Cách tăng chiều cao cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ!

Mục lục

    Chia sẻ

    Bạn có biết nếu áp dụng đúng phương pháp thì có thể cải thiện chiều cao cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ hay không? Vậy đâu là phương pháp hiệu quả? Nên áp dụng các cách tăng chiều cao cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về những phương pháp này thông qua bài viết sau đây của NuBest Tall nhé!

    Theo các chuyên gia y tế, có 3 giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao: 9 tháng trong bụng mẹ, 1000 ngày đầu đời và trong độ tuổi dậy thì. Như vậy, những hỗ trợ trong thời gian thai kỳ rất quan trọng, giúp trẻ hình thành khung xương và cũng là cơ sở để có chiều cao tối ưu sau này.

    Vậy, mẹ cần làm những gì trong thời kỳ mang thai để giúp con phát triển thể chất tốt nhất? Hãy cùng tham khảo chi tiết về cách tăng chiều cao cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ qua bài viết sau đây của Nubesttall.vn nhé

    Sự phát triển của xương trong giai đoạn bào thai

    Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trước khoảng 2 tuần trước khi quá trình thụ thai diễn ra. Một chu kỳ thai bình thường kéo dài từ 37 – 42 tuần. Cũng trong 9 tháng ngắn ngủi này, thai nhi có thể phát triển đầy đủ các cơ quan cũng như đạt được chiều dài lên đến 50cm, nếu được chăm sóc dinh dưỡng khoa học.

    me-bau-tang-chieu-cao

    Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì trong thai kỳ để con tăng trưởng chiều cao?

    Sự phát triển xương của thai nhi trong thai kỳ như sau: 

    Tháng thứ nhất

    Sau khi thụ thai, phôi thai sẽ biệt hóa thành 3 lớp: 

    • Trung bì: Phát triển thành xương, cơ tim, thận, cơ quan sinh dục

    • Nội bì: Phát triển thành hệ tiêu hóa, gan, phổi

    • Ngoại bì: Phát triển thành hệ thần kinh, tóc, da, mắt

    Tháng thứ 2

    Xương đòn và các bộ phận xương sống bắt đầu phát triển. Ống thần kinh – nguồn gốc của hệ thần kinh, hộp sọ, cột sống cũng hình thành trong thời gian này.

    Trong tuần tuổi thứ 6, thai nhi bắt đầu phát triển cánh tay, chân.

    Tháng thứ 3

    Xương của thai nhi phát triển rất nhanh trong giai đoạn này, cánh tay và chân cũng dài ra và trở nên dễ nhận biết hơn.

    Các khớp của thai cũng trở nên dẻo hơn, có thể uốn cong. Các chi trên có xu hướng phát triển trước, sau đó đến các chi dưới.

    Tháng thứ 4

    Mô cơ và xương tiếp tục phát triển và xương trở nên cứng hơn. Thai nhi hấp thụ Canxi nhiều hơn để phục vụ cho sự tăng trưởng của hệ xương.

    su-phat-trien-cua-thai-nhi-giup-tang-chieu-cao

    Sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

    Tháng thứ 5 và thứ 6

    Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng hệ xương. Hình dáng từng loại xương ở mỗi vị trí đã được định hình rõ ràng. Thai phụ cũng bắt đầu cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của thai nhi.

    Tháng thứ 7 và thứ 8

    Hệ xương được xây dựng từ Canxi và khoáng chất đang bắt đầu chuyển đổi từ sụn thành xương cứng và chắc hơn. Lúc này, thai nhi có thể hấp thụ đến 250mg Canxi/ngày. Cơ bắp và lớp mỡ dưới da cũng phát triển mạnh.

    Tháng thứ 9

    Lượng Canxi và khoáng chất mà thai nhi hấp thụ lên đến 350mg/ngày trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Xương của thai nhi cũng cứng hơn những giai đoạn trước nhưng vẫn giữ được độ mềm dẻo nhất định để có thể chào đời thuận lợi.

