Trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?
Những năm đầu đời của đứa trẻ luôn là thời kỳ đầy kì vọng và lo lắng cho bất kỳ bậc phụ huynh nào. Và một trong những câu hỏi phổ biến nhất, đặc biệt là khi trẻ 2 tuổi, chắc chắn sẽ là: "Trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?". Câu hỏi này không chỉ đơn giản là sự tò mò về chiều cao của con, mà còn là dấu hiệu cho sự quan tâm chăm sóc sức khỏe và phát triển của đứa con yêu quý.
Việc theo dõi và quan tâm đến sự phát triển chiều cao của trẻ 2 tuổi không chỉ đem lại niềm tự hào cho phụ huynh mà còn mang ý nghĩa lớn hơn trong việc đảm bảo tương lai của con. Điều này bởi vì chiều cao của một đứa trẻ trong giai đoạn này có thể là một dấu hiệu tiên đoán về sức khỏe và phát triển của họ trong tương lai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chăm sóc tốt và đầu tư vào phát triển chiều cao của trẻ từ nhỏ có thể ảnh hưởng đến chiều cao của họ khi trưởng thành.
Vì vậy, câu hỏi "Trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn?" không chỉ là một con số trên bảng đo, mà là một dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng tương lai của con. Đó là lý do tại sao nhiều phụ huynh hiện nay đang tập trung vào việc cung cấp cho con một chế độ ăn uống cân đối, đảm bảo họ có đủ giấc ngủ và hoạt động thể chất hợp lý, để giúp con phát triển tốt về chiều cao và sức khỏe. Với tầm nhìn xa hơn, chăm sóc chiều cao cho trẻ 2 tuổi có thể giúp họ có tầm vóc tốt hơn và khả năng phát triển toàn diện khi trưởng thành.
Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 2 tuổi là bao nhiêu?
Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) công bố, chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái 2 tuổi như sau:
Chỉ số phát triển |
Bé trai |
Bé gái |
Chiều cao (cm) |
87 |
85 |
Cân nặng (kg) |
12.5 |
12 |
Các bậc phụ huynh có thể trực tiếp kiểm tra chiều cao, cân nặng của con tại nhà hoặc đưa con đến các cơ sở y tế để các chuyên gia tiến hành đo cân nặng, chiều cao. Sau đó, đối chiếu kết quả đo được với số liệu trong bảng trên để biết được con mình đã đạt chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 2 tuổi hay chưa.
Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng, mỗi đứa trẻ được thừa hưởng nguồn gen di truyền khác nhau, chào đời với cân nặng, chiều dài khác nhau. Do đó, các chỉ số phát triển của trẻ có thể cao hơn hoặc thấp hơn 1 chút so với mức chuẩn.
Đừng quá lo lắng nếu con mình phát triển thấp hơn chuẩn nếu cả chiều cao, cân nặng của con vẫn tăng trưởng tốt theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu sụt cân, chững chiều cao, cần đưa bé đến gặp chuyên gia để kiểm tra, thăm khám sức khỏe, phát hiện các vấn đề bất thường và có sự can thiệp kịp thời.
Bé trai 2 tuổi cao 87cm, nặng 12.5kg là đạt chuẩn
Tại sao cần chú ý theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 2 tuổi?
Cân nặng và chiều cao là 2 chỉ số quan trọng, phản ánh sức khỏe của trẻ có tốt hay không, cách chăm sóc cha mẹ đang áp dụng có phù hợp với trẻ hay không. Đây cũng là thời kỳ chiều cao, cân nặng của trẻ tăng trưởng nhanh. Nếu trong năm đầu đời, trẻ có thể cao thêm 25cm thì trong năm thứ 2 này, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10-12cm. Cân nặng của trẻ có thể tăng thêm từ 2,5-3kg trong năm này.
Ở năm lên 2, trẻ làm quen nhiều hơn với các loại thức ăn thô và giảm dần lượng sữa mẹ, sữa công thức. Nhiều trẻ đã bỏ bú hoàn toàn từ 2 tuổi. Sự thay đổi rõ rệt về chế độ ăn uống, dinh dưỡng so với giai đoạn trước cũng tác động lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó, theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ thời kỳ 2 tuổi sẽ giúp cha mẹ biết được con mình có hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hay không, có sự điều chỉnh sớm để con yêu phát triển khỏe mạnh.
Dạy con những thói quen có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ 2 tuổi
Ăn uống đa dạng thực phẩm
Mỗi bữa ăn trong ngày dù là bữa chính hay phụ, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn từ 3-5 thực phẩm khác nhau, thuộc các nhóm dưỡng chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất… Việc này giúp trẻ làm quen với các thực phẩm khác nhau, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học ngay từ nhỏ, giảm thiểu nguy cơ kén ăn, khó ăn.
