Tập Squat có giúp tăng chiều cao không?
Tập squat trường xuyên không chỉ đem đến cho bạn một thân hình lý tưởng mà nó còn đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Một trong số những lợi ích đó là giúp bạn cải thiện chiều cao. Vậy squat tác động như thế nào đến chiều cao? Nên tập squat như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của NuBest Tall nhé!
Tập Squat tác động như thế nào đến chiều cao?
Thực tế là bài tập Squat không tác động trực tiếp lên sự kéo dài của xương. Tuy nhiên, đây là nhóm bài tập hỗ trợ rất tốt bên cạnh các hình thức tập luyện khác nhằm giúp bạn phát triển chiều cao vượt trội. Các động tác trong Squat chủ yếu tác động lên các nhóm cơ phần dưới cơ thể. Hiệu quả này giúp bạn dễ dàng thực hiện các bài tập như đạp xe, chạy bộ, đá bóng, nhảy dây…
Cơ mông và gân khoeo là 2 vị trí được rèn luyện chính khi tập Squat. Do đó, bạn kết hợp với các bài tập sử dụng phần thân trên của cơ thể hoặc bài tập toàn thân để tăng cường hiệu quả phát triển chiều cao. Tập Squat đúng cách giúp bạn có vòng 3 lý tưởng, góp phần giúp thân hình cân đối và ấn tượng hơn.
Tập Squat hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao thuận lợi
Thời điểm nào nên tập Squat để giúp tăng chiều cao?
Bạn có thể tập Squat ở ngay tại nhà và vào bất kỳ thời gian rảnh nào. Bạn chú ý về khả năng tăng trưởng tự nhiên hiện tại, lưu ý tập trong khoảng thời gian còn phát triển chiều cao. Với bài tập Squat, trẻ em từ 6 tuổi trở lên đã có thể dễ dàng thực hiện bởi lúc này cấu trúc xương đã hình thành nhất định để phù hợp với động tác. Bạn nên tập Squat từ động tác cơ bản, khi đã thành thạo có thể thử sức với kiểu Squat phức tạp hơn.
Cách tập Squat để giúp cải thiện chiều cao hiệu quả
Bài tập Squat cơ bản
Bài tập cơ bản trên thực tế đã giúp bạn có những hiệu quả phát triển cơ xương nhất định. Cách tập rất đơn giản như sau:
-
Đứng thẳng, hai chân mở rộng chỉ hơn vai một khoảng nhỏ, hai tay chắp vào nhau trước ngực.
-
Hạ thấp người như khi ngồi xổm nhưng không ngồi hẳn xuống, cố gắng giữ thẳng lưng khi hạ người.
-
Đẩy người về lại tư thế đứng thẳng, liên tục lặp lại động tác thêm nhiều lần.
Tập bài Squat cơ bản thành thạo trước khi tập các kiểu Squat khác
Sumo Squat
Sumo Squat là bài tập mở rộng cơ chân, tăng tính linh hoạt của các khớp. Các động tác Sumo Squat hỗ trợ nâng cao sức mạnh cột sống, kích thích sự phát triển xương chân. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
-
Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, dang rộng hai chân hơn vai, mũi chân hơi chếch ra ngoài, hai tay nắm hờ và chạm vào nhau phía trước ngực.
-
Hạ thấp người, gập hông và đầu gối, đưa phần mông về phía sau và giữ thẳng lưng.
-
Đứng thẳng lưng, tay giữ nguyên vị trí và chân duỗi thẳng.
-
Tiếp đất hoàn toàn rồi lặp lại động tác liên tục.
Jump Squat
Trong các kiểu tập Squat thì Jump Squat được xem là bài tập hỗ trợ tăng chiều cao tốt nhất bởi khả năng giải phóng cơ, kéo dài xương. Các bước thực hiện Jump Squat bao gồm:
-
Đứng thẳng người, hai chân dang rộng hơn vai, hai tay co lại trước ngực, lòng bàn tay hướng vào nhau.
-
Hạ thấp thân người như động tác ngồi xổm.
-
Lấy đà bật nhảy cao, chân duỗi thẳng, hai tay vung ra sau và duỗi thẳng.
-
Tiếp đất trong tư thế hạ thấp người để giữ thăng bằng, tiếp tục lặp lại động tác.
Split Squat
Kiểu tập Split Squat giúp bạn rèn luyện khớp gối, khớp háng, mắt cá chân, tăng cường sức mạnh cột sống. Người tập sẽ phải xuống tấn bằng 1 chân trong bài tập này, nhờ vậy đôi chân của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Lưu lại các bước tập Split Squat như sau:
-
Chuẩn bị thảm tập và tạ tay nhỏ, đứng ở tư thế chân phải phía trước, chân trái ra sau, hai tay cầm tạ giơ thẳng trên đầu.
-
Hạ người xuống sao cho chân phải chống xuống, mũi chân trái chạm sàn và đầu gối chân trái gần chạm sàn, hai tay lúc này co lại sao cho tạ ở ngay trên vai.
-
Đứng thẳng dậy rồi tiếp tục lặp lại động tác bằng cách đổi chân.
Split Squat kích thích tăng trưởng ở xương chân
Bodyweight Squat
-
Đứng thẳng, hai chân đặt rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước ngực.
