logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Uống cà phê có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
16/03/2023

Cà phê là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Ngày nay, cà phê được pha chế thành nhiều món uống khác nhau với hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng cà phê ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên. Thông tin này có đúng sự thật không? Hãy cùng NuBest Tall VN tìm hiểu cơ chế tác động của cà phê đến cơ thể trong bài viết dưới đây để có cách chăm sóc sức khỏe đúng cách, giúp bạn cải thiện chiều cao nhé.

Thành phần của cà phê

Nói về thành phần của cà phê, chắc chắn phải nhắc đến caffeine - một loại chất kích thích tự nhiên. Caffeine trong cà phê chủ yếu tác động lên não bộ, kích thích thần kinh nhằm giúp người uống tỉnh táo hơn, ngăn chặn cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, quá trình rang xay khiến lượng caffeine trong cà phê bị giảm đi đáng kể. Ngoài caffeine là thành phần chính thì một số thành phần khác có trong cà phê có thể kể đến:

ca-phe-co-huong-vi-dac-biet-nen-duoc-nhieu-thanh-thieu-nien-yeu-thich

Cà phê có hương vị đặc biệt nên được nhiều thanh thiếu niên yêu thích

  • Protein: Hàm lượng không cao, nằm trong các axit amin và giúp tạo nên mùi hương của cà phê sau khi rang xay.

  • Enzyme: β-glucosidase, lipase, protease... là những enzyme có mặt trong hạt cà phê, tham gia hình thành các axit amin.

  • Chất chống oxy hóa: Cà phê có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe là nhờ thành phần này. Những chất chống oxy hóa điển hình trong cà phê có thể kể đến: Melanoidin, axit chlorogen...

  • Khoáng chất: 3 - 5% thành phần cà phê là kali, phốt pho, clo, nito, sắt, đồng...

  • Lipid: Hàm lượng lipid chiếm 10 - 13% thành phần cà phê, có thể khác nhau tùy vào loại cà phê, khu vực canh tác… Lipid chủ yếu giữ lại trong bã cà phê, chỉ một phần ít tan vào nước khi bạn pha cà phê uống.

  • Chất thơm: Cà phê càng trồng ở khu vực địa hình cao thì càng tích lũy chất thơm nhiều. Chất thơm này có trong hạt cà phê là chủ yếu, hàm lượng nhỏ.

Caffeine trong cà phê có ảnh hưởng xấu đến chiều cao không?

Caffeine được hấp thụ nhanh chóng từ ruột vào máu, tiếp tục di chuyển đến gan. Tại đây, caffeine được phân hủy thành các hợp chất và đến các cơ quan khác nhau, chủ yếu là não bộ. Caffeine có khả năng ngăn chặn adenosine - một chất dẫn truyền khi tích tụ có thể khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ. Caffeine kết nối với các thụ thể adenosine trong não để ngăn chặn tác dụng của chúng, đồng thời tăng hoạt động của dopamine, norepinephrine và adrenaline trong máu.

Đó là lý do khi uống cà phê, bạn cảm thấy hưng phấn hơn, tỉnh táo và khả năng tập trung cũng tốt hơn. Một ly cà phê cỡ vừa có thể mất 20 phút để caffeine hấp thụ vào máu và khoảng 1 tiếng để đạt hiệu quả. Trong trường hợp uống quá trễ, caffeine trong cà phê khiến người uống tỉnh táo quá mức, dẫn đến mất ngủ hoặc khó ngủ. Giấc ngủ chập chờn khiến trẻ em và thanh thiếu niên bị cản trở tăng trưởng, chậm cao

uong-ca-phe-khong-tac-dong-truc-tiep-len-qua-trinh-tang-truong-cua-xuong

Uống cà phê không tác động trực tiếp lên quá trình tăng trưởng của xương

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy caffeine làm giảm khả năng hấp thụ canxi, trong khi đó canxi lại là thành phần chính cấu tạo xương. Mặc dù tác động không quá mạnh nhưng điều này cũng gây ra những ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng xương. Mặt khác, một số thức uống cà phê chứa nhiều đường có thể khiến người uống tăng cân nhanh nếu uống thường xuyên. Thừa cân đồng nghĩa lượng mỡ thừa chèn lên xương, xương không có không gian phát triển.