    Phương pháp tăng chiều cao cho bé ngay từ trong bụng mẹ

    Theo dõi quá trình phát triển của hệ xương thai nhi thì ngay từ tháng thứ 2 của thai kỳ, hệ xương đã bắt đầu phát triển. Do đó, ngay khi nhận biết mình có thai, mẹ cần bắt tay ngay vào kế hoạch tăng chiều cao cho con từ trong bụng mẹ các cách sau:

    Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

    Chế độ ăn của bà mẹ khi mang thai phải bao gồm nhiều loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), khi mang thai, chúng ta cần bổ sung nhiều các chất: DHA, Canxi, Acid folic, Sắt, vitamin D, protein... 

    Tuy nhiên, chế độ ăn cũng cần sắp xếp hợp lý, không vượt quá nhu cầu dinh dưỡng tối đa sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Để thai nhi hấp thụ tốt nhất, có cơ sở phát triển chiều cao sau này, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng sau:

    Cá hồi

    ca-hoi-ho-tro-tang-chieu-cao

    Cá hồi là món ăn giàu dinh dưỡng giúp thai nhi khỏe mạnh, tăng trưởng tốt

    DHA, Omega-3 có trong cá hồi tốt cho não bộ của thai nhi, phát triển trí thông minh của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đồng thời, những chất này cũng tăng cường chức năng của các cơ quan vận động, là điều kiện tốt để kích thích tăng trưởng chiều cao sau này. Mẹ bầu bổ sung cá hồi trong thực đơn hằng ngày rất tốt, cá hồi cũng có nhiều cách chế biến giúp mẹ thay đổi khẩu vị.

    Trứng gà

    Trứng gà chứa nhiều Protein và Canxi, đây là những chất quan trọng hình thành khung xương cho thai nhi. Trứng gà cũng có nhiều Omega-3, acid béo giúp phát triển thể chất và trí não toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

    Rau xanh

    Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đây là thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn thai kỳ. Canxi, Vitamin , Folate, chất xơ, chất chống oxy hóa… có trong rau xanh tham gia vào quá trình nuôi dưỡng xương của thai nhi.

    an-trai-cay-giup-cai-thien-chieu-cao

    Rau xanh và trái cây tươi giàu dinh dưỡng tốt cho sự phát triển xương thai nhi

     

    Trái cây

    Cùng với rau xanh, trái cây cũng chứa nhiều vitamin, là sự tổng hợp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Trái cây cũng giúp quá trình chuyển hóa, trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi diễn ra tốt hơn. Như vậy, thai nhi tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ nhiều hơn, quá trình phát triển sẽ đạt hiệu quả hơn. 

    Hải sản

    Hải sản chứa một hàm lượng lớn Canxi, trong khi Canxi cũng là dưỡng chất quan trọng cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi. Việc bổ sung Canxi bằng các loại hải sản giúp thai nhi nhận được lượng Canxi đủ để xương có tiền đề chắc khỏe, dễ dàng tăng trưởng sau khi chào đời.

    Thịt bò - Thịt gà

    Đây là 2 loại thịt giàu Protein hỗ trợ thai nhi được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao sau này. Thịt bò và thịt gà nên được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày của mẹ bầu để đảm bảo thai nhi có cơ hội phát triển toàn diện.

    thit-bo-ho-tro-cai-thien-chieu-cao

    Thịt bò giàu protein tốt cho sự phát triển của thai nhi

     

    Các loại đậu

    Dinh dưỡng có trong các loại đậu khá đa dạng, có tác dụng phát triển chiều cao hiệu quả. Không đợi đến khi con lớn để ăn những loại đậu này, mẹ có thể trực tiếp bổ sung trong thời gian thai kỳ để đạt được hiệu quả nuôi dưỡng xương khớp ngay từ sớm.

