Khám phá những bí mật không phải ai cũng biết về chiều cao

Mục lục

    Chia sẻ

    Chiều cao luôn là đề tài được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Những thông tin dưới đây sẽ tiết lộ phần nào các bí mật thú vị về chiều cao mà không phải ai cũng biết. Cùng theo dõi nhé!

    Vì sao nam giới thường có chiều cao vượt trội hơn nữ giới?

    Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, nam giới luôn có chiều cao trung bình vượt trội hơn so với nữ. Thế nhưng nguyên nhân là gì thì không phải ai cũng biết? Theo BBC, trước 12 hoặc 13 tuổi, bé trai và bé gái thường có chiều cao trung bình tương tự nhau. Sau đó, nữ giới sẽ dậy thì sớm hơn nam khoảng một năm và cũng kết thúc sớm hơn. Trong khi đó, nam giới sẽ có sự bùng nổ tăng trưởng vào cuối giai đoạn dậy thì, giúp thúc đẩy chiều cao vượt trội, sau khi kết thúc giai đoạn này chiều cao trung bình của nam giới vượt hơn các cô gái khoảng 13 cm.

    Nam giới thường có chiều cao vượt trội hơn nữ giới

    Nam giới thường có chiều cao vượt trội hơn nữ giới

    Một lý do khác khiến chiều cao của con trai vượt hơn các bé gái là do lượng nội tiết tố nam testosterone được phóng thích từ tinh hoàn ra nhiều hơn. Trong thời kỳ dậy thì, lượng testosterone của một cậu bé “sản xuất “ ra trung bình tăng gấp 10 lần. Testosterone sẽ kích hoạt các tế bào trên toàn cơ thể để phát triển, giúp xương dài ra và tăng chiều cao.

    Chúng ta sẽ bắt đầu lùn đi từ khoảng 40 tuổi

    Khi về già, chiều cao của mỗi người sẽ giảm đi khoảng vài cm so với lúc còn trẻ. Một trong những lý do khiến chiều cao bị giảm là vì căn bệnh loãng xương. Các xương của cột sống sẽ bị trọng lượng cơ thể ép lên khiến chúng ngắn lại – làm giảm chiều cao. Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến nữa là do các đĩa đệm cột sống bị co rút lại. Các đĩa này nằm giữa các đốt xương sống giống như các miếng cao su, tuổi càng cao hình dạng của chúng sẽ càng thu nhỏ lại do mô và nước bị mất. Khi các đĩa này co rút thì các đốt xương sống xích lại gần nhau hơn, khiến chúng ta lùn đi.

    Cả nam và nữ giới sẽ bắt đầu “lùn” đi khi bước vào tuổi 40

    Cả nam và nữ giới sẽ bắt đầu “lùn” đi khi bước vào tuổi 40

    Theo kết luận từ một số cuộc nghiên cứu khoa học thì cả nam và nữ giới sẽ bắt đầu “lùn” đi khi bước vào tuổi 40, và cứ mỗi 10 năm thì chiều cao sẽ giảm hơn 1cm.

    Buổi sáng chúng ta thường cao hơn buổi chiều 1cm

    Chúng ta sẽ cao nhất vào mỗi buổi sáng khi thức dậy và vào buổi chiều nếu đo lại bạn sẽ thấy mình thấp hơn 1cm. Lý do là, vào buổi tối, cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, các đốt sống không phải chịu trọng lượng của cơ thể nên dần dần giãn ra, giúp chúng ta cao hơn. Vào cuối ngày, vì cột sống bị chèn ép nhiều nên chiều cao sẽ giảm xuống.

    Khí hậu cũng ảnh hưởng đến chiều cao

    Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của con người. Kết quả điều tra chiều cao tại Trung Quốc – quốc gia có diện tích lớn và lãnh thổ trải rộng qua nhiều vùng khí hậu cho thấy: Cùng một điều kiện dinh dưỡng, mức sống và vận động, chiều cao của nam giới 17 tuổi tại Bắc Kinh là 1m68, Vũ Hán là 1m67, Quảng Châu là 1m64. Hầu như các vùng phía Bắc thường cao hơn ở phía Nam. 

    Những nước đứng đầu danh sách chiều cao đều nằm ở vùng khí hậu ôn đới

    Dựa trên “bảng xếp hạng chiều cao của thế giới”, một khám phá thú vị đã được phát hiện, những nước đứng đầu danh sách chiều cao đều nằm ở vùng khí hậu ôn đới, cụ thể là các nước châu Âu như: Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Đức, Croatia… Trong khi đó, những nước thuộc top lùn thì đa số đều là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm hoặc quá lạnh như: Indonesia, Bolivia, Philippines, Việt Nam, Nepal, Nigeria…

    Qua đó, có thể thấy rằng, khí hậu ôn đới chính là môi trường lý tưởng hơn cho cuộc sống và sự phát triển toàn diện của con người, kể cả chiều cao vì điều kiện thời tiết mát mẻ, không thay đổi thất thường như hàn đới và ít gây bệnh tật như vùng vùng nhiệt đới nóng ẩm. Những nghiên cứu trên đã chứng minh được sự khác biệt lớn về khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt mà về mặt phát triển của cơ thể cũng có sự khác biệt theo vùng.

    Tin liên quan: