Vitamin D3 tác động thế nào đến chiều cao?

Mục lục

    Chia sẻ

    Được biết đến như một loại vitamin thiết yếu của cơ thể, Vitamin D3 hỗ trợ rất lớn cho quá trình phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao. Tuy nhiên, làm thế nào để cơ thể luôn đạt hàm lượng chuẩn mỗi ngày? Nên bổ sung loại thực phẩm nào để cung cấp vitamin D3 cho cơ thể? Cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết sau đây của NuBest Tall nhé!

    Vitamin D3 là gì?

    Vitamin D3 còn có tên gọi khác là Cholecalciferol, là một trong 5 loại tự nhiên của Vitamin D. Vitamin D3 tan trong chất béo, là dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình hấp thụ Canxi và Photpho của cơ thể. D3 còn là loại vitamin có khả năng tự tổng hợp dưới các bức xạ của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời thông qua việc chuyển hóa 7-dehydrocholesterol.

    Vitamin-D3-tac-dung-the-nao-den-chieu-cao

    Vitamin D3 - Dưỡng chất quan trọng cần có nếu muốn cải thiện chiều cao

    Cơ chế hoạt động của Vitamin D3: Khi Vitamin D3 đi vào cơ thể, chúng được vận chuyển đến gan để chuyển hóa thành dạng mạnh hơn. Loại năng lượng này tiếp tục di chuyển đến thận để trải qua một quá trình chuyển hóa khác. Phần lớn Vitamin D3 tham gia hỗ trợ xương hấp thụ Canxi và

    Photpho. Một số nhỏ khác được giữ lại trong gan và thận để thực hiện chức năng điều chỉnh hàm lượng Canxi trong máu. 

    Vai trò của Vitamin D3 đối với sự phát triển chiều cao

    Cơ thể được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ tổng hợp một lượng Vitamin D3, Canxi, Photpho - đây cũng là những dưỡng chất quan trọng hình thành cấu trúc xương. Cùng với Canxi, Vitamin D3 giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng tổn thương ở xương như loãng xương, gãy xương… Đối với những người trong độ tuổi phát triển chiều cao, việc duy trì hàm lượng Vitamin D3 chuẩn trong cơ thể cũng là điều kiện kích thích sụn tăng trưởng, giúp xương dài ra.

    Vitamin D3 tăng cường hoạt động ở hệ miễn dịch, giúp chống chọi với các mầm bệnh ngoại lai, ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm. Người có thể trạng tốt sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, phát triển cả về thể chất và trí não cũng toàn diện hơn. Đồng thời, Vitamin D3 hỗ trợ điều chỉnh một số chức năng của gen. Những người có gen di truyền thấp nhưng nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng như Vitamin D3 cũng có khả năng cải thiện chiều cao.

    Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, Vitamin D3 còn đóng vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi ở thận. Điều này giúp tăng cường quá trình Canxi hóa ở sụn tăng trưởng - bộ phận quan trọng giúp tăng trưởng chiều cao. Đồng thời, Vitamin D3 giúp tổng hợp Protein để hình thành xương chắc khỏe, hạn chế các vấn đề tổn thương ở xương của trẻ. 

    vitamin-d-giup-co-the-hap-thu-canxi-tang-chieu-cao

    Vitamin D3 hỗ trợ hấp thụ Canxi trong cơ thể, kích thích tăng trưởng chiều cao

    Một số lợi ích khác của Vitamin D3 đối với sức khỏe

    Không chỉ tác động đến khả năng tăng trưởng chiều cao, Vitamin D3 còn tham gia vào một số hoạt động khác trong cơ thể như:

    • - Duy trì hàm lượng Canxi trong máu, giúp giải quyết các vấn đề về thiếu hụt Canxi.
    • - Thực hiện chức năng bài tiết một số loại hormone, giúp da sáng và phát triển hệ sinh sản ở nữ giới.
    • - Bằng cách bổ sung một lượng Vitamin D3 nhất định, cơ thể sẽ giải quyết được vấn đề suy nhược. Vitamin D3 còn được xem là “liều thuốc” hữu hiệu dành cho những người có tiền sử suy nhược.
    • - Đối với phụ nữ đang mang thai, việc bổ sung Vitamin D3 không chỉ giúp xương và răng của con sau này được chắc khỏe mà còn phòng ngừa một số biến chứng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt hạn chế khả năng sinh non.
    • - Vitamin D giải quyết một số tình trạng thể chất ở trẻ như suy dinh dưỡng, chậm mọc răng, biếng ăn, quấy khóc...