Những điều cần lưu ý khi uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến chiều cao?

Liều lượng

Hàm lượng caffeine nạp vào cơ thể được khuyến nghị không quá 100mg đối với thanh thiếu niên và trẻ em trong độ tuổi 12 - 18. Nếu muốn uống cà phê, bạn nên tính toán hợp lý để đảm bảo caffeine bổ sung không quá mức cho phép. Trong đó, trẻ em dưới 12 tuổi không được chỉ định sử dụng cà phê. Trẻ em dưới 12 tuổi không uống cà phê để tránh bị kìm hãm tăng trưởng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thời điểm uống

Cà phê có tác dụng tăng cường sự tỉnh táo, do đó, bạn chỉ nên uống vào buổi sáng và muộn nhất là trước 2h chiều. Uống cà phê vào buổi chiều và tối có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tối. Cà phê nạp vào cơ thể vào buổi tối cũng khó hấp thụ và đào thải, dễ gây ra tình trạng tích tụ. Một lưu ý khác là bạn nên uống sau khi đã ăn no để đảm bảo tiêu hóa tốt, hấp thụ hoàn toàn mà không gây tích tụ caffeine gây hại cho cơ thể.

Lựa chọn sản phẩm

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm cà phê khác nhau như: Espresso, cà phê sữa, cà phê đen, cappuccino, latte, mocha… Mỗi sản phẩm có hương vị, thành phần khác nhau, hàm lượng caffeine cũng khác nhau. Nếu bạn thích uống cà phê nhưng không muốn ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng chiều cao, hãy chọn các thức uống ít béo, ít caffeine. Nguồn gốc cà phê cũng cần rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho cơ thể.

chon-loai-ca-phe-phu-hop-khong-qua-beo-de-khong-anh-huong-xau-den-suc-khoe

Chọn loại cà phê phù hợp, không quá béo để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Chú ý sinh hoạt trong ngày

Thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều kiện để phát triển chiều cao nhanh chóng. Áp dụng lối sống lành mạnh giúp bạn hạn chế một số ảnh hưởng tiêu cực từ cà phê, đồng thời nâng cao sức khỏe, cải thiện chiều cao. Dưới đây là một số lưu ý dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển thể chất (dưới 20 tuổi):

  • Đầu tư dinh dưỡng hằng ngày, đảm bảo các bữa ăn đủ chất, hàm lượng các chất cân bằng.

  • Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao để thúc đẩy sức khỏe xương khớp, tăng tốc độ kéo dài.

  • Đi ngủ trước 11h tối và đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng.

  • Vận động dưới ánh nắng mặt trời trước 9h sáng và sau 3h chiều để tăng khả năng tổng hợp vitamin D dưới da.

  • Cải thiện tư thế đi, đứng, ngồi, nằm sao cho đúng chuẩn.

  • Tránh xa các yếu tố gây cản trở, đặc biệt là các chất kích thích mạnh như thuốc lá, rượu, bia…

  • Bổ sung đủ nhu cầu nước mỗi ngày.

  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất xơ từ rau củ, trái cây để duy trì cân nặng hợp lý. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, món ăn nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc quá mặn…

  • Cải thiện môi trường sống (đảm bảo trong lành, ít tiếng ồn, nguồn nước sạch…) cũng là một cách nâng cao điều kiện phát triển thể chất tối ưu.

  • Có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm bù đắp dinh dưỡng, đáp ứng đúng nhu cầu khuyến nghị theo độ tuổi.