    Khoai lang

    Trong khoai lang có khá nhiều beta-carotene, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Vitamin A - loại dưỡng chất quan trọng thúc đẩy xương phát triển. Ngoài ra, Vitamin B6, C, chất xơ… có trong khoai lang cũng giúp mẹ bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn để nuôi dưỡng thai nhi, hạn chế tình trạng táo bón. 

    Dinh dưỡng hợp lý theo từng thời kỳ

    3 tháng đầu

    Thời gian này thai nhi chưa phát triển nhiều, chiều cao và cân nặng cũng chưa tăng. Mẹ bầu có thể duy trì số lượng và số lần ăn như bình thường, chỉ cần chú ý bổ sung đa dạng dưỡng chất. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để bổ sung chất đạm, kẽm, sắt… cho thai nhi, đặc biệt ăn nhiều cá hơn thịt. 

    3 tháng giữa

    Lúc này, thai nhi bắt đầu tăng nhanh về trọng lượng, mẹ bầu cần tăng khẩu phần ăn mỗi ngày. Cả lượng và chất cần được chú ý tăng cường, mẹ bầu nên ăn nhiều cá, các loại hạt có dầu, trái cây, rau xanh… để đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. 

    3 tháng cuối

    Lúc này, mẹ bầu cần ăn nhiều hơn nữa, đảm bảo đủ tinh bột, béo, đạm, rau, trái cây tươi. Mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm phô mai, sữa chua… để tăng cường dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Đây là thời điểm “vàng” để nuôi dưỡng thai nhi, mẹ bầu cần chú ý thời điểm này để sẵn sàng đón con khỏe mạnh chào đời.

    Việc vận động trong thời gian thai kỳ cần có kế hoạch cụ thể ở từng giai đoạn cho phù hợp. Mẹ bầu có thể tập luyện nhẹ nhàng để thai nhi khỏe mạnh, tuy nhiên tránh các vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi khiến quá trình phát triển của con bị giãn đoạn. Việc vận động nhẹ còn giúp mẹ bầu thư giãn tâm lý, cơ thể được thoải mái, hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở thai nhi diễn ra tốt hơn

    van-dong-giup-tang-chieu-cao-cho-me-bau

    Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để thai nhi phát triển toàn diện

    Các bài tập thể thao tốt cho bà bầu

    Đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng

    Chạy bộ giúp cải thiện chức năng tim mạch, hạn chế tăng cân quá mức khi mang thai. Đặc biệt, bộ môn vận động này còn giảm đau nhức xương khớp, chuột rút, sưng phù tay chân… Ngoài ra, chạy bộ còn giúp mẹ bầu thư giãn, ổn định tâm trạng.

    Yoga

    Tập luyện các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu khi mang thai giúp căng giãn và uốn dẻo phần hông và xương chậu, có lợi cho quá trình vượt cạn sau này. Đây còn là bộ môn hỗ trợ giảm thiểu đau lưng thường gặp trong thai kỳ. Nghiên cứu còn cho thấy, mẹ bầu tập yoga sẽ ít bị trầm cảm sau sinh hơn do bộ môn này giúp mẹ bầu thư giãn, thoải mái hơn trong thai kỳ.

    Bơi

    Bơi lội thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giảm phù nề. Ngoài ra, việc thư giãn trong môi trường nước còn giảm đau thần kinh tọa vùng lưng, hông thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ. Cơ thể mẹ bầu thường có nhiệt độ cao hơn bình thường, ra nhiều mồ hôi. Do đó, bơi lội sẽ giúp làm mát cơ thể hiệu quả, mang đến cảm giác thoải mái.

    Pilates

    Đây là phương pháp tập luyện kết hợp chuỗi các bài tập thể dục có kiểm soát trên những dụng cụ hỗ trợ. Với phụ nữ mang thai, hình thức vận động này sẽ siết chặt các cơ đùi, tay, mông, giúp cơ thể săn chắc hơn. Bên cạnh đó, Pilates còn giảm hiện tượng thai nghén, mệt mỏi, chán ăn thường gặp khi mang thai.