Uống bổ sung thêm sữa
Sữa là thực uống dinh dưỡng chứa nhiều thành phần có lợi cho xương, chiều cao và sức khỏe của trẻ. Hương vị của sữa cũng gần tương tự như sữa mẹ nên trẻ em giai đoạn 2 tuổi có thể uống dễ dàng nếu không gặp vấn đề về dị ứng lactose (thường có trong sữa bò). Ở giai đoạn này, trẻ có thể uống từ 150-300ml sữa mỗi ngày, chia làm 2-3 lần. Không nên cho trẻ uống sữa trước bữa ăn có thể khiến trẻ no, chán ăn, ăn ít hơn vào bữa ăn.
Sữa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho chiều cao
Chia làm nhiều bữa 1 ngày
Trẻ 2 tuổi không ăn được quá nhiều trong 1 bữa nhưng sẽ nhanh cảm thấy đói hơn. Do đó, cha mẹ nên chia làm nhiều bữa trong ngày, có thể gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng. Các bữa ăn chính, cha mẹ có thể cho con ăn cháo, cơm, các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm… Những bữa ăn phụ, nên cho con ăn các loại thức ăn vặt lành mạnh, uống sữa nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng, hỗ trợ phát triển thể chất.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Cá hồi, tôm, cua, rau bina, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang là những thực phẩm có hàm lượng Canxi cao, tốt cho hệ xương, giúp con phát triển chiều cao tốt. Cha mẹ nên thường xuyên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn ăn uống của con, giúp con nhận được nhiều Canxi, tăng trưởng chiều cao thuận lợi trong giai đoạn 2 tuổi này.
Khuyến khích con vận động nhiều hơn
Trẻ 2 tuổi đã có thể chạy nhảy, vận động linh hoạt, bắt chước hành động của cha mẹ. Nhiều phụ huynh có tâm lý sợ con tổn thương nên không cho con vận động, thường xuyên bồng bế. Việc này có thể làm trẻ hình thành thói quen lười vận động, thích được quan tâm. Hãy khuyến khích con đi lại, chạy nhảy nhiều hơn dưới sự theo dõi, giám sát của cha mẹ để vừa hỗ trợ phát triển chiều cao vừa đảm bảo an toàn.
Đảm bảo giấc ngủ
Nhu cầu giấc ngủ của trẻ 2 tuổi lên đến 12-14 tiếng/ngày bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm. Vào ban ngày, trẻ có thể ngủ từ 2-4 tiếng. Giấc ngủ ban đêm kéo dài từ 10-12 tiếng. Thời điểm để trẻ đi ngủ là khoảng từ 8-10h đêm, không nên để trẻ thường xuyên thức khuya, ngủ muộn hơn 10h đêm. Đi ngủ muộn sẽ bỏ lỡ thời điểm tuyến yên sản xuất ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng, ảnh hưởng xấu đến phát triển chiều cao. Trẻ cũng chủ yếu phát triển vào ban đêm, trong trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn, hệ xương không bị đè nén. Do đó, đảm bảo thời gian ngủ đúng và đủ là yếu tố quan trọng để con tăng trưởng tốt giai đoạn 2 tuổi cũng như sau này.
Tăng cường sức đề kháng
Thường xuyên ốm vặt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển chiều cao tự nhiên giai đoạn 2 tuổi do làm giảm khả năng ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng kém, trẻ cũng vận động ít hơn khi mệt mỏi, đau ốm. Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ ăn uống đa dạng dinh dưỡng, vận động đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tiếp xúc với những yếu tố chứa mầm bệnh sẽ rất có lợi cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ trong thời kỳ 2 tuổi.
Vận động đúng cách hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ
Tắm nắng hằng ngày
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tự tổng hợp được vitamin D, loại vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ xương cũng như sức khỏe chung. Nếu thiếu hụt vitamin D, trẻ cũng có nguy cơ thiếu hụt Canxi do vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ Canxi và phốt pho tốt hơn. Mẹ nên cho bé tắm nắng từ 15-20 phút mỗi ngày vào các khung giờ nắng nhẹ như sáng sớm, chiều muộn để da có thể tự tổng hợp vitamin D hỗ trợ phát triển chiều cao.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tốc độ phát triển và theo dõi sức khỏe chung. Với những trẻ phát triển dưới chuẩn dù đã được đầu tư dinh dưỡng, chăm sóc đúng cách rất có thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cha mẹ kịp thời phát hiện bất thường và có phương án xử lý sớm.
