BMI là gì? Cách tính chỉ số BMI hiệu quả nhất

Mục lục

    Chia sẻ

    Theo dõi các chỉ số chiều cao, cân nặng là một cách chăm sóc sức khỏe giúp bạn hiểu về tình trạng cơ thể, kịp thời điều chỉnh nếu có những bất thường. BMI là một dạng chỉ số ước tính trạng thái cơ thể của bạn hiện tại. Vậy, BMI là gì? Chúng ta có thể tự tính chỉ số BMI không và kết quả BMI được thể hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây của NuBest Tall nhé! 

    BMI là gì?

    BMI viết tắt từ Body Mass Index là chỉ số khối cơ thể, một phép đo cân nặng so với chiều cao của một người. BMI không tính cụ thể tổng lượng mỡ của cơ thể, BMI ước tính tình trạng cơ thể thông qua tỷ lệ chiều cao và cân nặng của bạn. Qua đó, bạn có thể dự đoán trạng thái cân nặng của mình hiện tại có đạt chuẩn hay đang thiếu/thừa cân, từ đó điều chỉnh phương pháp chăm sóc sức khỏe cho phù hợp. 

    BMI đã được sử dụng trong khoảng 100 năm nay để điều tra về dân số cũng như tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân. BMI hỗ trợ người trưởng thành điều chỉnh cân nặng bằng cách ăn uống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo điều kiện tốt về sức khỏe. BMI cũng giúp phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển lên kế hoạch chăm sóc phù hợp để con đạt vóc dáng chuẩn khi trưởng thành.

    chi-so-bmi-cho-thay-tinh-trang-can-nang-cua-mot-nguoi

    Chỉ số BMI cho thấy tình trạng cân nặng của một người

    Cách tính chỉ số BMI

    Công thức BMI được tính toán bằng phép toán học như sau: BMI = Cân nặng / Chiều cao2 (trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét). Kết quả BMI cho bạn thấy khả năng suy dinh dưỡng hoặc béo phì của một người. Dù có chung cách tính nhưng kết quả BMI có sự khác nhau giữa trẻ em và người trưởng thành. Sở dĩ do trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi đang trong thời gian phát triển thể chất không ngừng. 

    Cách đọc chỉ số BMI chính xác nhất

    Đối với người trưởng thành, kết quả BMI thể hiện như sau:

    • Dưới 18,5: Thiếu cân.

    • Từ 18,5 - 24,9: Bình thường.

    • Từ 25 - 29,9: Thừa cân.

    • Từ 30 trở lên: Béo phì.

    Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, BMI còn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi. Tốc độ tăng trưởng và lượng mỡ trên cơ thể trẻ có sự khác nhau do độ tuổi, giới tính. Chẳng hạn, trẻ có BMI cao có thể không phải do dư thừa cân nặng mà do khối lượng cơ bắp lớn hoặc cấu trúc xương to. Trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 - 20 tuổi kiểm tra BMI dựa vào bảng sau:

    chi-so-bmi

    Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chỉ số BMI mà bạn cần lưu ý:

    • Độ tuổi: Có một sự thật rằng, bạn càng lớn tuổi, bạn càng khó đạt được chỉ số BMI bình thường. Bởi lúc này, cơ thể đã bắt đầu lão hóa, dễ bị tổn thương nên gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

    • Di truyền: Trong một số trường hợp, bạn có thể bị béo phì do rối loạn trong di truyền. Bạn chỉ có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt một cách nghiêm ngặt để cố gắng đưa cân nặng về mức bình thường.

    • Lượng calo: Calo dư thừa khi tích tụ trong cơ thể lâu ngày trở thành chất béo. Chất béo tồn tại quá lâu trong cơ thể gây ra tình trạng béo phì.

    Ưu và nhược điểm khi sử dụng chỉ số BMI

    Ưu điểm: 

    BMI có thể dự đoán tình trạng cân nặng của một người, khả năng suy dinh dưỡng hoặc béo phì của bạn. BMI cũng hướng đến một phạm vi cân nặng hợp lý với chiều cao hiện tại, bạn dựa vào đó để điều chỉnh trọng lượng cơ thể ở mức cho phép. Cách tính này khá đơn giản mà không tốn thêm bất kỳ chi phí nào, bạn có thể tự mình tính toán tại nhà.

    Nhược điểm: 

    BMI không đánh giá chính xác được thể trạng của bạn. Trên thực tế, cơ bắp có tính chất đặc hơn nhiều so với chất béo. Thông qua BMI, bạn hoàn toàn không thể xác định số lượng chất béo trong cơ thể là bao nhiêu và có phù hợp hay không.

    BMI cũng không được chỉ định cho một số đối tượng đặc biệt như vận động viên và phụ nữ mang thai bởi độ chính xác không còn đảm bảo. Những người có khối lượng cơ bắp lớn như vận động viên, người tập tạ thường xuyên, những người có chế độ tập thể hình chuyên biệt, BMI của họ có thể cao hơn mức bình thường, dù cho cân nặng nằm ở mức phù hợp. 

    Mặt khác, một số châu lục, khu vực hoặc vùng lãnh thổ có đời sống đặc trưng, nguy cơ mắc vấn đề về sức khỏe cao hơn, BMI của họ cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Bạn không nên chỉ sử dụng chỉ số BMI để có kết luận cụ thể về tình hình sức khỏe hiện tại. Nếu muốn kiểm tra cơ thể rõ ràng hơn, bạn cần kết hợp với một số xét nghiệm y tế khác để có nhận định chính xác.

    can-trai-qua-nhieu-loai-kiem-tra-suc-khoe-khac-de-xac-dinh-tinh-trang-co-the

    Cần trải qua nhiều loại kiểm tra sức khỏe khác để xác định tình trạng cơ thể

    Chỉ số BMI ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

    BMI không tốt thể hiện một phần tình trạng bệnh

    BMI không đo được tổng lượng mỡ trong cơ thể, thế nhưng BMI được xem là một chỉ số thể hiện rủi ro về sức khỏe. BMI cũng được các chuyên gia y tế/dinh dưỡng sử dụng để sàng lọc người thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. 