Những lợi ích khác của cà phê đối với sức khỏe

Bổ sung năng lượng

Caffeine có tác dụng làm giảm đáng kể trạng thái mệt mỏi, đồng thời tăng mức năng lượng cho cơ thể. Uống cà phê là một cách cải thiện tốc độ hoạt động thể chất, qua đó tăng cường hiệu suất tập luyện thể dục. Vận động năng suất cao giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng, giảm thiểu bệnh tật.

Hỗ trợ điều chỉnh cân nặng

Các loại thức uống cà phê được biết đến với tác dụng cải thiện quá trình lưu trữ chất béo, tăng hiệu quả làm việc của đường ruột, từ đó kiểm soát cân nặng. Mặc dù mức độ tác động không quá cao nhưng uống cà phê đúng cách còn có thể giảm mỡ, đặc biệt đối với nam giới. Nhờ lợi ích bổ sung năng lượng sau khi uống cà phê, mức độ hoạt động thể chất tăng lên giúp bạn dễ dàng đốt cháy calo, giảm cân đáng kể.

ca-phe-giup-bo-sung-nang-luong-de-tap-luyen-nang-suat-hon

Cà phê giúp bổ sung năng lượng để tập luyện năng suất hơn

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Theo các chuyên gia y tế, cà phê khi hấp thụ vào cơ thể có khả năng phát huy chức năng tế bào beta trong tuyến tụy, hỗ trợ sản xuất insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Cà phê cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, ảnh hưởng tích cực đến độ nhạy insulin, chống viêm, tăng cường chuyển hóa. Những tác dụng này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cải thiện sức khỏe não bộ

Cà phê chủ yếu đưa ra tín hiệu tác động tới hệ thống thần kinh, nếu uống đúng cách có thể nâng cao sức khỏe não bộ. Cà phê có thể được sử dụng để bảo vệ cơ thể chống lại một số chứng rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và Alzheimer. Trong một số nghiên cứu, những người uống cà phê đúng cách, liều lượng vừa phải trong một thời gian dài sẽ hạn chế được nguy cơ giảm nhận thức hay sa sút trí tuệ.

Hỗ trợ tim mạch

Ngoài hỗ trợ sức khỏe não bộ thì tim mạch cũng được cải thiện đáng kể khi uống cà phê đúng cách. Những người uống cà phê thường xuyên có nguy cơ đột quỵ thấp hơn, ngăn ngừa các bệnh về tim. Tuy nhiên, vì caffeine trong cà phê có tác động kích thích nên những người có tiền sử bệnh huyết áp nên hạn chế hoặc điều tiết lượng cà phê nạp vào cơ thể.

Tăng tuổi thọ

Nhờ vô số lợi ích tiềm ẩn mà cà phê được xem có thể hỗ trợ kéo dài tuổi thọ, bất kể tuổi tác, tình trạng cân nặng, mức tiêu thụ đồ uống có cồn... Một tách cà phê nhỏ mỗi ngày giúp bạn sống khỏe, nguy cơ tử vong do ung thư thấp hơn. Cà phê có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do và tổn thương DNA.

uong-ca-phe-giup-tam-trang-thoai-mai-hon-han-che-chung-tram-cam

Uống cà phê giúp tâm trạng thoải mái hơn, hạn chế chứng trầm cảm

Hạn chế chứng trầm cảm

Caffeine trong cà phê tác động mạnh lên hệ thần kinh làm xua tan cảm giác mệt mỏi. Những bạn thường xuyên căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm, khi uống cà phê đúng cách giúp giảm nguy cơ này. Một nghiên cứu chỉ ra uống cà phê mỗi ngày có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong do tự tử.

Cà phê không thực sự tác động đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên. Uống cà phê có thể cản trở tăng trưởng trong trường hợp uống quá liều lượng hoặc uống sai cách. Trẻ em dưới 12 tuổi không được uống cà phê nếu muốn phát triển thể chất bình thường. Thay vì uống cà phê, bạn hãy thử các loại thức uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng hơn như nước trái cây, sinh tố… để đảm bảo tốc độ tăng chiều cao tối ưu nhé.

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la