Trẻ chậm tăng chiều cao? Nguyên nhân vì sao?

Mục lục

    Chia sẻ

    Trong hành trình nuôi dưỡng con cái, việc theo dõi sự phát triển và tăng trưởng chiều cao của trẻ luôn là một ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng mọi thứ diễn ra suôn sẻ, và chậm tăng trưởng chiều cao có thể là một thách thức đối với một số trẻ. Điều này có thể khiến cha mẹ lo lắng và muốn tìm hiểu nguyên nhân đằng sau vấn đề này để có cách xử lý triệt hơn.

    Việc hiểu rõ nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con cái. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ em và cách giải quyết vấn đề này một cách khoa học và hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

    Tăng trưởng chiều cao bình thường là như thế nào?

    Tăng trưởng chiều cao là sự gia tăng về chiều cao theo thời gian, diễn ra ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi. Một đứa trẻ tăng trưởng chiều cao bình thường sẽ có tiến trình phát triển đúng theo biểu đồ tăng trưởng theo lứa tuổi đã được quy định. Cha mẹ có thể theo dõi bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo độ tuổi của trẻ để xác định được mức độ tăng trưởng hiện tại của con.

    Dấu hiệu nào nhận biết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao

    Chậm tăng trưởng chiều cao xảy ra khi một đứa trẻ không phát triển với tốc độ bình thường so với tuổi của chúng, có thể so sánh với những đứa trẻ cùng trang lứa. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của sự chậm phát triển, chúng có thể có các triệu chứng khác nhau có thể kể đến:

    • Trẻ mắc một số bệnh khiến ngoại hình có sự thấp bé nhất định như kích thước của cánh tay hoặc chân có thể không tương xứng với thân mình.

    • Trẻ có lượng hormone thyroxine thấp dẫn đến bị mất năng lượng, táo bón, khô da, khô tóc và khó giữ ấm cho cơ thể.

    • Nồng độ hormone tăng trưởng thấp.

    • Do bệnh dạ dày hoặc ruột gây rối loạn tiêu hóa, chúng có thể có máu trong phân, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa hoặc buồn nôn.

    nguyen-nhan-tre-cham-tang-truong-chieu-cao

    Trẻ chậm tăng trưởng khó có thể đạt mức chiều cao chuẩn

    Nguyên nhân trẻ chậm tăng trưởng chiều cao

    Có nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan khiến con yêu của bạn chậm tăng trưởng chiều cao. Một số nguyên nhân thường gặp dưới đây khiến con của bạn có chiều cao thấp hơn bạn bè cùng trang lứa:

    Tiền sử gia đình có vóc dáng thấp lùn

    Một số trường hợp trẻ có tốc độ tăng trưởng không tối ưu do một phần từ gen di truyền. Cha mẹ có vóc dáng thấp bé cùng với việc không đầu tư chăm sóc đầy đủ cũng khiến trẻ chậm phát triển chiều cao. Tuy nhiên, trường hợp này không phải là nguyên nhân chủ yếu bởi di truyền chỉ chiếm 23% tác động đến khả năng tăng chiều cao của trẻ.

    Thiếu hormone tăng trưởng 

    Hormone tăng trưởng là một trong những điều kiện giúp trẻ có thể phát triển chiều cao thuận lợi. Tuyến yên là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất loại hormone này. Tuyến yên hoạt động kém hoặc vì một số lý do khiến hàm lượng hormone tăng trưởng không đủ cũng có khả năng làm trẻ chậm phát triển chiều cao.

    Bệnh suy giáp

    Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị suy giáp có tuyến giáp hoạt động kém. Tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng các hormone thúc đẩy sự phát triển bình thường, trong đó có phát triển chiều cao. Vì vậy quá trình phát triển bị chậm đi có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang hoạt động kém.

    Hội chứng Turner

    Hội chứng Turner là một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến những phụ nữ bị thiếu một phần hoặc một nhiễm sắc thể X. Tỷ lệ mắc hội chứng Turner ở phái nữ là 1 trên 2500. Trẻ em bị Turner có thể vẫn sản xuất lượng hormone tăng trưởng bình thường, thế nhưng cơ thể chúng không sử dụng nó một cách hiệu quả.

    tre-cham-tang-chieu-cao-do-dau

    Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

    Các nguyên nhân khác

    • Trẻ bị hội chứng down - một tình trạng di truyền  khiến trẻ có 47 nhiễm sắc thể thay vì 46 nhiễm sắc thể như bình thường.

    • Rối loạn sản xuất xương.

    • Một số bệnh thiếu máu.

    • Các bệnh về thận, tim, tiêu hóa, phổi.

    • Mẹ sử dụng thuốc đặc trị khi mang thai hoặc trẻ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.

    • Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu cân bằng.

    • Trẻ bị căng thẳng kéo dài.

    Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao có cách nào cải thiện hiệu quả?

    Bạn có thể lập biểu đồ tăng trưởng của con trong sáu tháng hoặc hơn. Ngoài ra để chẩn đoán tình trạng chậm tăng trưởng, con cũng có thể phải thực hiện một số xét nghiệm và nghiên cứu hình ảnh. Chụp X-quang bàn tay và cổ tay sẽ cung cấp thông tin quan trọng về sự phát triển xương liên quan đến độ tuổi của trẻ. Xét nghiệm máu sẽ xác định các vấn đề về mất cân bằng hormone hoặc giúp phát hiện một số bệnh về dạ dày, ruột, thận hoặc xương. 

    stress-khien-tre-cham-tang-chieu-cao

    Căng thẳng do học tập cũng khiến trẻ khó tăng trưởng bình thường

    Một số biện pháp dưới đây giúp cải thiện tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao của trẻ:

    Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

    Dinh dưỡng chiếm đến 32% khả năng quyết định chiều cao của trẻ. Mẹ lưu ý bữa ăn hằng ngày của con phải đảm bảo đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, con cần nhiều canxi, collagen type 2, vitamin D, vitamin K, magie, phốt pho, kali, kẽm, sắt… để phát triển chiều cao tối ưu.

    Những nhóm chất này có thể bổ sung qua một số loại thực phẩm: Cá, hải sản, rau xanh, trứng, thịt gà, bơ, sữa, sữa chua, đậu hũ, đậu nành, các loại hạt… Mẹ sắp xếp hàm lượng dinh dưỡng đúng theo nhu cầu được khuyến nghị theo độ tuổi, đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Ngoài ra, cần hạn chế để trẻ ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia)...

    Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày

    Thói quen vận động tác động 20% khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ cần tập thể dục hoặc chơi thể thao tối thiểu 45 - 60 phút/ngày để rèn luyện thân thể. Việc tập luyện cũng kích thích sản sinh hormone tăng trưởng và duy trì sức khỏe xương khớp. Trẻ có thể lựa chọn một hình thức tập luyện phù hợp như đu xà đơn, nhảy dây, chạy bộ, yoga, chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội…

    bong-ro-giup-tre-tang-chieu-cao

    Chơi bóng rổ giúp kéo dài xương, phát triển chiều cao tối ưu

    Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

    Hơn 90% sự phát triển của xương diễn ra khi trẻ ngủ, ở giấc ngủ sâu cơ thể cũng tiết ra một lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Do đó, hãy luôn nhắc nhở con yêu đi ngủ đúng giờ (trước 22 giờ) và ngủ đủ 8 - 10 tiếng mỗi ngày. Để giấc ngủ đạt chất lượng, mẹ chú ý không để trẻ căng thẳng, ăn quá no hoặc sử dụng điện thoại di động, máy tính trước giờ ngủ.

    Cho trẻ sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung

    Một phương pháp có khả năng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của trẻ chính là sử dụng thực phẩm bổ sung. Các sản phẩm này có tác dụng cung cấp một lượng chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng xương. Chất dinh dưỡng trong thực phẩm thường bị thiếu hụt do chế biến và bảo quản, do đó thực phẩm bổ sung sẽ kịp thời đảm bảo lượng thiếu hụt này. 

    Tuy nhiên, thị trường đa dạng khiến cha mẹ gặp khó khăn khi tìm một loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp với trẻ. Một số tiêu chí giúp bạn chọn mua đúng loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ tăng chiều cao như sau:

    • Chọn loại sản xuất tại Mỹ - nơi có nền y học tiên tiến, dây chuyền công nghệ hiện đại và các quy định nghiêm ngặt kiểm định thực phẩm bổ sung trước khi xuất khẩu.

    • Kiểm tra các loại chứng nhận an toàn, chất lượng của sản phẩm.

    • Thành phần tối ưu, dạng dễ hấp thụ, đúng công dụng tăng chiều cao.

    • Được tin dùng bởi hàng triệu người trên thế giới.

    • Có đơn vị phân phối chính thức ở Việt Nam để tránh mua phải hàng giả.

    thuc-pham-bo-sung-ho-tro-tre-tang-chieu-cao

    Cho con uống thực phẩm bổ sung để cao hết tiềm năng

    Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao không còn là nỗi lo lắng nếu cha mẹ kịp thời phát hiện và áp dụng ngay những giải pháp xử lý triệt để. Đừng để con bạn phải chịu cảnh thấp bé hơn bạn bè cùng trang lứa, hãy cùng con thực hiện thói quen sống lành mạnh để sớm sở hữu chiều cao chuẩn trong tương lai nhé.