Múa ba lê có giúp tăng chiều cao không?
Múa ba lê là hình thức múa ra đời từ rất lâu trước đây và được nhiều trẻ em yêu thích, nhất là các bé gái. Nhiều phụ huynh chọn múa ba lê làm hình thức vận động thường xuyên cho con yêu nhằm thúc đẩy khả năng kéo dài xương và phát triển sức mạnh xương khớp. Vậy theo bạn, múa ba lê có trực tiếp giúp trẻ tăng thêm chiều cao không và cha mẹ có nên cho con học múa ba lê không?
Giới thiệu về bộ môn múa ba lê
Múa ba lê là một hình thức khiêu vũ cổ điển bắt đầu từ thời Phục hưng của Ý trong thế kỷ 15, sau đó phát triển thành một loại hình nghệ thuật. Múa ba lê không chỉ là một nghệ thuật biểu diễn mà còn là hình thức rèn luyện kỷ luật và thể hiện nghệ thuật. Nó đòi hỏi nhiều năm đào tạo và luyện tập chuyên dụng để đạt được trình độ kỹ thuật và tính nghệ thuật cao mà hình thức khiêu vũ này yêu cầu.
Múa ba lê có đặc trưng chuyển động chính xác và được kiểm soát động tác cao độ, kỹ thuật bước chân phức tạp, đề cao sự uyển chuyển và duyên dáng. Múa ba lê kết hợp các kỹ thuật, vị trí cơ thể... để tạo ra một câu chuyện kể bằng điệu nhảy. Nền nhạc cổ điển, biểu diễn trên sân khấu với trang phục cầu kỳ là tính chất bắt buộc khi múa ba lê. Một bài múa ba lê được tạo nên bởi sự liên kết mạnh mẽ và cân bằng của cơ thể, tư thế phù hợp và khả năng thực hiện các động tác chính xác, thanh lịch và có kiểm soát.
Múa ba lê là một cách kéo giãn cơ xương rất tốt để trẻ tăng chiều cao
Múa ba lê ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao?
Kỹ thuật múa ba lê bao gồm uốn cong đầu gối, nhón mũi chân, xoay tròn, nhảy, bật nhảy, mở rộng tay và chân. Đây là những động tác có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xương, đặc biệt nhón mũi chân và bật nhảy giúp trẻ kéo dài xương nhanh chóng. Trông có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực chất, ba lê là môn múa có cường độ vận động cao. Tổng thể bài tập giúp rèn luyện khả năng giữ thăng bằng cũng như phối hợp động tác. Nhờ vậy mà cột sống của người tập cũng nâng cao sức mạnh và chắc khỏe hơn.
Duy trì múa ba lê đúng kỹ thuật và thường xuyên có thể thúc đẩy tư thế và tạo liên kết cơ thể tốt. Múa ba lê tập trung vào khả năng rèn luyện và kéo dài cột sống, duy trì tư thế chuẩn cho trẻ. Những tác dụng này giúp tối ưu tiềm năng tăng chiều cao của trẻ bằng cách đảm bảo sự liên kết xương thích hợp. Các lợi ích về tính linh hoạt, săn chắc cơ bắp, nhận thức về cơ thể... góp phần thúc đẩy cải thiện vóc dáng cho trẻ em và thanh thiếu niên học múa ba lê.
Múa ba lê mấy lần một tuần để tăng chiều cao hiệu quả?
Tần suất của các lớp múa ba lê có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm mục tiêu, độ tuổi, trình độ thành thạo và lịch trình cá nhân của từng cá nhân. Mỗi buổi học có thể kéo dài đến 45 phút, bắt đầu từ 1 - 2 lớp mỗi tuần và tăng dần sau nhiều lần tập. Ngoài các buổi học kỹ thuật thông thường thì người học múa ba lê cũng được tham gia các lớp bổ trợ, học hỏi phong cách khiêu vũ khác nhằm tăng khả năng linh hoạt của cơ thể và thực hiện kỹ thuật ba lê thành thạo hơn.
Đối với trẻ cần cải thiện tốc độ tăng chiều cao, múa ba lê nên được duy trì khoảng 3 - 5 ngày/tuần vừa để thích nghi tốt hơn với bộ môn này, vừa đủ để bài tập tác động đến khả năng phát triển của xương. Ở độ tuổi thiếu niên, thậm chí trẻ có thể tham gia múa ba lê mỗi ngày với thời gian 45 - 60 phút/ngày.