    Cụ thể, những người có chỉ số BMI cao có thể đang mắc các bệnh như: Bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, cholesterol trong máu cao hoặc rối loạn lipid, nguy cơ đột quỵ, huyết áp cao, một số bệnh ung thư, bệnh túi mật, chứng ngưng thở khi ngủ, thoái hóa khớp và các bệnh liên quan đến khớp… Trong khi đó, chỉ số BMI thấp có thể là biểu hiện của các bệnh về suy giảm chức năng miễn dịch, thiếu máu, bệnh về tim, mất xương…

    Tất nhiên, bên cạnh tính toán chỉ số BMI, các yếu tố khác như xét nghiệm/định lượng máu, kiểm tra tiền sử gia đình, tuổi tác, giới tính, hoạt động thể chất, thói quen sinh hoạt... cũng được xem xét khi đánh giá về rủi ro sức khỏe.

    Lợi ích sức khỏe khi duy trì BMI ổn định

    Bạn cũng có thể dựa vào chỉ số BMI để điều chỉnh thói quen sinh hoạt và phương pháp chăm sóc sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh hơn. Trên hết, BMI cũng giúp bạn nắm được phần nào tình hình cơ thể hiện tại của bản thân. Những người đang có BMI quá cao có nguy cơ cao mắc các bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh về xương khớp… chủ yếu do thừa cân, béo phì gây nên. 

    Trong khi đó, duy trì BMI nằm trong khung bình thường và ổn định kéo dài giúp bạn kiểm soát được các vấn đề về cân nặng. Sức khỏe của những người có BMI bình thường cũng tốt hơn nhóm người có BMI quá thấp hoặc quá cao. Một số ít người có BMI lý tưởng nhưng áp dụng thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh cũng có nguy cơ đối mặt với các vấn đề bệnh tật.

    bmi-tot-giup-ban-co-voc-dang-can-doi-va-suc-khoe-on-dinh

    BMI tốt giúp bạn có vóc dáng cân đối và sức khỏe ổn định

    Một số bí quyết dưới đây giúp bạn duy trì BMI bình thường để nâng cao sức khỏe:

    • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất và cân bằng hàm lượng các chất giúp cơ thể được nuôi dưỡng tích cực. Hãy học cách kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể đúng với nhu cầu khuyến nghị. Bạn không nên nạp calo quá nhiều trong một lần sẽ khiến calo khó tiêu hao. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ để giảm khả năng tích tụ calo.

    • Một cách khác để đốt cháy calo hiệu quả chính là duy trì thói quen vận động. Việc tập luyện thể dục, thể thao giúp bạn giảm bớt lượng calo dư thừa, đồng nghĩa tiêu hao mỡ thừa và có trọng lượng cơ thể ở mức bình thường. Tập thể dục thường xuyên cũng hỗ trợ bạn nâng cao sức khỏe tổng thể.

    • Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo tính chính xác của BMI: Đi ngủ sớm và đủ giấc, uống nhiều nước, cải thiện tư thế, đảm bảo môi trường sống trong lành, tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn/thức ăn nhanh/nước ngọt có ga/chất kích thích…

    • Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển thể chất, bạn cũng có thể điều chỉnh chỉ số BMI bằng cách cải thiện chiều cao hiện tại. Tăng chiều cao sẽ thay đổi chỉ số BMI theo hướng tích cực. Trẻ có thể cải thiện chiều cao bằng cách: 

    • Ăn uống đủ chất: Bữa ăn đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, trong đó có các dưỡng chất cụ thể như: Canxi, collagen, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie, kẽm, sắt… 

    • Chăm chỉ tập luyện: Giữ thói quen tập thể dục mỗi ngày với các bài tập tốt cho chiều cao như: Đạp xe, chạy bộ, nhảy dây, yoga, đu xà, cầu lông, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền…

    • Đi ngủ sớm: Nên đi ngủ trước 11h tối để đảm bảo ngủ ngon, sâu giấc, tạo điều kiện cho xương phát triển và cơ thể sản xuất nội tiết tố tăng trưởng.

    • Sinh hoạt lành mạnh: Tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.

    tap-the-duc-thuong-xuyen-de-duy-tri-chi-so-can-nang-phu-hop-voi-chieu-cao

    Tập thể dục thường xuyên để duy trì chỉ số cân nặng phù hợp với chiều cao

    Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao: Trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao phù hợp sẽ bù đắp một phần dinh dưỡng đáng kể. Các sản phẩm chất lượng mang đến tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng, giúp trẻ cao hết tiềm năng.

    Chỉ số BMI có vai trò ước tính tình trạng cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng. Theo dõi chỉ số BMI thường xuyên giúp chúng ta dự đoán được thể trạng hiện tại. Từ đó, bạn sẽ có hướng điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý để duy trì mức cân nặng ổn định. Dựa vào BMI, các thanh thiếu niên và trẻ em cũng sẽ có hướng phát triển đồng đều cả về chiều cao và cân nặng. Nên nhớ rằng, để có BMI bình thường và rèn luyện sức khỏe tốt, bạn cần giữ lối sống khoa học và lành mạnh mỗi ngày nhé.