng trong miệng
Đặc biệt, xương khớp và cơ quan chuyển hóa trong cơ thể đòi hỏi phải được bổ sung hàm lượng kẽm chính xác thì mới hoạt động hiệu quả. Nếu cơ thể thừa kẽm sẽ gây ức chế hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, làm giảm sự phát triển, tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong ở trẻ.
Hơn nữa, khi bị thừa kẽm, quá trình tổng hợp và phân chia tế bào cũng khó xảy ra, quá trình phát triển xương bị rối loạn gây ra một số bệnh như: Còi xương, xốp xương, to đầu chi… làm chậm quá trình phát triển chiều cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với trẻ trong độ tuổi phát triển, thừa kẽm còn khiến cho các tế bào khứu giác bị ảnh hưởng, thị giác bị
thoái hóa điểm vàng, dẫn đến mất thị lực. Đặc biệt, các tế bào vị giác bị ảnh hưởng gây biếng ăn, bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Đối với bé nam trong giai đoạn dậy thì, thừa kẽm còn làm tăng ham muốn tình dục, tự thủ dâm nhiều hơn. Việc thủ dâm sẽ lấy đi không ít sức lực, khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, ốm yếu… trở nên lười vận động. Chính điều này đã “âm thầm” cướp đi chiều cao của trẻ.
Bổ sung kẽm cho cơ thể bao nhiêu là hợp lý?
Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng kẽm trong cơ thể cần phải đảm bảo ở mức ổn định để cân bằng lượng đường trong máu, quá trình phân chia và tổng hợp tế bào diễn ra bình thường, hỗ trợ cho quá trình phát triển chiều cao tốt nhất. Vì vậy, tùy vào từng độ khác nhau, mà bạn cần bổ sung lượng kẽm phù hợp cho cơ thể.
Trừ những trường hợp Bộ Y tế khuyến cáo thì bạn không nên bổ sung thêm kẽm cho cơ thể
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày.
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 3mg/ngày.
- Từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ngày.
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 8mg/ngày.
- Bé trai trên 14 tuổi: 11mg/ngày.
- Bé gái từ 14 - 18 tuổi: 9mg/ngày. Trên 19 tuổi: 8mg/ngày.
- Phụ nữ có thai từ 18 tuổi trở lên: 11 - 12 mg/ngày.
- Phụ nữ cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 - 13 mg/ngày.
Hàng ngày, cơ thể chúng ta vẫn luôn nạp khoáng chấ này thông qua việc tiêu thụ thức ăn giàu kẽm như: Hàu, thịt bò, cua biển, tôm, hạt bí ngô… Nguyên tố này cũng chỉ là một khoáng chất vi lượng, chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể, nên với người bình thường có cơ chế hấp thụ tốt, thì luôn đảm bảo được hàm lượng kẽm ổn định, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển chiều cao.
Chính vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, trừ những trường hợp như ăn chay, mắc bệnh rối loạn tiêu hóa, phụ nữ có thai và cho con bú, người nghiện rượu… thì bạn không nên bổ sung thêm kẽm bằng đường uống. Nếu lạm dụng, sẽ gây thừa kẽm làm giảm chức năng sinh lý, sút cân, lâu lành các thương tổn, chậm lớn, trẻ bị lùn là điều không thể tránh khỏi.
Chia sẻ