    Làm thế nào để bổ sung Vitamin D3 cho cơ thể?

    bo-sung-vitamin-d-giup-cai-thien-chieu-cao-nhanh-chong

    Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến cơ thể, là cách bổ sung vitamin D3 an toàn

    Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

    Việc bổ sung dinh dưỡng thông qua thực phẩm hằng ngày là giải pháp đơn giản, an toàn, dễ thực hiện nhất. Để đảm bảo cơ thể luôn đạt được hàm lượng Vitamin D3 lý tưởng, bạn cần xây dựng một bảng thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý mỗi ngày. Thực phẩm giàu Vitamin D3 có thể kể đến: Trứng, cá, đậu nành, dầu cá, ngũ cốc, nấm, sò… Ngoài ra, bạn cần linh hoạt sắp xếp để chia đều các món ăn sao cho lượng Vitamin D3 nạp vào cơ thể mỗi ngày đầy đủ và hợp lý.

    Tắm nắng

    Ánh nắng mặt trời có khả năng tổng hợp Vitamin D3 cho cơ thể thông qua bức xạ tia cực tím. Quá trình này diễn ra qua 2 giai đoạn:

    Khi bị tia cực tím tác động, các phân tử 7-dehydrocholesterol chuyển hóa thành các tiền Vitamin D3.

    Trong khoảng 12 ngày, các tiền Vitamin D3 này dần phân hóa thành Vitamin D3 trong cơ thể.

    Do đó, 20 - 30 phút tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đạt được lượng Vitamin D3 cần thiết. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắm nắng vào sáng sớm và chiều muộn, tránh tiếp xúc trực tiếp vào các khung giờ khác để tránh độc tố. Trong thời gian tắm nắng, bạn có thể vận động nhẹ nhàng để việc tổng hợp Vitamin D3 diễn ra thuận lợi nhất.

    Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

    Xu hướng sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang được nhiều người lựa chọn nhằm bổ sung các dưỡng chất còn thiếu trong cơ thể. Hiện nay, một số sản phẩm cung cấp Vitamin D3 phù hợp với cuộc sống hiện đại, khi con người không có quá nhiều thời gian chăm sóc dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày. 

    Để lựa chọn sản phẩm chất lượng, đảm bảo bổ sung lượng Vitamin D3 cần cho mỗi ngày, người mua cần tham khảo thông tin chính xác. Hãy kiểm tra thành phần, liều lượng uống, đơn vị sản xuất và phân phối, review người dùng… để đưa ra quyết định đúng đắn. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế để có lời khuyên cho việc sử dụng.

    su-dung-san-pham-ho-tro-de-cung-cap-vitamin-d3-cho-co-the

    Sản phẩm hỗ trợ cũng là giải pháp bổ sung Vitamin D3 được nhiều người sử dụng

    Thiếu hụt Vitamin D3 gây ra những tác hại gì?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt Vitamin D3 ở cơ thể người như:

