Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Trong hành trình nuôi dưỡng con cái, mỗi bậc cha mẹ đều ao ước cho việc phát triển toàn diện của đứa trẻ, bao gồm cả chiều cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về vai trò của yếu tố di truyền trong việc quyết định chiều cao của con. Thật ra, điều này chỉ là một phần của bức tranh lớn. Dinh dưỡng, vận động và môi trường sống đều đóng vai trò quan trọng, tạo nên nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, việc nắm bắt các giai đoạn vàng trong quá trình phát triển là điều vô cùng quan trọng. Chỉ từ đó, cha mẹ mới có thể áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp, giúp con dễ dàng đạt được chiều cao lý tưởng. Hãy cùng nhau khám phá chi tiết hơn về cách thức này
Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ được chia ra làm 4 giai đoạn. Quá trình phát triển cơ thể của con người ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn này cả. Giai đoạn nào cũng quan trọng cả nên các bậc phụ huynh cần chú ý để nuôi dưỡng con mình. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích 4 giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cho các bạn cùng tham khảo:
Giai đoạn thai nhi
Thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng quyết định đến việc tăng chiều cao cho trẻ. Đây là quá trình hình thành các bộ phận và tình trạng cơ thể. Trong giai đoạn này nếu được chăm sóc đúng cách và bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì trẻ sẽ đạt được chiều cao mong muốn sau này.
Cần chú ý gì ở giai đoạn này?
Khi mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung những nhóm chất giúp tăng chiều cao cho con như canxi, vitamin cùng khoáng chất.
Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu người mẹ ăn uống tốt và tăng khoảng 10 – 20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và cân nặng từ 3kg trở lên.
Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển chiều cao tốt ?
-
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ:
- Mẹ bầu cần bổ sung 800 – 1000mg canxi trong 3 tháng đầu và tăng dần ở các tháng tiếp theo. Khi mẹ được cung cấp đủ lượng canxi thì bé cưng trong bụng mẹ mới có thể hình thành và xây dựng hệ xương, răng vững chắc. Thiếu canxi đồng nghĩa với việc thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ, trẻ có nguy cơ thấp còi.
- Các thực phẩm tốt cho chiều cao trẻ trong 3 tháng đầu thai kỳ đó là các loại thịt, ngũ cốc, các loại rau lá xanh, các loại đậu, chuối, cà chua, cam…
-
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ:
- Bước sang tam cá nguyệt thứ 2 này, thai nhi đã cứng cáp, cựa quậy nhiều hơn. Bé đang ở giai đoạn quan trọng để phát triển hệ xương, tay chân, răng hàm mặt.
- Mẹ bầu cần cung cấp đủ canxi, sắt cho cơ thể để phòng ngừa bệnh thiếu máu trong thai kỳ, hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Các thực phẩm giàu sắt và canxi bao gồm: Các loại thịt đỏ, gan, tim, cật, hạnh nhân, sữa, tôm, cua, sữa chua…
-
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ:
- Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho con. Nếu giai đoạn 3 tháng cuối mẹ không nạp đủ canxi cho cả mẹ và con thì bé sẽ hút canxi từ cơ thể mẹ, mẹ rất dễ bị loãng xương sau sinh.
- Mẹ có thể bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như các loại tôm, cá nhỏ, nước cam, sữa tươi, sữa chua, các loại rau xanh như rau chân vịt, súp lơ…
Giai đoạn 0 - 3 tuổi
Đây là giai đoạn vàng phát triển chiều cao của bé. Trong năm đầu tiên, bé có thể tăng đến 25cm, 2 năm tiếp theo bé sẽ tăng thêm 10cm/năm nếu được nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Do đó, trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để bé được phát triển chiều cao tối đa.
Cần chú ý gì ở giai đoạn này?
Trong giai đoạn cửa sổ vàng từ 3 tháng đến hết 3 tuổi, dinh dưỡng là thứ không thể thiếu, nếu trẻ bị thiếu hụt sẽ làm sự tăng trưởng chiều cao trẻ bị trì hoãn thêm 6 tháng sau đó.
Sữa
Trong những năm đầu đời sữa vẫn là thực phẩm thiết yếu cung cấp nguồn canxi dồi dào cùng các dưỡng chất cần thiết đáp ứng được sự phát triển về chiều cao của trẻ.
Dinh dưỡng
Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nạp đủ năng lượng, cân đối thành phần các dưỡng chất, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất, nhất là các vi chất dinh dưỡng liên quan đến sự phát triển chiều cao của trẻ như: Canxi, vitamin D, Vitamin A, sắt, kẽm…
Ở độ tuổi này trẻ cần ăn đủ bữa theo lứa tuổi, bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột theo công thức tháng tuổi, khi cai sữa mẹ vẫn duy trì uống sữa 500 – 600ml sữa/ngày.