Lựa chọn quần áo thoải mái
Cho con mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát sẽ giúp trẻ vận động thoải mái, dễ dàng, rất có lợi cho tăng trưởng chiều cao. Nhiều phụ huynh muốn con thật sành điệu, nổi bật nên trong việc chọn quần áo thường ưu tiên nhiều hơn về màu sắc, thiết kế mà bỏ qua sự thoải mái, không biết rằng con mình sẽ khó vận động, chạy nhảy với các mẫu quần áo bó sát, nhiều chi tiết rườm rà, chất liệu cứng và ít co giãn. Hãy cân nhắc thêm yếu tố chất liệu, kiểu dáng trong quá trình lựa chọn quần áo cho con nhé.
Một số lưu ý cần tránh để trẻ tăng chiều cao hiệu quả nhất
Để con tăng trưởng chiều cao tốt, đạt chuẩn chiều cao, cân nặng giai đoạn 2 tuổi, phụ huynh cần chú ý 6 vấn đề quan trọng dưới đây:
Hạn chế thực phẩm không lành mạnh
Các loại thức ăn nhanh, đồ uống có vị ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ được nhiều trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, không nên để trẻ 2 tuổi ăn quá nhiều nhóm thực phẩm không lành mạnh này. Nó có thể khiến trẻ có nguy cơ béo phì, giảm khả năng hấp thụ canxi. Dù chứa nhiều chất béo nhưng dinh dưỡng trong nhóm thức ăn nhanh rất thấp, nhưng lại gây nên cảm giác no. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.
Không để trẻ ăn uống vô độ
Nhiều trẻ ăn uống rất ngon miệng, ăn rất nhiều ở giai đoạn 2 tuổi. Một số phụ huynh cảm thấy rất vui về điều này và luôn sẵn sàng cho con ăn tùy ý. Tuy nhiên, việc này không hề tốt như chúng ta nghĩ. Trẻ ăn quá nhiều là nguyên nhân gây nên béo phì, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, làm cơ thể thừa chất. Để con ăn uống không kiểm soát sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Ăn uống vô độ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ 2 tuổi
Kìm hãm trẻ có xu hướng hiếu động
Không ít trẻ hiếu động quá mức, chạy nhảy, nô đùa, di chuyển liên tục ở thời kỳ 2 tuổi. Năng lượng nạp vào cơ thể đều bị sử dụng cho các hoạt động thể chất, tích lũy để phát triển chiều cao bị giảm đi đáng kể, từ đó trẻ kém phát triển thể chất hơn bạn bè cùng trang lứa. Khi con có dấu hiệu hiếu động, hoạt động quá mức, cha mẹ nên áp dụng các phương pháp phù hợp để kìm hãm, giảm thời gian cũng như tần suất vận động của trẻ.
Hạn chế trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử
Công việc bận rộn khiến nhiều phụ huynh không có nhiều thời gian chơi với con. Thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại được xem là các “bảo mẫu thời hiện đại” giúp phụ huynh yên tâm làm việc mà không sợ trẻ quấy rầy. Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử làm ảnh hưởng xấu đến mắt cũng như nhận thức của trẻ, nhất là khi trẻ xem phải các nội dung không phù hợp với lứa tuổi. Một số trẻ hình thành tâm lý gắt gỏng, ương bướng, ăn vạ nếu cha mẹ không cho xem tivi, điện thoại do người lớn lạm dụng các thiết bị này quá nhiều trong quá trình chăm sóc trẻ.
Dành nhiều thời gian bên con
Trẻ lớn lên và phát triển theo từng ngày. Hãy dành thời gian bên con để kịp thời theo sát hành trình phát triển của con yêu. Điều này sẽ góp phần hình thành sợi dây liên kết tình mẫu tử, phụ tử bền chặt và giúp gắn kết tình cảm gia đình. Việc được cùng ăn, cùng chơi với cha mẹ ngay từ nhỏ cũng giúp trẻ hình thành tư duy, tình cảm tốt hơn. Các hoạt động thể chất phù hợp giữa cha và con, mẹ và con cũng rất có lợi cho tăng trưởng chiều cao của con.
Tránh quát nạt con thường xuyên
Bữa ăn là thời điểm trẻ dễ bị cha mẹ quát nạt, la mắng nếu trẻ ăn uống vương vãi, không chịu ăn uống. Việc cha mẹ quát nạt, thậm chí đánh đập sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý sợ ai, luôn hoang mang mỗi khi phải ngồi vào bàn ăn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng cũng như phát triển chiều cao của trẻ. Hãy hạn chế quát nạt hay cãi vã trước mặt trẻ.
Hy vọng bài viết này của NuBest Tall VN đã giúp cha mẹ có con 2 tuổi giải đáp được băn khoăn trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu là đạt chuẩn. Chăm sóc sức khỏe và chiều cao cho con ngay từ giai đoạn này sẽ tạo tiền đề quan trọng, giúp con phát triển tầm vóc vượt trội khi đến tuổi trưởng thành.
Chia sẻ