logo-fda
clockThời gian làm việc: Từ 8h00 - 17h00 (Cả T7, CN & Lễ) tu-vanChuyên gia tư vấn: 1800.1030 (miễn cước) / 0984.191.112

Đi bộ có giúp tăng chiều cao không?

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng
-
28/02/2023

Đi bộ là một hình thức vận động quen thuộc giúp rèn luyện sức khỏe, tăng sức mạnh xương khớp. Bạn có biết, đi bộ cũng góp phần thúc đẩy phát triển chiều cao cho trẻ em và thanh thiếu niên không? Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế tác động của các bài tập đi bộ lên quá trình phát triển chiều cao. Cùng với đó, hãy áp dụng cách đi bộ đúng kỹ thuật để có hiệu quả tăng trưởng tối ưu nhé.

Đi bộ tác động như thế nào đến chiều cao?

Đi bộ là một hoạt động thể dục điển hình, trong khi thói quen tập luyện là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến 20% quá trình phát triển chiều cao. Những tác dụng sau đây cho thấy đi bộ thường xuyên giúp bạn cải thiện vóc dáng:

Tăng cường sức khỏe xương

Đi bộ đòi hỏi đôi chân luyện tập liên tục, tăng cường cơ bắp cho chân và duy trì khối lượng cũng như mật độ xương hoàn chỉnh. Chân chịu những tác động lực nhất định khi đi bộ, điều này kéo dài một thời gian sẽ rèn luyện khả năng chịu đựng của chân. Nhờ vậy, cấu trúc xương vững vàng hơn, sức khỏe xương được nâng cao. Xương khỏe là điều kiện quan trọng để phát triển tốt về chiều dài và cả bề dày.

di-bo-giup-ban-tang-chieu-cao-nhu-the-nao

Đi bộ giúp bạn tăng chiều cao như thế nào?

Thúc đẩy sản xuất nội tiết tố tăng trưởng

Nội tiết tố tăng trưởng là một trong những yếu tố hỗ trợ tuyệt vời giúp quá trình tăng chiều cao diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nội tiết tố tăng trưởng được sản sinh nhiều hơn sau khi tập thể dục, thể thao. Sau thời gian đi bộ, cơ thể cũng tiết ra một lượng nội tiết tố đáng kể để phục vụ cho quá trình tăng trưởng này. 

Điều chỉnh tư thế chuẩn

Xương chậu và cột sống là 2 cơ quan quan trọng có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Đi bộ đúng cách giúp bạn tạo tư thế chuẩn để rèn luyện sức mạnh cho hệ thống xương, đặc biệt là xương chậu và cột sống. Việc giữ thẳng lưng, cổ, đầu, kết hợp với hoạt động mắt, tay, chân… giúp bạn cải thiện tư thế. Tác dụng này của hoạt động đi bộ cũng giúp nâng cao sức khỏe xương, từ đó kéo dài xương dễ dàng hơn.  

Hỗ trợ tái tạo xương

Hoạt động chân liên tục giúp giải phóng các cơ ở cẳng chân, bắp đùi, hông… Việc giải phóng cơ kéo theo tác dụng kéo giãn xương khớp, các đầu xương sẽ được kéo ra xa, tạo không gian cho xương phát triển và kéo dài. Thông qua ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể có đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng xương, bồi đắp khoảng trống để tái tạo xương.

di-bo-dung-cach-de-keo-dai-xuong-thuan-loi-hon

Đi bộ đúng cách để kéo dài xương thuận lợi hơn

Nên đi bộ như thế nào để tăng chiều cao hiệu quả? 

Đi bộ từ 30 - 60 phút mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai và tăng khả năng phát triển chiều cao hơn. Đi bộ đúng cách giúp bạn đảm bảo sức khỏe xương khớp, đồng thời tăng chiều cao hiệu quả. Ngoài đi bộ, bạn có thể kết hợp với các bài tập toàn thân khác để có hiệu quả cải thiện vóc dáng tốt hơn. Lưu ý rằng, bạn cần áp dụng kỹ thuật chính xác, tốc độ phù hợp, chọn địa điểm và thời gian hợp lý…

Những cách đi bộ giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất

Tư thế đi bộ

Các chuyên gia thể hình khuyên bạn nên đi bộ một cách tự nhiên và không bị gò bó bởi các kỹ thuật chuyên môn. Thế nhưng, nhằm tránh các tổn thương xương khớp, bạn nên đảm bảo các tư thế đi bộ cơ bản:

  • Tư thế đi thẳng, không khom lưng, không thu vai về phía trước hay ngửa về sau quá nhiều.