Tắm nắng
- Tắm nắng rất tốt đối với trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sinh ra vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho.
- Nếu cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi dẫn đến giảm lượng canxi trong máu khiến trẻ bị còi xương, biến dạng xương.
Tham khảo: Cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh
Giai đoạn 3 - 13 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về thể chất lẫn chiều cao, trẻ có thể tăng từ 6 – 7cm/năm. Nếu chế độ dinh dưỡng cân đối, nghỉ ngơi hợp lý, vận động khoa học thì trẻ có thể tăng chiều cao nhiều hơn, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn dậy thì.
Cần chú ý gì ở giai đoạn này?
- Lứa tuổi 3 – 13 tuổi chính là giai đoạn vàng quyết định 60% tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ. Do lầm tưởng rằng di truyền quyết định hoàn toàn đến chiều cao nên nhiều bậc phụ huynh còn lơ là trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho con mà không biết rằng yếu tố di truyền chỉ chiếm 23% kết quả.
- Phần còn lại phụ thuộc vào dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ. Nếu trong giai đoạn này trẻ được đầu tư chăm sóc tối ưu về mọi mặt sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho tầm tóc cao lớn khi trưởng thành.
Dinh dưỡng
Giai đoạn này, dinh dưỡng trẻ cần không kém một người trưởng thành. Trẻ vẫn cần đảm bảo đa dạng dinh dưỡng, đủ các nhóm chất.
-
Đạm: Có thể là thịt, cá, trứng, đậu. Một khẩu phần gồm 65g thịt bò, heo, bê nạc đã qua chế biến.
-
Sữa: 250ml sữa để bổ sung canxi, hoặc 2 lát phô mai, hoặc ¾ ly yaourt.
-
Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì, hoặc ½ chén cơm, hoặc 2/3 chén ngũ cốc.
-
Trái cây: Một khẩu phần gồm táo hoặc chuối, cam, lê…
-
Rau củ quả: Một khẩu phần gồm ½ củ khoai tây, khoai lang, hoặc cà rốt, cải bó xôi, bông cải xanh đã qua chế biến…
Sinh hoạt
Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể tiết ra nhiều hormone có lợi cho việc phát triển chiều cao. Đặc biệt, không nên tạo áp lực lực thành tích trong học tập bởi nó khiến trẻ bị stress ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Giai đoạn dậy thì
Đây là giai đoạn “nước rút” trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Trong giai đoạn này cơ thể sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm. Sau giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại, chỉ tăng 1 – 2cm hoặc hầu như không tăng nữa.
Cần chú ý gì ở giai đoạn này?
Giai đoạn dậy thì được gọi là tuổi ăn tuổi lớn, vì thế nếu muốn con đạt chiều cao lý tưởng, các bậc phụ huynh không nên bỏ lỡ cơ hội này. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu bé gái và bé trai bị thừa cân béo phì thì tốc độ tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể.
Dinh dưỡng
- Mỗi bữa ăn trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi dậy thì đều đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, đường bột, vitamin cùng khoáng chất. Bên cạnh đó, bố mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi vào thực đơn cho trẻ, bởi khi cung cấp đủ canxi trong giai đoạn dậy thì chính là mấu chốt quyết định chiều cao của trẻ. Một số nguồn thực phẩm cung cấp canxi có thể kể đến như tôm, cua, sữa, trứng, cá, hay các loại rau củ quả có màu xanh đậm, đỏ, vàng…
- Để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng thêm sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ. Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm uy tín, có xuất xứ và thành phần rõ ràng đã được FDA Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do trên toàn nước Mỹ. Bên cạnh đó, những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ là lựa chọn tối ưu mà bạn có thể an tâm cho trẻ sử dụng.
Vận động
- Nếu trẻ vận động thể thao hợp lý sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, góp phần tăng khối lượng xương, giúp trẻ cao hơn. Bên cạnh đó, sau hoạt động thể thao, cơ thể trẻ sẽ khỏe khoắn và tràn đầy sức sống, đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ ăn ngủ tốt, kích thích chiều cao nhanh hơn.
- Các môn thể thao tốt cho chiều cao của trẻ có thể kế đến như bơi lội, đạp xe, cầu lông, bóng chuyền, nhảy dây, tập tạ… Đặc biệt, nên khuyến khích trẻ tập luyện trong không gian ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời vừa có lợi cho sự hấp thu vitamin D, vừa giúp trẻ phát triển cơ bắp lại tăng chiều cao.
Hãy là những phụ huynh thông thái, nắm vững các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cũng như áp dụng đúng phương pháp luyện tập, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng tối ưu để con vươn cao, thành công hơn trong cuộc sống.
Chia sẻ