Các động tác kéo giãn cơ giúp tăng khả năng kéo dài xương
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người múa ba lê
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ năng lượng, sức mạnh và sức khỏe tổng thể của các vũ công ba lê. Dưới đây là một số cân nhắc chính cho một chế độ dinh dưỡng toàn diện cho trẻ học múa ba lê:
-
Chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Kết hợp protein nạc (thịt gia cầm, cá, đậu phụ và các loại đậu), carbohydrate phức hợp (ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau), chất béo lành mạnh (bơ, các loại hạt và dầu ô liu) và đủ lượng vitamin và khoáng chất.
-
Bữa ăn đủ năng lượng cũng là điều quan trọng để trẻ tham gia hoạt động thể chất cường độ cao như múa ba lê. Hãy đảm bảo trẻ tiêu thụ đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho quá trình tập luyện. Cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xác định nhu cầu calo cụ thể của trẻ dựa trên độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và mục tiêu phát triển.
-
Carbohydrate là nguồn nguyên liệu chính cung cấp năng lượng trong quá trình luyện tập và biểu diễn ba lê. Cha mẹ ưu tiên chọn carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả giúp giải phóng năng lượng bền vững. Bổ sung carbohydrate nên được thực hiện trước và sau các buổi tập múa ba lê để dự trữ glycogen - một dạng carbohydrate được lưu trữ trong cơ thể, như một cách bổ sung dinh dưỡng phục hồi.
-
Các thực phẩm giàu protein rất cần thiết cho việc sửa chữa và phát triển cơ bắp. Nguồn protein nạc trong chế độ ăn uống như thịt nạc, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu và nguồn protein từ thực vật như ngũ cốc, hạt và đậu, rau xanh... Lượng protein nên được phân bổ trong suốt cả ngày để hỗ trợ phục hồi cơ bắp.
-
Bổ sung nước đúng cách và đủ nhu cầu khuyến nghị theo cân nặng và mức độ tập luyện múa ba lê. Mất nước có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất và tăng nguy cơ chấn thương. Trẻ cần uống nước trước, trong và sau các buổi múa ba lê, đồng thời cân nhắc các loại đồ uống giàu chất điện giải trong quá trình luyện tập cường độ cao.
-
Đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và hiệu suất tổng thể. Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt được khuyến khích bổ sung để đảm bảo các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, magie, vitamin A, C và D.
Những lợi ích khác của múa ba lê đối với sức khỏe
Các bữa ăn cân bằng và đủ năng lượng là điều cần thiết cho người tập múa ba lê
Tăng tính linh hoạt
Múa ba lê thường xuyên giúp trẻ cải thiện phạm vi chuyển động, tăng tính linh hoạt của cơ và khớp. Tính linh hoạt này được cải thiện để góp phần phát triển khả năng vận động tổng thể tốt hơn và giảm nguy cơ chấn thương trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, sự linh hoạt trong vận động giúp trẻ tăng cường khả năng điều khiển các hoạt động cơ thể.
Cải thiện thể chất
Múa ba lê là hoạt động thể chất cường độ cao giúp rèn luyện săn chắc các nhóm cơ. Qua đó, trẻ có thể cải thiện thể chất, nâng cao khả năng thăng bằng và phối hợp cơ thể. Múa ba lê tập trung vào sự liên kết, tư thế và kiểm soát hành vi cơ thể. Thông qua việc luyện tập trong thời gian dài, trẻ phát triển nhận thức về cơ thể của mình và học cách duy trì tư thế tốt cả trong các động tác múa ba lê và trong cuộc sống hàng ngày.
Nâng cao sự duyên dáng
Một đặc điểm ấn tượng của môn múa ba lê là hầu hết các động tác múa đều nhấn mạnh sự duyên dác, đĩnh đạc và trôi chảy của chuyển động. Khi múa ba lê, trẻ cần học cách di chuyển duyên dáng và thể hiện cảm xúc thông qua cơ thể. Qua đó, trẻ được nuôi dưỡng cảm giác thanh lịch cũng như tâm hồn nghệ thuật.