  • Tiếp đất hoàn toàn bằng bàn chân, khi tiếp đất nên theo thứ tự sau: Gót chân - cả bàn chân - mũi chân.

  • Độ dài bước chân vừa phải, không quá dài sẽ khiến bạn mất sức, cũng không nên quá ngắn vì sẽ cản trở khả năng đi lại tự nhiên.

  • Vung tay nhẹ nhàng và thoải mái, không cầm nắm đồ vật khi đi bộ sẽ khiến bạn phân tâm, không vung tay quá mạnh sẽ khiến bạn mất sức.

  • Có thể nhấn nhẹ các ngón chân khi tiếp đất và tạo lực di chuyển về phía trước.

  • Hướng mắt nhìn thẳng hoặc nhìn xuống ở vị trí cách bạn khoảng 3 - 5 mét để dễ dàng kiểm soát đường đi và phát hiện kịp thời chướng ngại vật.

  • Luôn khởi động trước khi đi bộ, cố gắng thư giãn trong suốt quá trình đi bộ.

Trang phục đi bộ

Trang phục tập thể dục nói chung và khi đi bộ nói riêng cần vừa vặn, đảm bảo sự thoải mái. Bạn không nên mặc trang phục quá chật sẽ hạn chế phạm vi vận động, chèn ép xương khớp khiến xương khó phát triển. Bạn chọn loại trang phục có chất liệu dễ thấm hút mồ hôi bởi cơ thể vận động liên tục sẽ khiến bạn tiết mồ hôi nhiều hơn.

lua-chon-trang-phuc-thoai-mai-khi-di-bo-de-tao-cam-giac-de-chiu

Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi bộ để tạo cảm giác dễ chịu

Địa điểm đi bộ

Địa điểm đi bộ cần bằng phẳng, tránh những nơi quá gồ ghề hoặc nhiều chướng ngại vật. Bạn chọn không gian đi bộ thoáng, nhiều cây xanh, tránh nơi có nhiều tiếng ồn có thể cản trở buổi tập luyện. Ngoài ra, bạn có thể chọn đi bộ trên máy tập chạy bộ cũng mang lại những hiệu quả sức khỏe tương tự. Nếu sử dụng máy tập, bạn có thể đi bộ ngay tại nhà hoặc phòng tập thể hình. Hãy đảm bảo phòng tập đủ thoáng mát để tạo thoải mái trong thời gian tập.

Tốc độ đi bộ

Theo các chuyên gia thể hình, bạn nên chia thời gian đi bộ thành 3 phần chính. Ví dụ, nếu bạn dành ra 30 phút đi bộ, hãy đi với tốc độ bình thường trong 10 phút đầu, tăng tốc trong 10 phút tiếp theo và giảm dần tốc độ ở 10 phút sau đó. Tốc độ phù hợp với người mới bắt đàu đi bộ là 3 - 4 km/h, bạn có thể tăng tốc thêm 1 - 2 km/h. Tốc độ đi bộ dành cho những người đã quen bài tập khoảng 6 - 7 km/h. 

Thời gian đi bộ

Bạn có thể đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để phát huy hiệu quả nâng cao sức khỏe, thúc đẩy chiều cao. Ở thời điểm này, cơ thể cần được vận động, ánh nắng nhẹ, thời tiết vừa đủ để tập luyện đạt hiệu suất tốt. Bạn lưu ý, không nên đi bộ dưới trời nắng, đặc biệt là buổi trưa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm năng suất, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu bạn tập trên máy tập trong nhà, bạn có thể tùy ý lựa chọn thời gian đi bộ phù hợp với các hoạt động trong ngày.

Những điều cần lưu ý khi đi bộ để tăng chiều cao hiệu quả

Bổ sung đủ nước

Nước là một chất dẫn truyền quan trọng, một trong các thành phần cấu tạo nên xương. Nước hỗ trợ bôi trơn sụn khớp giúp bạn vận động thể chất linh hoạt hơn, chân hoạt động trơn tru. Bổ sung nước trong và sau thời gian đi bộ giúp bạn phục hồi sức lực và bù đắp năng lượng kịp thời. Để không làm gián đoạn quá trình đi bộ, hãy chuẩn bị nước lọc mang theo để uống khi nghỉ giải lao hoặc sau khi tập.

dam-bao-co-the-bo-sung-du-nuoc-de-co-nang-luong-van-dong

Đảm bảo cơ thể bổ sung đủ nước để có năng lượng vận động

Chế độ ăn uống

Đi bộ khi bụng quá no sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời làm bạn vận động khó khăn hơn. Bạn không nên để bụng đói khi đi bộ vì cơ thể sẽ nhanh mất sức, dễ xảy ra các chấn thương không đáng có. Bạn nên ăn nhẹ trước khi đi bộ 30 - 45 phút để đảm bảo năng lượng vận động hiệu quả. 

Các món ăn này có thể là trứng luộc, chuối, ngũ cốc, sữa hạt… có tác dụng tăng cường cơ bắp, thúc đẩy khả năng tập luyện. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý chế độ ăn uống hằng ngày đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng với hàm lượng đúng nhu cầu khuyến nghị. Chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết để xương được nuôi dưỡng, giúp đi bộ đạt hiệu suất cao, đồng thời tăng khả năng phát triển chiều cao. 

Bữa ăn hằng ngày cần đảm bảo đủ các chất: Canxi, protein, vitamin D, vitamin K, collagen, magie, phốt pho, kẽm, kali, sắt… Những chất này được tìm thấy trong: Các loại cá, trứng gà, thịt gà, thịt bò, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, hạnh nhân, đậu nành, các loại ngũ cốc hạt, phô mai, sữa chua, sữa…

Nghỉ ngơi hợp lý

Giấc ngủ rất quan trọng để bạn tỉnh táo tham gia các hoạt động trong ngày. Nếu bạn ngủ ngon, đủ và sâu giấc vào ban đêm, khi thức dậy bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn, qua đó việc tập luyện như đi bộ cũng đảm bảo hiệu quả hơn. Hãy chăm sóc giấc ngủ mỗi ngày, đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc bao gồm cả giấc ngủ buổi trưa và buổi tối. Trong lúc đi bộ, bạn cũng nên dành ra vài phút nghỉ giải lao và nghỉ mệt sau khi kết thúc hành trình đi bộ. Như vậy, xương khớp sẽ nhanh chóng phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe để phát triển thuận lợi.

Chú ý biểu hiện cơ thể

Trong quá trình đi bộ, bạn cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, như choáng váng, đau ngực, đau chân, chóng mặt, khó thở, đau lưng... thì bạn nên dừng hành trình ngay. Sau đó, bạn nên nghỉ ngơi tại chỗ để lấy lại sức. Nếu tình trạng tệ hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. 

Kết hợp các bài tập toàn thân

Đi bộ là bài tập có cường độ nhẹ, do đó hiệu quả tăng trưởng không nhanh, nếu chỉ đi bộ thôi thì chưa đủ để tăng chiều cao vượt trội. Bạn cần kết hợp thêm các bài tập toàn thân khác như: Đạp xe, đu xà, nhảy dây, tập yoga, hoặc tham gia một số môn thể thao: Bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… Các bài tập cần phù hợp với khả năng hiện tại cũng như sở thích bản thân để mang lại giá trị nâng cao sức khỏe tối ưu.

di-bo-ket-hop-choi-the-thao-giup-tang-kha-nang-phat-trien-chieu-cao

Đi bộ kết hợp chơi thể thao giúp tăng khả năng phát triển chiều cao

Đi bộ là hình thức vận động dễ thực hiện, nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả phát triển chiều cao tối ưu. Trẻ em và thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển nên đi bộ thường xuyên, kết hợp thêm các hình thức tập luyện khác để tăng tốc chiều cao. Bạn đừng quên áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh, luôn ăn uống đủ chất, chăm chỉ tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để có cơ hội cao hết tiềm năng nhé.

@ Copyright 2011-2019. Design by nubesttall.vn
All rights reserved.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
chiec-la