    • - Ít tiếp xúc ánh nắng.
    • - Người bị suy giảm chức năng gan, thận cũng cũng khó hấp thụ và chuyển hóa Vitamin D3.
    • - Vitamin D3 cũng dễ bị kẹt giữa các mô mỡ nên phần lớn người mắc bệnh béo phì cũng thiếu hụt loại vitamin này.
    • - Các bệnh về hệ tiêu hóa, viêm đường ruột… cũng kìm hãm khả năng hấp thụ Vitamin D3.
    • - Cơ thể thiếu Vitamin D3 sẽ gây ra những vấn đề về xương như loãng xương, gãy xương. Vitamin D3 thiếu dẫn đến các gián đoạn trong quá trình hấp thụ Canxi, Photpho trong cơ thể. Như vậy, trẻ trong độ tuổi phát triển nếu thiếu Vitamin D3 cũng khó đạt được chiều - cao như mong muốn, thậm chí rơi vào tình trạng thấp lùn. Một số biểu hiện không tốt ở hệ thần kinh, tim mạch cũng có thể xuất hiện khi cơ thể thiếu Vitamin D3. 
    • - Đối với phụ nữ mang thai thiếu loại vitamin này, con sau khi ra đời dễ mắc các chứng khuyết tật ở xương, răng. Ngoài ra, Vitamin D3 thiếu còn khiến nguy cơ ung thư tăng. Theo nhiều khảo sát y tế, tỷ lệ ung thư ở phụ nữ có thể giảm đến 80% nếu cơ thể đạt đủ lượng Canxi và Vitamin D3.

    Một số bệnh nguy hiểm có thể xảy ra nếu cơ thể thiếu Vitamin D3:

    • - Bệnh tim mạch: Vitamin D3 tham gia bảo vệ hệ tim mạch, do vậy khi thiếu Vitamin D3, cơ thể dễ tăng huyết áp, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
    • - Hen suyễn: Vitamin D3 tham gia vào quá trình ngăn chặn Protein gây viêm trong phổi. Loại vitamin này cũng đồng thời sản xuất những loại chất chống viêm. Việc thiếu hụt Vitamin D3 qua đó sẽ gây rối loạn quy trình, khiến bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn.
    • - Tăng Cholesterol: Theo nhiều nghiên cứu dinh dưỡng, nếu thiếu ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ không thể tổng hợp Vitamin D3 mà thay vào đó là Cholesterol, khiến lượng Cholesterol trong cơ thể tăng lên.
    • - Trầm cảm: Vitamin D3 cũng xuất hiện ở não bộ, hỗ trợ các hoạt động trí não diễn ra thuận lợi. Việc thiếu Vitamin D3 sẽ khiến quá trình phát triển trí não bị gián đoạn, dẫn đến các tình trạng trầm cảm. 
    • - Dị ứng: Thiếu Vitamin D3 có thể dẫn đến hiện tượng dị ứng thực phẩm của cơ thể, đặc biệt là với trẻ nhỏ. 
    • - Bệnh răng miệng: Một số nghiên cứu khoa học cho thấy Vitamin D3 có quan hệ mật thiết với sức khỏe răng miệng. Những người có hàm lượng Vitamin D3 thấp thường có vấn đề về răng miệng như gãy răng, răng không đều, ê răng...
    • - Tiểu đường type 2: Vitamin D3 có khả năng hạn chế glucose huyết thanh, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Do vậy, người thiếu Vitamin D3 dễ mắc bệnh này, còn những người đã có bệnh sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
    • - Viêm khớp: Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và nuôi dưỡng xương khớp. Cơ thể thiếu Vitamin D3 khiến canxi và các dưỡng chất khó hấp thụ vào xương, gây ra chứng viêm ở khớp.
    • - Loãng xương: Ngoài viêm khớp, bạn cũng có thể loãng xương nếu thiếu Vitamin D3 do thiếu chất xúc tác hỗ trợ vận chuyển Canxi vào xương. Việc không duy trì được lượng Vitamin D3 trong cơ thể khiến mật độ xương khó duy trì, tăng nguy cơ gãy xương.

    Để đảm bảo Canxi bám chắc vào thành xương, thúc đẩy chiều cao phát triển an toàn, hiệu quả, cơ thể cần một lượng Vitamin D3 nhất định mỗi ngày. Trẻ nhỏ và thanh - thiếu niên cần 500 đơn vị Vitamin D3/ngày, trong khi đó người trưởng thành cần 100 đơn vị/ngày. Nắm được nhu cầu này, mỗi người cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo đạt được hàm lượng cần thiết mỗi ngày.