    Tiếp xúc ánh nắng mặt trời

    Vitamin D được xem là chất xúc tác quan trọng giúp cơ thể hấp thụ Canxi. Ngoài việc bổ sung Vitamin D thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày, mẹ bầu có thể tổng hợp loại vitamin này với thói quen tắm nắng. 15 - 20 phút tắm nắng vào lúc sáng sớm và chiều muộn là thời gian lý tưởng để mẹ bầu đạt được lượng Vitamin D cần thiết (đặc biệt là Vitamin D3) giúp cơ thể hấp thụ Canxi hiệu quả, thai nhi được cung cấp Canxi tốt hơn. Đây cũng là thời điểm phù hợp để mẹ bầu vận động nhẹ nhàng dưới ánh nắng mặt trời.

    Đảm bảo môi trường sống trong lành

    Ô nhiễm môi trường đã được chứng minh là tác nhân hàng đầu kìm hãm sự tăng trưởng của thai nhi. Do vậy, nếu môi trường xung quanh không được trong lành, mẹ bầu nên thường xuyên di chuyển đến công viên, những nơi có nhiều cây xanh… để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh và an toàn. Đặc biệt, mẹ bầu cũng nên tránh xa môi trường có khói thuốc lá vì đây là tác nhân gây nên nhiều biến đổi chất tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của con, thậm chí có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm.

    Một số lưu ý cho mẹ bầu nếu muốn con có chiều cao tốt

    Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ bầu cần lưu ý tuân thủ những điều sau để thai nhi có sự phát triển tốt nhất về mặt chiều cao:

    • Không ăn quá nhiều theo quan niệm “ăn cho cả mẹ và con” mà chỉ nên tập trung vào đúng thời kỳ, tránh các vấn đề tiêu cực xảy ra khi cơ thể phải hấp thụ quá nhiều. 

    • Hạn chế ăn uống các loại thức ăn chế biến sẵn vì những loại thực phẩm này dễ chứa chất phụ gia, thuốc bảo quản… có hại cho cả mẹ và thai nhi.

    • Không ăn quá mặn vì có thể gây ra các vấn đề về huyết áp cho mẹ bầu, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

    • Không ăn nhiều đồ ngọt vì rất dễ làm mẹ bầu thừa cân, béo phì, thậm chí là đái tháo đường thai kỳ.

    • Hạn chế tối đa các loại chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…) vì đây là những tác nhân gây bệnh, kìm hãm thai nhi phát triển tối ưu.

    • Mẹ bầu cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

    me-bau-giup-cai-thien-chieu-cao-nhanh-chong

    Tâm lý thoải mái cũng là điều kiện để thai nhi phát triển tốt

    Chuẩn bị nền tảng vững chắc để con khỏe mạnh và cao lớn

    Quá trình nuôi dưỡng trong bào thai đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao, trí tuệ trong thai kỳ cũng như sau khi trẻ chào đời. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ ra đời đạt chuẩn chiều cao 50cm. Đây sẽ là tiền đề lý tưởng để chiều cao con phát triển thuận lợi vào những giai đoạn sau là 3 năm đầu đời và thời kỳ dậy thì.

    Nghiên cứu cho thấy, chiều cao lúc chào đời có ảnh hưởng lớn đến chiều cao đạt được khi trẻ trưởng thành. Bỏ lỡ giai đoạn bào thai, em bé ra đời với chiều cao và cân nặng thấp hơn với chuẩn cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến chiều cao sau này. Do đó, mẹ bầu cần chuẩn bị cả về mặt dinh dưỡng, vận động, các chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hằng ngày hợp lý ở từng thời kỳ để thai nhi đạt được thể trạng tốt.

    Trên đây là một số bí quyết giúp con phát triển chiều cao ngay từ trong bụng mẹ mà các mẹ bầu có thể áp dụng nghiên cứu và áp dụng. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ.