logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Trẻ khó tăng chiều cao vì đề kháng yếu

Đăng bởi: Kim Ngân
-
02/10/2017

Sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, nhất là chiều cao. Sức đề kháng càng yếu, trẻ càng dễ thấp lùn, còi cọc.

Hiểu rõ về sức đề kháng và vai trò với chiều cao

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể như: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng, các tế bào lạ, các kháng nguyên… 

“Hàng rào” sức đề kháng được được “xây dựng” nên bởi hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch là một hệ thống vô cùng phức tạp bao gồm các mô, protein, các tế bào và cơ quan đặc biệt, phối hợp nhịp nhàng với nhau nhằm tạo ra các tế bào miễn dịch để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập vào cơ thể chúng ta. 

Sức đề kháng

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể

Hệ miễn dịch ở mỗi người không giống nhau, phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: Di truyền, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, tập luyện...  Hệ miễn dịch hoạt động kém dẫn đến sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh tật phát triển. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch chính là cách giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.

Sức đề kháng yếu trẻ khó tăng chiều cao

Sự thay đổi thất thường của thời tiết, nguồn nước không tốt, môi trường bị ô nhiễm… là những nguyên nhân khiến trẻ rất dễ ốm vặt. Hơn nữa, việc thường xuyên đến trường, đến các khu vui chơi hay những nơi công cộng khác cũng khiến trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, siêu vi gây bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp như: Cúm, viêm phế quản, viêm xoang….

Nếu sức đề kháng tốt, trẻ sẽ khó nhiễm bệnh hoặc mắc bệnh nhưng không nặng và rất nhanh khỏi. Ngược lại, nếu sức đề kháng yếu trẻ sẽ bị các triệu chứng bệnh đeo bám dai dẳng gây mệt mỏi, khó chịu và biếng ăn. Chán ăn kéo dài là nguyên nhân khiến hệ xương không được cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết để phát triển, dẫn đến thấp còi.

khó tăng chiều cao do sức đề kháng

Sau khi nhiễm bệnh, trẻ thường có biểu hiện biếng ăn, khiến cơ thể thiếu dưỡng chất

Trẻ có sức đề kháng không tốt cũng là nhóm đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như: Tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… Không chỉ gây cản trở đến việc ăn uống, các bệnh này cũng thường dẫn đến hội chứng kém hấp thu, khiến trẻ dễ bị thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và những dưỡng chất khác cần cho việc phát triển thể chất nên nguy cơ thấp lùn về sau là rất lớn. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành trên 119 trẻ em thì nếu trong 2 năm đầu đời, trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến lúc 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với các bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh.

Trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng thì sức khỏe kém, sức đề kháng lại càng yếu đi. Cứ như thế thế tạo nên một vòng lẩn quẩn khiến trẻ chậm lớn và thua sút về chiều cao so với các bạn bè cùng trang lứa.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng những đứa trẻ thường xuyên bị ốm vặt như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản… sẽ chậm tăng trưởng hơn, sức khỏe sẽ kém hơn và có nguy cơ cao bị còi xương, suy dinh dưỡng cao hơn so với các trẻ khác. Điều này cho thấy, sức đề kháng tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng thể chất ở trẻ. Chính vì vậy, muốn con tăng chiều cao tối ưu, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là vô cùng quan trọng và không nên bỏ qua.

Làm thế nào để tăng sức đề kháng và giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu?

Sức đề kháng của cơ thể không phải “vĩnh viễn” mà luôn luôn thay đổi tùy theo hoạt động của cơ thể. Trẻ nhỏ, đang trong quá trình phát triển là lúc hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Do đó, muốn con khỏe mạnh và cao lớn hơn cần chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể cho trẻ bằng những cách sau đây:

Chủng ngừa vắc-xin đầy đủ

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ. Cần đưa bé đi tiêm đúng và đầy đủ các mũi theo lịch tiêm chủng ở từng độ tuổi, tuyệt đối tránh các trường hợp tiêm không đủ liều, bỏ tiêm giữa chừng, tiêm sớm so với thời gian quy định…

Ngủ đủ giấc

ngủ giúp tăng miễn dịch

Giấc ngủ có tác động rất lớn đến khả năng miễn dịch của trẻ

Theo một nghiên cứu được công bố trên Pflügers Archiv European Journal of Physiology thì giấc ngủ có tác động rất lớn đến khả năng miễn dịch của trẻ. Trẻ sơ sinh cần đến 18 giờ ngủ mỗi ngày, ở những độ tuổi khác mỗi ngày phải đảm bảo trẻ ngủ đủ 8 – 14 tiếng. Phòng ngủ của trẻ cần thông thoáng, dễ chịu, không có ánh sáng… để trẻ ngủ ngon và sâu hơn.

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao: Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao cách tuyệt vời để giúp con bạn phòng tránh bệnh tật. Mỗi ngày dành ra 30 phút để luyện tập sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp trẻ hỗ trợ chiều cao phát triển tối đa. Một số bộ môn gợi ý cho trẻ đó là: Bơi lội, đạp xe, chạy bộ…

Ăn uống đủ dưỡng chất: Một chế độ ăn uống lành mạnh là nền tảng của một hệ thống miễn dịch tốt. Ngoài việc đa dạng bữa ăn cho trẻ, cần bổ sung thêm nhiều rau, trái cây vào thực đơn hằng ngày để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Sử dụng TPBVSK bảo vệ sức khỏe: Để trẻ có sức đề kháng tốt, bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, vận động và ra, các chuyên gia còn khuyên nhiều bậc cha mẹ nên cho trẻ kết hợp sử dụng các TPBVSK chứa các thành phần dược thảo tự nhiên giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết về sản phẩm tại đây

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tạo cho trẻ một không gian sống trong lành, tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, vệ sinh đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị ốm, cảm cúm, bệnh hô hấp....

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la