-
Hạ thấp người hết mức có thể như tư thế ngồi xổm, giữ nguyên vị trí tay, lưng cố gắng giữ thẳng.
-
Đưa người trở lại tư thế ban đầu, tiếp tục lặp lại nhiều lần.
Goblet Squat
Goblet Squat chủ yếu tác động lên phần cơ ở vai, mông, đùi trước, đùi sau, từ đó kích thích sự phát triển ở sụn khớp gối. Bài tập được trang bị thêm một quả tạ có trọng lượng vừa phải, đủ để bạn dễ dàng thực hiện các động tác sau:
-
Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, dang rộng hai chân hơn vai, dùng 2 tay giữ quả tạ ở phía trước ngực.
-
Hạ thấp thân người xuống, đẩy hông ra sau, cố gắng hạ người thấp nhất có thể.
-
Không nhấc gót chân, từ từ đẩy hông về lại vị trí ban đầu, lưng giữ thẳng.
-
Lặp lại động tác liên tục khoảng 10 - 20 lần mỗi lượt tập.
Dumbbell Front Squat
-
Mở rộng hai chân bằng vai, hoặc có thể hơn vai một khoảng nhỏ, chếch nhẹ mũi chân ra ngoài.
-
Mỗi bên tay cầm 1 chiếc tạ nhỏ, nâng tạ sao cho đầu tạ hướng về phía trước, tạ ở ngay trên vai.
-
Hạ người thấp nhất có thể, đầu gối khuỵu xuống, đẩy hông ra sau.
-
Giữ tư thế khoảng 5 giây rồi trả cơ thể về tư thế ban đầu.
-
Lặp lại liên tục 10 - 15 lần ở mỗi buổi tập.
Front Squat
Bài tập này cần sử dụng tạ, phù hợp hơn với các bạn nam. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn loại tạ có kích thước vừa phải, tránh tập tạ nặng có thể gây ra tác dụng tiêu cực lên quá trình phát triển chiều cao. Bạn thực hiện bài tập Front Squat với các động tác giống kiểu cơ bản, khác ở chỗ tay sẽ nâng tạ và đặt phía trên vai. Với Front Squat, người tập có thể nghỉ giải lao bất cứ lúc nào để các cơ ở tay được thư giãn.
Bài tập Front Squat phù hợp hơn với nam giới
Những lợi ích khác của việc tập Squat đối với sức khỏe
Săn chắc cơ
Tập Squat tác động chủ yếu lên các nhóm cơ, đặc biệt là cơ ở phần dưới cơ thể. Rèn luyện cơ thường xuyên giúp cơ bắp trở nên săn chắc và mạnh mẽ hơn. Cơ bắp săn chắc giúp bạn có thân hình cân đối, đẹp mắt hơn.
Cải thiện tư thế
Trong quá trình Squat, người tập luôn cần cố gắng giữ thẳng lưng. Việc giữ thăng bằng liên tục trong suốt buổi tập Squat, dù cho bạn tập kiểu Squat nào, cũng có tác dụng cải thiện tư thế. Tư thế chuẩn giúp cột sống thẳng. Những người có tư thế đứng thẳng trông có vẻ cao hơn trong mắt người nhìn.
Nâng cao sức mạnh xương khớp
Từ rèn luyện cơ, xương khớp cũng có những tác động tích cực. Nâng cao sức mạnh xương khớp giúp bạn vận động thuận lợi trong mọi hoạt động thể chất của cuộc sống thường ngày. Qua đó hạn chế tối đa các tổn thương xương khớp có thể xảy ra trong tập luyện hoặc các hoạt động cơ thể khác.
Tăng khả năng linh hoạt
Squat đòi hỏi người tập phải phối hợp nhịp nhàng các bộ phận như tay, chân, hông, bụng, vai… Tập Squat thường xuyên giúp bạn rèn luyện khả năng giữ thăng bằng và tăng mức độ linh hoạt của cơ thể. Sự linh hoạt này giúp bạn tham gia nhiều hoạt động khác trong cuộc sống một cách thuận lợi.
Giảm cân
Bài tập càng phức tạp, khả năng đốt cháy calo càng cao. Cân bằng calo trong cơ thể giúp bạn hạn chế lượng mỡ thừa, đặc biệt là mỡ thừa ở phần dưới cơ thể. Duy trì cân nặng ổn định giúp chiều cao tăng trưởng thuận lợi, thân hình cân đối hơn.
Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể tập Squat mỗi ngày
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Khi tập Squat, người tập phải điều chỉnh hơi thở để tạo ra sức lực và chịu đựng tốt các lực tác động từ bài tập. Từ đó máu lưu thông dễ dàng, tim mạch được nâng cao chức năng, hạn chế các bệnh liên quan đến tim, phổi như đột quỵ, bệnh tim, hô hấp…
Tập Squat dù không tác động trực tiếp đến khả năng tăng chiều cao của bạn nhưng mang đến nhiều tác dụng hỗ trợ tuyệt vời để bạn sớm có vóc dáng như mong muốn. Bạn lưu ý lựa chọn bài tập Squat phù hợp, kết hợp với các hình thức tập luyện khác, ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh để có tốc độ tăng trưởng tối ưu.
- Tin liên quan: Tổng hợp các bài tập tăng chiều cao của Nhật
Chia sẻ