Tăng tính tập trung
Môn múa ba lê thấm nhuần kỷ luật và tập trung vì người tập cần tập trung vào kỹ thuật, ghi nhớ vũ đạo và phối hợp các động tác một cách chính xác. Kỷ luật và sự tập trung trong ba lê có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác của cuộc sống, thúc đẩy khả năng chú ý đến từng chi tiết tốt hơn.
Thư giãn tinh thần
Múa ba lê yêu cầu ghi nhớ các kiểu chuyển động phức tạp và sự phối hợp giữa tâm trí và cơ thể. Sự rèn luyện này có thể cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức. Sự kết hợp giữa hoạt động thể chất, biểu hiện nghệ thuật và niềm vui khi múa ba lê có thể cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ.
Trẻ vui vẻ, mở rộng mối quan hệ khi tập múa ba lê thời gian dài
Tăng tương tác xã hội
Các lớp múa ba lê thường có sự tham gia của nhiều trẻ và có thể được chia thành nhiều nhóm hợp tác. Điều này tạo cơ hội để trẻ tương tác xã hội, làm việc theo nhóm và xây dựng mối quan hệ với các vũ công, người hướng dẫn và cộng đồng yêu thích ba lê. Việc biểu diễn ba lê trên sân khấu giúp trẻ phát triển sự tự tin, khả năng giao tiếp và kết nối không chỉ với bạn diễn mà còn với người xem. Đây là lợi thế giúp trẻ tham gia các hoạt động trong cuộc sống và dễ dàng gặt hái thành công.
Tập múa ba lê theo hướng dẫn của huấn luyện viên để đảm bảo kỹ thuật chính xác
Để tập múa ba lê đúng kỹ thuật và phát huy lợi ích sức khỏe, tăng khả năng phát triển xương cho trẻ, cha mẹ lưu ý những điều sau khi cho con tập múa ba lê:
-
Căn chỉnh tư thế phù hợp trong suốt quá trình chuyển động: Hạ thấp vai, hóp bụng, giữ cột sống thẳng và kéo dài...
-
Kỹ thuật quay vòng mạnh mẽ, dứt khoát bằng cách xoay chân từ hông ra ngoài.
-
Đảm bảo toàn bộ các cơ tham gia để giữ thăng bằng, kiểm soát các động tác để xoay người và bật nhảy tốt hơn.
-
Nhấn mạnh vào động tác bàn chân nhọn (nhón chân), thường xuyên chăm sóc sức mạnh cơ bàn chân và mắt cá chân để động tác nhón gót được duyên dáng.
-
Hơi thở trong suốt quá trình múa ba lê được kiểm soát chặt chẽ bằng cách thở sâu bằng cơ hoành để tránh làm mất sức và đảm bảo tính thư giãn khi cần thiết.
-
Duy trì sự tập trung trong suốt buổi tập múa ba lê, nhớ rằng tinh thần là rất quan trọng để thực hiện đúng động tác.
-
Chuyển tiếp động tác mượt mà, linh hoạt, tránh chuyển đổi đột ngột.
-
Cảm thụ âm nhạc để kết nối nhịp điệu và biểu cảm.
-
Tôn trọng người hướng dẫn và phối hợp ăn ý với bạn diễn.
-
Khởi động đầy đủ trước khi tập múa ba lê để làm nóng cơ, phòng ngừa chấn thương.
-
Lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi ngay nếu có bất kỳ tổn thương cơ xương khớp nào hoặc khi trẻ cảm thấy mệt mỏi.
-
Kiên nhẫn hoàn thiện kỹ thuật và kiên trì phát triển nghệ thuật để thành thục kỹ năng múa ba lê.
-
Tận hưởng thời gian múa để thể hiện bản thân, sáng tạo trong lối biểu diễn và đảm bảo bạn vui vẻ, thoải mái với buổi tập.
Từ khoảng 3 tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu học múa ba lê với các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với cấu trúc cơ xương của độ tuổi. Múa ba lê thời gian dài cũng giúp trẻ cân đối vóc dáng, tăng cường sức mạnh cơ xương khớp và thúc đẩy khả năng phát triển xương để tăng chiều cao. Nếu con yêu yêu thích múa ba lê, ba mẹ hãy tạo cơ hội cho con thỏa mãn đam mê, giúp con tự tin hơn và phát triển thể chất cũng như tinh thần một cách toàn diện nhé
- Tin liên quan: Số đo 3 vòng chuẩn của nữ là gì? Bí quyết giữ vóc dáng chuẩn
Chia sẻ